Điều quan trọng thứ hai là đo sáng
Máy dCam có những hạn chế không thể vượt qua của nó (không thể thao tác theo ý muốn, tầm đèn flash yếu…) nhưng lại rất « thông minh » trong việc ghi lại các chi tiết trong vùng ánh sáng yếu. Như thế nguyên tắc đo sáng chung của dCam là ưu tiên các vùng ánh sáng cao. Nếu ta gọi vùng ánh sáng kém nhất là « Tối », ánh sáng đủ cho nhân vật là « Trung bình », vùng có ánh sáng cao hơn là « Sáng » và điểm sáng nhất là « Cực sáng » thì với máy ảnh dCam bạn nên đo sáng vào vùng « Sáng ». Để có thể ghi lại được chi tiết phong cảnh cũng như nhân vật thì ánh sáng phải cân bằng giữa chủ thể và phông, hay độ chênh lệch không vượt quá 2 khẩu độ ống kính với ảnh mầu. Làm sao để biết được điều ấy ? rất đơn giản : bạn chỉ việc chọn chế độ chụp ở Av hay Tv (đa phần các máy dCam hiện hành đều cho phép làm việc này), chẳng hạn ta chọn Av và đặt khẩu độ ở f/5,6, rồi tiến hành đo sáng trên khuôn mặt của nhân vật bằng chế độ « Spot » (chẳng hạn kết quả đạt được là 1/125 với ISO 100) sau đó đo sáng vào một vài chi tiết quan trọng ở phông
(chẳng hạn kết quả đạt được là 1/250 ở ISO 100, 1/500…). Dựa trên những thông số này bạn có thể biết được là mình có cần dùng thêm flash hay hiệu chỉnh kết quả đo sáng hay không ? Nguyên tắc căn bản của việc Hiệu chỉnh kết quả đo sáng (Exposure Compensation) như sau :
- Khi người sáng hơn phông thì –Ev
- Khi người tối hơn phông thì +Ev
Nếu máy ảnh của bạn không cho phép thao tác như NTL đã trình bày ở trên thì bạn hoàn toàn có thể chụp hai kiểu ảnh : một với đo sáng vào nhân vật và một với đo sáng vào phông rồi so sánh kết quả trên màn hình LCD. Lợi thế của máy ảnh số là ở chỗ này. Nếu bạn thấy đồ thị «Histograms » dồn về bên trái thì có nghĩa là ảnh của bạn bị tối, đồ thị dồn về tận cùng bên phải nghĩa là ảnh của bạn bị thừa sáng. Một hình ảnh có ánh sáng đúng sẽ có đồ thị hình một quả đồi nhỏ ở chính giữa, có một chút khoảng cách với hai đầu của trục X. Đồ thị này cang cao theo trục Y thì có nghĩa là tấm ảnh của bạn
càng có nhiều chi tiết
Last edited by a moderator:
Điều quan trọng thứ ba là độ nét sâu
Lẽ dĩ nhiên là bạn muốn có một tấm ảnh nét cả nhân vật và phong cảnh. Điều này rất dễ thực hiện khi chụp với dCam vì các máy này có độ nét sâu rất lớn (do tiêu cự của ống kính rất ngắn) Thông thường bạn sẽ canh nét vào nhân vật, lý tưởng nhất là chọn điểm canh nét trên khuôn mặt, chỗ nằm giữa hai mắt (nếu cự ly chụp đủ gần để quan sát) như thế để đạt được độ nét sâu từ nhân vật cho tới tận vô cùng bạn phải chọn khẩu độ ống kính nhỏ nhất, với máy dCam là f/8. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp khi khoảng cách giữa người chụp và nhân vật đủ xa thì chỉ với f/5,6 bạn đã có thể làm được điều này rồi. Thế nhưng máy dCam lại khóa luôn cả điểm canh nét lẫn kết quả đo sáng đồng thời cùng một lúc và bạn lại muốn chọn một kết quả đo sáng trên một vùng ánh sáng khác. Làm thế nào đây ? Cũng rất dơn giản, với dCam bạn vẫn có thể sử dụng khả năng của « Hyper-focal » tức là chọn một điểm canh nét (không nằm trên nhân vật) mà từ đó đạt được độ nét sâu lớn nhất. Thực nghiệm với máy dCam cho thấy bạn hoàn toàn có thể chọn điểm canh nét vào 1/3 chiều sâu của ảnh với khẩu độ ống kính tối thiểu là f/5,6. Sau khi chụp bạn nên dùng chức năng zoom của màn hình LCD để kiểm tra xem nhân vật có nét hay không ?
Last edited by a moderator:
Điều thứ tư là đèn Flash "Fill-in"
Tất cả các đèn flash gắn sẵn trên máy dCam cho chỉ số GN rất nhỏ. Cự ly chụp hiệu quả ở vị trí ống kính rộng nhất thường ở 3,5m và ở vị trí ống kính tele là 2,5m. Khi bạn khép sâu khẩu độ ống kính để lấy độ nét sâu thì cự ly chụp của đèn sẽ bị giảm đi rất nhiều. Chẳng hạn với GN 11 thì ở f/8 bạn sẽ chụp được ở khoảng cách 11/8 = 1,375m mà thôi. Hiệu quả của flash là xóa đi các bóng đổ xấu hoặc cân bằng nhân vật với ánh sáng ở phông. Với dCam thì phương pháp đơn giản mà hiệu quả nhất là đo sáng vào một điểm trên mặt đất của phông rồi dùng flash để chiếu sang cho người. NTL hay dùng ISO 50 với flash “fill-in” và trong trường hợp phông quá sáng thì bạn có thể -1 Ev hoặc -2 Ev. Vào những lúc trời sẩm tối thì bạn nên dùng thêm chân máy để chụp flash với tốc độ chậm. Chế độ này được biểu hiện bằng hình người với ngôi sao trên máy của bạn. Với những bạn nào có nhiều kinh nghiệm hơn thì có thể chọn tốc độ ở chế độ Tv. Bạn cần lưu ý là ngay cả khi flash đã lóe lên rồi thì vẫn cần tiếp tục giữ nguyên vị trí để tránh hiện tượng bóng nhòe. Phương pháp này cho phép bạn tái tạo lại sinh động không khí ban đêm và bầu trời sẽ rất xanh đồng thời người đủ sáng. Chụp flash buổi tối bạn có thể chọn ISO 200.
Last edited by a moderator:
Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh
1. Quy tắc f/16
Trong trường hợp máy đo sáng bị hỏng , ta có thể áp dụng quy tắc f/16 để chụp. Quy tắc này được phát biểu như sau:
Với ánh sáng thuận của một ngày nắng ráo, trong khoảng thời gian 1h sau khi mặt trời mọc và trước 1h khi mặt trời lặn. Đồng thời chủ đề có độ
tương phản trung bình thì khẩu độ chuẩn luôn là f/16, tốc độ chập tương đương với ISO đang sử dụng.
( tốc độ chập tương đương với ISO đang sử dụng: ví dụ ISO 400 thì tốc độ là 1/500, cũng giống như quy tắc về tốc độ an toàn tối thiểu).
Khẩu độ sẽ điều chỉnh tùy theo từng trường hợp cụ thể
- Trời nắng rực không mây, bóng đổ đen xậm sử dụng f/16.
- Trời nhiều mây, bóng đổ dịu sử dung f/11.
- Trời sáng nhưng mây mù, không có bóng đổ sử dụng f/8.
- Trời mây mù âm u hay có sương mù hoặc mưa phùn sử dụng f/5.6
- Trong bóng dâm dười trời nắng sử dụng f/5.6
- Trời mù mịt, sương mù dày đặc, mưa dầm, trời tối sầm sử dụng f/4
...
Ghi nhớ:
+ Nếu ánh sáng tạt ngang mở thêm 1 khẩu độ.
+ Với ánh sáng ngược, mở lớn thêm 2 khẩu độ
+ Nếu muốn giữ đổ bóng đen thì giữ nguyên
Còn rất nhiều các tình huống ánh sáng phức tạp khác, nhờ các Bác có kinh nghiệm gợi ý thêm.
2. Quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu
Chắc Bác thanhvit chưa đọc kỹ bài viết của em về Dof rồi. Anh Longpt cũng đã nói một cách cô đọng nhất về quy tắc này. Nhưng dù sao để dễ hiểu nhất cho mọi đối tượng, tiện đây em cũng nói đại ý cái quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu (nói chính xác hơn là quy tắc tốc độ an toàn) được phát biểu như sau:
Trong trường hợp chụp chỉ cầm bằng tay, để đảm bảo cho hình ảnh rõ nét, tránh bị rung. Tốc độ được lựa chọn tối thiểu là nấc tốc độ nhanh hơn và gần với tiêu cự ống kính tại thời điểm chụp nhất. Tốc độ này được gọi là tốc độ an toàn. Tốc độ chụp thấp hơn, hình ảnh rõ nét bắt đầu phụ thuộc vào sự may rủi.
Ví dụ: Nếu 35mm thì 1/40; 50mm thì chọn 1/60; 105mm -135mm thì chọn 1/125; 135mm - 200mm thì chọn 1/160; 200mm - 300mm thì chọn 1/250;
400mm - 500mm thì chọn 1/500...
Chính vì vậy mà ống kính góc rộng cầm tay chụp đỡ bị nhòe hình nhất. Nhưng dù sao chụp dưới 1/15 cũng phải bấm nhiều phát mới chắc ăn được.
Em cũng xin nói thêm, các nhiếp ảnh gia cho rằng: Nếu cầm máy vững thì có thể chụp dưới tốc độ an toàn đến 3 nấc.
Bài học đầu tiên về môn này, em thấy rất ấn tượng. Khi ở nhà hàng xóm, ông bố dạy đồng chí con mỗi tay cầm nửa viên gạch, giơ song song ngang vai,không được cử động... Và đến 01 tháng sau mới được cầm vào cái máy ảnh.
Last edited by a moderator:
3.Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng)
- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh.
- Điểm mạnh này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.
Lưu ý:
- Vùng bao phủ "loanh quanh" gần những điểm mạnh gọi là vùng mạnh, thưởng là vùng nối hai điểm mạnh.
- Đường thẳng hay cong xuất phát từ đỉnh, cạnh đến cạnh đối diện nếu đi qua điểm mạnh hoặc chia cạnh ở vị trí 1/3 gọi là đường mạnh, như mấy
cái đường thẳng ở dưới
Đấy thực ra cũng là một cách tư duy thêm của dân toán . Ví dụ: Đường kính của đường tròn là dây cung lớn nhất, vậy chúng ta có thể tư duy là vậy các hình khác có đường kính không, nếu có thì đó là gì. Theo cách định nghĩa đó ta cũng có thể gọi cạnh dài nhất của hình tam giác là đường kính hay đường chéo của hình chữ nhất là đường kính của hình chữ nhật..
Last edited by a moderator:
4. Luật xa gần (hay còn gọi là định luật viễn cận)
Được phát biểu đại khái như sau: Những tia nhìn từ mắt tới các vật nếu để xuyên qua một mặt phẳng sẽ đánh dấu trên đó các hình ảnh giống như mắt chúng ta nhìn thấy. Do góc nhìn của mắt ta tới vật tăng hay giảm còn tuỳ theo vật đó ở gần hay xa mắt. Nên khi xuyên qua mặt phẳng, nó sẽ đánh dấu lên đấy một hình ảnh nhỏ hay to, tương ứng với độ xa gần của vật.
Em không biết các hoạ sĩ học như thế nào chứ riêng về cái Luật xa gần này đối với em (mặc dù là dân Toán) cũng thấy khó vật vã . Áp dụng cho
nhiếp ảnh nó có vẻ đơn giản hơn, các bạn chỉ nhớ quy luật này như sau: càng gần càng to càng xa càng bé, càng gần càng rõ càng xa càng mờ
Nếu ai càng đứng gần ta ta càng nhìn rõ màu da, sắc thịt, tóc, quần áo... có nghĩa càng gần càng rõ nét, trong khi ống kính lại rõ nét khi mở khẩu độ lớn,ta phải dùng cách chiếu sáng hoặc có tiền cảnh để tạo xen kẽ mờ rõ làm tăng chiều sâu cho ảnh.
Cùng những người có kích thước như nhau, càng gần càng thấy to càng xa mắt ta trông càng bé, nên để tăng chiều sau cho ảnh khi chụp hàng dọc ta chụp chéo để nhìn rõ hàng người, người đầu hàng sẽ to người cuối hàng sẽ bé, ảnh sẽ có chiều sâu...
Last edited by a moderator:
Em cám ơn bác Help nhiều, cái này rất có ích cho những người mới bắt đầu bước vào con đường nghiện ngập như em.