Chọn máy ảnh
1. Bạn không nhất thiết phải hiểu cấu tạo điện tử và cách xử lý kỹ thuật số trong máy ảnh để có thể sử dụng chúng. Điều này giống như không cần biết cấu tạo xe ô-tô vẫn có thể lái xe ngon lành.
2. Máy ảnh đắt tiền không 100% đồng nghĩa với ảnh đẹp
3. Số lượng "pixels" nhiều hơn không có nghĩa là ảnh sẽ đẹp hơn. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa.
4. Máy ảnh BCam có zoom cực mạnh không phải lúc nào cũng là niềm tự hào của chủ nhân mặc dù nó được trang bị thêm cả hệ thống chống rung cho hinh ảnh, rất có ích nhất là khi chụp ở vị trí télé.
5. Không thể đòi hỏi chất lượng ảnh cao, tốc độ thao tác nhanh với loại máy ảnh dCam nhỏ.
6. Máy ảnh dSLR không đồng nghĩa với việc ảnh sẽ...tự động đẹp hơn.
7. Việc bạn có môt chiếc máy ảnh dSLR tốt nhất không quan trọng bằng việc bạn biết khai thác nó để chụp ảnh đẹp.
8. Hiện tại, không phải ống kính nào tốt với SLR thì cũng sẽ cho ảnh đẹp với dSLR
9. Những gì bạn "nhìn" thấy trên màn hình máy tính không phải bao giờ cũng giống với ảnh "in" ra trên giấy đâu nhé.
10. Cuối cùng, nên biết mình mua máy ảnh dùng để làm gì? chụp cái gì? Thông tin kỹ thuật là để biết cách khai thác triệt để ưu, nhược điểm của máy chứ không dùng để...khoe.
Last edited by a moderator:
<h2>Vệ sinh máy ảnh số</h2>
Tác giả : Blender (Sưu tầm)
Tác giả : Blender (Sưu tầm)
Vệ sinh máy ảnh đúng cách và thường xuyên sẽ giúp máy hoạt động tốt và có độ tuổi sử dụng lâu dài. Với máy ảnh số, bạn có thể tuân theo các bước sau để lau bụi bẩn cho máy.
Các dạng máy ảnh bỏ túi nhỏ gọn dễ dàng và đơn giản hơn khi làm vệ sinh vì bạn chỉ cần thực hiện các bước như khi làm sạch phần thân một máy ảnh số DSLR.
Vật dụng cần thiết:
- Nước lau ống kính
- Giấy lau ống kính
- Cọ / bàn chải
- Bình khí nén
hực hiện
1. Lau phần vỏ máy
Dùng một mảnh vải mềm, mịn, không xơ lau thật kĩ phía bên ngoài máy ảnh. Bạn có thể mua vải lau tại các cửa hàng hoặc dùng bất kỳ mẩu vải nào bạn có nhưng vải phải sạch, không dính hóa chất.
Lau chùi sạch phần bên ngoài máy ảnh sẽ giúp ngăn chặn bụi bẩn rơi vào bên trong máy ảnh khi bạn tháo rời ống kính khỏi máy.
2. Làm sạch màn tiêu cự và mặt kính
Dùng bình khí nén thổi sạch mặt kính và màn tiêu cự. Nếu cần thiết, bạn có thể cố định mặt kính và làm sạch cảm biến với bình khí nén. Tuyệt đối đừng bao giờ dùng tay hay bất cứ vật gì chạm vào cảm biến.
Do cảm biến rất đắt tiền, nếu không rành và không tự tin vào khả năng, bạn nên mang máy đến các dịch vụ chuyên nghiệp.
Thông thường máy ảnh và mặt kính hay bị bám bụi. Bạn hãy giữ máy ảnh úp xuống trong quá trình làm sạch bụi để bụi bẩn bay ra ngoài thay vì rơi ngược vào thân máy. Nếu mặt kính bị mờ, bạn có thể sử dụng giấy lau và nước lau ống kính để làm sạch.
3. Phần thân trước ống kính
Dùng bình khí nén quét bụi nơi phần đầu (phần thân trước) ống kính. Nếu ống kính bị mờ, hãy dùng giấy lau và nước lau ống kính để tẩy vết mờ.
Bạn có thể sử dụng kính lọc ánh sáng tự nhiên để bảo vệ phần đầu của ống kính. Khi tháo kính lọc, hãy nhớ lau sạch cả hai mặt kính lọc cũng như phần thân trước ống kính.
4. Thân sau ống kính
Vệ sinh giữ sạch phần thân sau ống kính là việc rất quan trọng. Ánh sáng được tập hợp mạnh hơn khi đi qua phần thân sau ống kính. Do vậy, nếu thân sau ống kính bị bám bụi sẽ có nhiều tác hại hơn so với bụi ở phần đầu ống kính.
Dùng bình khí nén, nước rửa ống kính và giấy lau ống kính làm sạch phần thân sau ống kính theo các thao tác tương tự như khi làm sạch phần đầu ống kính.
5. Phần đầu và phần lưng máy
Lau vùng kính phía sau lưng và phía trên máy ảnh. Lau thị kính máy ảnh tương tự như khi lau ống kính. Màn hình điều khiển và hiển thị tuy không “khó tính” như các phần thị kính khác của máy ảnh, nhưng bạn nên lưu ý lau chúng thật thận trọng như khi lau ống kính.
Nên vệ sinh máy ảnh định kỳ và tuyệt đối chỉ sử dụng các vật dụng dành riêng cho máy ảnh. Các loại nước tẩy rửa bốc hơi, có cồn sẽ gây hư hại cho máy ảnh. Các loại khăn lông, giấy lau mặt thường có thành phần hóa chất nên cũng sẽ gây tổn hại nếu sử dụng cho máy ảnh. Để an toàn, hãy chỉ dùng các thiết bị chuyên dụng cho máy ảnh.
Lưu ý
- Luôn lau sạch máy sau khi sử dụng cho các hoạt động ngoài trời như đi biển, lên rừng…
- Luôn tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn vệ sinh bảo quản máy ảnh của nhà sản xuất.
- KHÔNG bao giờ tháo rời từng bộ phận máy ảnh.
- Nếu máy ảnh bị ướt, dùng một mảnh vải mềm khô, không hóa chất lau khô ngay phần phía ngoài máy.
- Tuyệt đối không sử dụng giấy hoặc khăn giấy để lau các vùng kính trên máy ảnh.
Last edited by a moderator:
Chụp ảnh phong cảnh
Nói đến nhiếp ảnh thì nhất định ta không thể bỏ qua một mảng đề tài lớn và vô cùng hấp dẫn, đó là chụp ảnh phong cảnh và tự nhiên. Với con người thì thiên nhiên là một điều không thể thiếu vì đơn giản cuộc sống luôn gắn liền với nó và như thế tình yêu thiên nhiên là hoàn toàn tự nhiên trong mỗi chúng ta. Ở giữa những đô thị ồn ào và ô nhiễm, một ngày nào đó thong thả về quê hay đi ra khỏi thành phố chừng hơn 10 km bỗng nhiên ta như thấy mình lạc
vào một thế giới khác, trong trẻo và tốt lành. Trở về với thiên nhiên là trở về với cội rễ của chính lòng mình. Một vài lời phi lộ làm cảm hứng cho một điềm đam mê trong nhiếp ảnh thiên nhiên. Nào chúng ta hãy cùng nhau lên đường.
Các phương tiện cần thiết để chụp ảnh phong cảnh
Đây là một trong những câu hỏi căn bản trước khi bắt đầu thực hành nhiếp ảnh bởi vì mỗi một loại phương tiện cụ thể có tác dụng tối đa trong một lĩnh vực nhất định. NTL sẽ cùng bạn tìm hiểu những loại thiết bị nào là cần thiết cho chụp ảnh phong cảnh nhé.
Chọn loại máy ảnh nào?
- Máy ảnh cơ chụp phim SLR là một sự lựa chọn lý tưởng vì chúng nhỏ và nhẹ đồng thời các chức năng được hoàn thiện một cách hoàn hảo. Vào thời điểm này thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chiếc Canon EOS 30v.
- Máy ảnh kỹ thuật số dòng dSLR có tính năng động cao, cho phép bạn biết ngay được kết quả chụp ảnh nhưng chúng lại bị giới hạn về kích thước của "sensor" dẫn theo những hạn chế về tiêu cự của ống kính góc rộng. Ở đây NTL chỉ muốn đề cập tới các loại máy dSLR dành cho các bạn chụp ảnh nghiệp dư mà thôi (dòng máy Pro như Canon 1Ds có sensor bằng kích thước phim nhưng giá thành rất cao) Thêm nữa các ống kính góc rộng như chiếc 12-24 DX của Nikon giá cũng khá đắt. Hiện tại thì sự lựa chọn hay nhất là chiếc Nikon D70 (giá khoảng 1200$ cho thân máy và zoom 18-70DX) nếu bạn đã có các ống kính của Canon thì nên đợi một chút để mua chiếc Canon 3000D với giá cho thân máy khoảng 600$ vào tháng 9-2004. Chiếc Canon 300D hiện hành sẽ không còn là hấp dẫn nữa khi chiếc 3000D ra đời với nhiều tính năng được thừa hưởng của Canon 10D.
- Các máy ảnh số dòng dCam và BCam cũng có thể đáp ứng những đòi hỏi căn bản của thể loại ảnh phong cảnh nhưng chúng thường bị giới hạn ở ống kính 28 mm là tối đa và khẩu độ mở của ống kính cũng thường chỉ nằm xung quanh f/8.
Last edited by a moderator:
Chọn loại ống kính nào?
Với thể loại ảnh phong cảnh thì ống kính góc siêu rộng là thích hợp nhất. Giới hạn cuối cùng của ống kính dùng cho ảnh phong cảnh là 24 mm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tới hiện tượng méo hình ở viền ảnh do đặc trưng cấu tạo quang học của loại ống kính này.
Khi sử dụng bạn nên luôn lưu ý giữ gìn ống kính sạch sẽ vì chỉ cần một vết bẩn nhỏ sẽ tạo ra hiện tượng nhoè sáng và làm hỏng bức ảnh của bạn. Sử dụng loa che nắng 100% trong mọi hoàn cảnh là lời khuyên của NTL.
Bạn cũng không cần thiết phải đầu tư nhiều tiền cho một chiếc ống kính nhạy sáng có khẩu độ mở lớn như f/2,8 chẳng hạn lý do đơn giản vì bạn sẽ thường xuyên sử dụng các khẩu độ giữa f/16 và f/22 với máy SLR và f/11 với máy dSLR (bạn nên tránh dùng các khẩu độ ống kính khép nhỏ hơn f/11 vì sẽ bị hiện tượng tán xạ của hình ảnh)
NTL xin đơn cử hai chiếc ống kính dùng cho ảnh phong cảnh: loại zoom 17-35mm cho phép mở rộng tầm chụp ảnh và loại 70-300 mm cho các chi tiết ở xa.
Điều cuối cùng là bạn nên sử dụng chiếc nút kiểm tra độ sâu của trường ảnh trước khi bấm máy nhé.
Last edited by a moderator:
Chọn loại chân máy ảnh nào?
Với khẩu độ mở của ống kính thường xuyên khép sâu thì việc sử dụng chân máy ảnh trong chụp ảnh phong cảnh là cần thiết để tránh rung máy khi chụp với tốc độ chậm. Tuy nhiên để có thể tiếp cận với các phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời thì bạn cũng sẽ phải vượt qua những chặng đường đi bộ đáng kể đấy nhé và như thế thì trọng lượng của thiết bị là rất quan trọng. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại chân máy ảnh được làm bằng vật liệu tổng hợp
các-bon cho độ cứng cần thiết và trọng lượng nhẹ. Bạn có thể tham khảo nhãn hiệu nổi tiếng Manrotto nhé. Đầu tư cho một chiếc chân máy ảnh tốt không bao giờ phí phạm vì bạn sẽ sử dụng nó cả đời mình một cách hoàn toàn hài lòng.
Sử dụng các loại kính lọc nào?
- Đầu tiên là chiếc kính lọc "Circular Polariser Filter", nó là một thiết bị không thể thiếu với thể loại ảnh phong cảnh.
- Nếu bạn chụp với phim đen trắng thì chiếc kính lọc Đỏ sẽ làm cho mầu xanh thật sự đen trong khi đó kính lọc mầu Vàng sẽ làm sắc trời xanh sâu hơn rất nhiều.
- Chiếc kính lọc làm tăng tông mầu ấm cho ảnh như gam số 81 cũng rât hữu ích trong những ngày thời tiết xấu.
- Kính lọc "Graduated ND" rất hữu dụng khi bầu trời quá sáng so với mặt đất hay bạn có thể làm cho hình ảnh của bầu trời sâu hơn rất nhiều.
Phong cảnh thung lũng Interlaken, Thuỵ sĩ.
Máy ảnh Canon S400.
Last edited by a moderator:
Có lẽ bạn sẽ hỏi mình là trong thể loại ảnh phong cảnh này thì những yếu tố nào là quan trọng, cần đặc biệt quan tâm? Nếu nói đơn thuần về kỹ thuật thì nó chính là Ánh sáng, độ nét sâu của trường ảnh, độ bão hoà mầu sắc. Còn nếu nói về hình thức thể hiện thì nó lại nằm trong mấy điểm chính sau:
- Bố cục Đường nét, Điểm nhấn
- Chất liệu
- Mầu sắc
Trước hết để có thể chụp được những tấm ảnh phong cảnh đẹp thì bạn cần có óc quan sát và một trí tưởng tưởng phong phú bởi vì đôi khi những cảnh đơn giản nhất xung quanh ta lại hoàn toàn có thể trở thành một tấm ảnh đẹp nếu tìm được một góc nhìn mới lạ. Vậy thì trước khi ngắm qua khuôn hình của máy ảnh bạn hãy để một vài phút quan sát kỹ lưỡng cảnh vật để hiểu rằng mình muốn thể hiện điều gì? Chú ý hướng tới của ánh sáng tự nhiên, các bề mặt phản xạ và thử tìm một chi tiết nào đó hấp dẫn. Bước tiếp theo sẽ là nhìn lại những gì bạn vừa quan sát qua khuôn ngắm của máy ảnh.
1. Bố cục
Trong thể loại ảnh phong cảnh thì bố cục mang tính quyết định quan trọng tới giá trị của tấm ảnh do đó bạn cần dành thêm thời gian cho công việc này.
Điều mà đa phần các bạn mới chụp ảnh hay mắc phải là các bố cục thiếu cân đối, rườm rà và đường chân trời hay bị lệch. Một vài giấy trước khi bấm máy bạn thử kiểm tra lại xem xung quanh khuôn hình của mình có những tiểu tiết thừa nào không nhé? Nếu có thì chỉ việc xoay máy ảnh đi để có được một tấm ảnh đẹp. Ở đây ta lại nói về nguyên tắc bố cục 1/3 có nguồn gốc từ các hoạ sĩ vẽ tranh:
Last edited by a moderator:
Về nguyên tắc thì nếu như bạn có thể đặt đường chân trời ở 1/3 độ cao của tấm ảnh thì sẽ rất cân đối nhưng điều này không phải là hoàn toàn bắt buộc.
Bố cục của tấm ảnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của phong cảnh tự nhiên nữa. Với các ống kính góc rộng và khi bầu trời không có gì hấp dẫn thì việc chúc máy xuống đất tìm một chi tiết hấp dẫn cho tiền cảnh lại là hợp lý.
Last edited by a moderator:
Nếu như bạn để ý và cùng với những kinh nghiệm thực tế cho thấy thì trong 4 điểm nhấn của bố cục cổ điển thì điểm nhấn dưới cùng bên phải thường gây một hiệu quả ấn tượng hơn cả.
Last edited by a moderator: