Đồng ý với German là việc cụ thể hóa 100% các yêu cầu về chất lượng là rất khó. Tuy nhiên có thể cụ thể đến mức đủ để bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất là việc có thể làm được.bác nói thì cũng hay, nhưng thực tế Ikea là bọn tư bản thực thụ, đầu óc có sạn rùi, nhiều hợp đòng nó yêu cầu các điều khoản chết người, nếu ko để ý, cũng dễ phá sản với nó, nói thiệt, ngành gì, chứ ngành gỗ mà yêu cầu tiêu chuẩn 100 cái chất lượng giống nhau 100% thì em nghĩ là bất khả thi, vì nguồn nguyên liệu không ổn định, chất lượng gỗ mỗi đợt mỗi khác, tất cả chỉ là tương đối, mà tương đối thì bắt bẻ kiểu gì chẳng dc .
Thử nêu một ví dụ nhé: Nếu German là một nhà sản xuất có nhiều kinh nghiệm, việc có các thông tin về nguồn nguyên liệu, chủng loại, tuổi, xuất xứ, tỷ lệ mắt sống / mắt chết cho mỗi loại là bao nhiêu% và kèm theo là giá thành cho mỗi loại, tỷ lệ trong sản phẩm, kèm theo là các mức giá khác nhau khi chào hàng (để Ikea có thể lựa chọn). Nếu Ikea chọn option có tỷ lệ mắt thấp, tuổi cây lớn đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận mức giá cao hơn và ngược lại. Có thể làm các mẫu phụ để đề nghị Ikea xác nhận cho mức chất lượng đã thỏa thuận để làm bằng chứng.
Chúng ta cần lấy công khai, minh bạch làm vũ khí tự vệ. Nếu như khi chào hàng, chúng ta cố làm ra mẫu thật tốt, thật đẹp, dùng các nguyên liệu tuyệt hảo (trong khi thực tế sản xuất chúng ta có thể không đạt được điều đó do nhiều nguyên nhân: nguyên liệu, tay nghề, kỹ thuật công nghệ v.v.) nghĩa là chúng ta đã trao vũ khí minh bạch cho họ, họ sẽ khai thác triệt để điều này.
Trong vai trò là nhân viên cho Ikea, tôi đã từng tư vấn cho nhà cung cấp DROP một số đơn hàng do chúng tôi đã tính toán kỹ và thực sự sẽ không có lãi nếu bán bằng giá với các nhà sản xuất TQ. Các đơn hàng này, sau đó về tay các nhà sản xuất Trung Quốc nhưng chưa đầy 4 tháng sau, Ikea quay lại với nhà SX Việt Nam và đồng ý giá mà nhà sản xuất này đã chào trước đây do gặp phải vấn đề về chất lương với nhà SX TQ.