Hạng D
3/4/08
3.520
1.606
113
Để tạo sức sống hay sự chuyển động, thu hút cái nhìn vào một hướng cụ thể thì việc sử dụng các đường nét có sẵn trong thiên nhiên là vô cùng quan trọng. Nói chung thì một tấm ảnh "động" dễ chụp hơn một tấm ảnh "tĩnh". Bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây.


91393267.jpg

Photo By EyalDor Ofer.
Những đường nét chuyển động đã làm cho một tấm ảnh rất bình thường trở nên hấp dẫn.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/4/08
3.520
1.606
113
13334812.jpg


Photo By LucPappens.
Một ví dụ hoàn hảo nữa về bố cục và đường nét trong ảnh phong cảnh. Tất cả những đường cày uốn cong dẫn ta tới điểm nhấn là ngôi nhà nổi bật trên nền trời đầy ấn tượng.
Đôi khi bố cục cũng được tạo nên một cách tự nhiên như một khuôn hình có sẵn, bạn chỉ cần quan sát và...bấm máy mà th
ôi.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/4/08
3.520
1.606
113
82625388.jpg


Photo By Molnar.
Nếu như trong tranh Thuỷ Mặc ta vẫn hay nghe nói tới những khái niệm và tính tượng hình của Sơn và Thuỷ, bản thân chữ Phong cảnh trong tiếng Trung Quốc được ghép bởi hai chữ Sơn Thuỷ liền với nhau, thì trong ảnh phong cảnh hai yếu tố này cũng có tầm quan trọng quyết định cho dù chúng được diễn giải bằng cách này hay cách khác.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/4/08
3.520
1.606
113
Nói về "Chất liệu" trong ảnh Phong cảnh tức là nói về sự biến đổi, sự khác biệt giữa các mảng hình trong tấm ảnh về yếu tố cấu thành nên nó. Chẳng hạn như một dãy núi đá, một cánh rừng đại ngàn, một cánh đồng mênh manh, một mặt nước phẳng lặng...Mỗi một chất liệu ấy đều có tiếng nói và cách biểu cảm riêng của mình. Có bao giờ bạn tự hỏi mình tại sao sự có mặt của "Nước" trong các tấm hình phong cảnh thường mang lại cảm giác tĩnh tại, nhẹ nhàng trong khi đó những cánh rừng lại có vẻ huyền bí, âm u...? Sự phong phú về "Chất liệu" trong ảnh phong cảnh là một yếu tố tạo nên những cảm xúc tự nhiên cho người xem ảnh. Tuy nhiên khi nói về "Chất liệu" thì ta cũng hay nói về "Mầu sắc" của chúng.

19888914.jpg


Photo By Devon.
Một tấm ảnh phong cảnh có thể chỉ là một nội dung tả thực nhưng nó cũng hoàn toàn có thể là một bức tranh đầy ấn tượng với những mảng khối mầu siêu hình. Khi ta đặt tất cả những yếu tố thiên nhiên tồn tạo trong không gian 3 chiều (hay n chiều) ấy lại với nhau trong một mặt phẳng 2 chiều nghĩa là ta đã tước bỏ đi của chúng những kích thước có thật, sự tồn tại của chúng, bối cảnh và không gian có thực...để "bắt "lấy những cảm xúc bất tử, cái gọi là Nhiếp ảnh. Thiên nhiên đã luôn là như thế trước và sau thời điểm bấm máy của bạn, chỉ có cái nhìn sáng tạo là đem lại một khuôn hình mới.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/4/08
3.520
1.606
113
20720825.jpg

Photo By North Wind.
Sử dụng yếu tố mặt nước như một chiều khác của hình ảnh là rất quan trọng trong ảnh phong cảnh. Những bóng đổ, những phản xạ của ánh sáng trên mặt nước...tất cả hợp thành phong cảnh. Ta hay có cảm giác bầu trời trống rỗng nhưng điều ấy lại ít được cảm thấy với mặt nước trong ảnh phong cảnh.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/4/08
3.520
1.606
113
37891025.jpg


Photo By Anabela.
Khi nước được kết hợp với ánh sáng và chất liệu một cách hợp lý thì hiệu quả đôi khi thành công một cách bất ngờ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/4/08
3.520
1.606
113
13049454.jpg


Photo By Kenvin V.
Mầu sắc chính là yếu tố quan trọng để làm nên sự khác biệt về hình khối và đường nét trong ảnh phong cảnh. Sự tương phản hay kết hợp hài hoà của mầu sắc cũng đem lại một hiệu quả tâm lý không nhỏ. Xét cho cùng thì ảnh phong cảnh chính là tổng hoà của mầu sắc trong thiên nhiên. Chỉ một cái nhìn tinh tế về mầu sắc là đủ để cho một tấm ảnh phong cảnh thành công.

56564938.jpg
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/4/08
3.520
1.606
113
Một điểm nữa cần lưu ý với dòng nước chảy trong ảnh phong cảnh là tốc độ chậm sẽ tạo nên một hiệu quả nghệ thuật rất ấn tượng

25351060.jpg
 
Last edited by a moderator: