Hạng D
21/12/06
1.126
732
113
RE: Tại sao xe máy ăn xăng nhiều hơn ôtô

Trích đoạn: Carforrent

Trích đoạn: bugi

Trích đoạn: Carforrent

Tui hiểu ý bác, nhưng không hẳn vòng tua máy tăng thì lượng xăng tăng đâu nha, lượng xăng tăng khi động cơ tạo ra momen xoắn lớn, nhưng khi momen xoắn lớn truyền lực tới bánh xe thì tạo cho xe có 1 quán tính nhất định( quán tính lớn tỉ lệ thuận với tích số của vận tốc và tải trọng, "bỏ qua lực ma sát"), chính vì vậy khi xe có quán tính lớn thì chỉ cần 1 lực vừa đủ để duy trì vận tốc của xe, lúc đó tuy vòng tua máy cao nhưng tỉ lệ hổn hợp nhiên liệu và không khí sẽ khác đi so với lúc đề pa ( tỉ lệ này có tài liệu nói rất rõ mong bác tham khảo)

Cái nì thì đúng là mù tịt luôn bác ợ :D vi:

[b]Em chưa thấy cái động cơ nào mà khi vòng tua máy tăng => moment xoắn lại giảm cả [/b] do đó hiện tượng: "lượng xăng tăng khi động cơ tạo ra momen xoắn lớn" phải xảy ra chứ phải không bác?!
Cái thứ 2 là trước khi "đạt được quán tính đủ lớn" thì em nghỉ là máy đã "ăn xăng " hơn so với khi chưa thêm tải rồi=> do đó giai đoạn chuyển động do quán tính ( nếu có, vì đang là lên dốc nên quán tính đang bị triệt tiêu bởi chính trọng lượng) chưa chắc đã đủ "bù lổ' cho giai đoạn khởi hành phải không bác?!
Thế cái hộp số làm nhiệm vụ gì hả bác?

Hy vọng là bác không "nhầm" sang tốc độ "tăng" và moment xoắn "giảm" chứ ạ?!:D ( khi sang số lớn: tốc độ tăng, tua máy giảm=> moment xoắn giảm.)

lúc đó tuy vòng tua máy cao nhưng tỉ lệ hổn hợp nhiên liệu và không khí

Để đạt vòng tua máy cao tất nhiên là vị trí ga phải mở to => không khí vào nhiều.
=> lượng xăng phun vào phải tương ứng với lượng khí nạp nhiều=> xăng phải dùng nhiều hơn phải không bác?! mà theo cảm tính của em thì khi xăng được phun vào nhiều hơn thì phải "hao hơn" rồi?! ôi phức tạp quá bác nhỉ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
17/5/08
183
1
0
53
RE: Tại sao xe máy ăn xăng nhiều hơn ôtô

1800cm3 nhưng nó 4 xilanh, nổ theo thứ tự máy 1 3 4 2 nên khi thằng này nén thì thằng kia sinh công liên hoàn nhau => hiệu suất sinh công cao không cần bánh đà lớn để bảo toàn động năng vào bánh đà. Tốc độ vòng tua thấp, số 5 ở 60km/h có 1500 vòng/phút
110cm3 một xilanh, tốc độ vòng tua lớn, hiệu suất sinh công thấp, ở số 4 với 60km/h vòng tua 5000 vòng/phút.
nếu 1800cm3 mà bác có 6 xilanh nó còn ăn ít nữa :D
Nếu 1800cm3 mà một xilanh thì vợ hai bác ko ăn 10l/100km nữa mà uống thêm 4 lần 10l nữa
em đồng ý với bác về kết cấu nhiều xi lanh hơn xe máy nên công sinh ra được bảo toàn và đạt hiệu suất cao hơn vì vòng tua máy thấp
phần còn lại nằm ở quán tính và lực cản không khí thì 4b có trọng lượng nặng hơn nên quán tính rất lớn kết cấu khí động học giảm lực cản không khí nhiều hơn điều này rất có lợi khi xe đi đường dài nhưng sẽ là bất lợi khi đi đường ngắn,đường xấu,đường tp vì để thắng được quán tính đứng im của chiếc xe và lăn bánh sẽ tốn rất nhiều năng lượng
 
Hạng D
9/1/06
2.621
13.107
113
HCM
RE: Tại sao xe máy ăn xăng nhiều hơn ôtô

nói như bác Carforrent thì chắc khoa học phải đi theo hướng nghiên cứu mới đó. Ví như bác đi từ SG-HN bằng xe Taxi ( 4 chỗ ) thì đắt tiền hơn đi xe Bus (50 chỗ). Nếu trường hợp xe Bus chở nặng hơn . Hehheheheh
 
Hạng D
23/6/08
1.246
3.496
178
RE: Tại sao xe máy ăn xăng nhiều hơn ôtô

Em xin nêu vài ý cùng các bác!
1> Tăng khối lượng thì có hao xăng hơn hay không.
- Bất kỳ vật nào muốn chuyển động hay thay đổi vận tốc thì cần tốn một Công cơ học. Khi xe chạy => động cơ thực hiện công cơ học. Công này tính bằng Lực kéo x với quãng đường. Lực kéo này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khối lượng xe, vỏ xe và bánh xe mềm hay cứng.
+ Nếu tăng khối lượng => cần có lực kéo lớn => Động cơ thực hiện công nhiều hơn => hao xăng hơn.
+ Vỏ xe có cao su cứng => hệ số ma sát nhỏ => lực kéo nhỏ => ít hao xăng hơn. Nhưng xe dễ bị trượt trên đường khi thắng gấp, hay tăng tốc quá nhanh. Các xe tải nặng thường xài vỏ có cao su cứng.
+ Bánh xe bị non (mềm): Lực đàn hồi của vỏ xe làm tăng áp lực tác động lên bánh xe=> lực kéo lớn => hao xăng hơn.
- Công mà động cơ thực hiện bao gồm công đưa xe chạy và Tổng các công cản. Công cản này do: không khí, ma sát động cơ, ma sát 4 vỏ xe và đường.
+ Khi xe mới bắt đầu chạy: nhiên liệu tốn nhiều nhất vì: thắng sức ì (quán tính) của xe + ma sát ko khí và đường + một phần động năng (tốc độ xe). Nếu ép ga=> hao xăng nhưng vận tốc lớn.
+ Khi đạt tốc độ cần thiết và chạy đều: nhiên liệu tốn ít nhất vì xe chạy theo quán tính, động cơ cung cấp năng lượng để thắng lực ma sát và sức cản của không khí. Nên khi chạy chân ga đều thì ít tốn xăng nhất.
 
Hạng D
23/6/08
1.246
3.496
178
RE: Tại sao xe máy ăn xăng nhiều hơn ôtô

2> Vòng tua máy tăng thì có hao xăng hơn hay không?
Năng lượng do động cơ cung cấp = năng lượng làm xe di chuyển + động năng (thể hiện qua vận tốc xe). khi vận tốc xe tăng (vòng tua máy tăng theo) thì động năng tăng và lực cản không khí tăng theo => Năng lượng cung cấp tăng theo.
3> Xe máy hao xăng hơn 4B: Công nghệ và hình dạng khí động học
+ Công nghệ: Do áp dụng công nghệ cao: phun xăng điện tử, giảm ma sát máy, hệ thống chuyển đổi chuyển động thẳng của Píton thành chuyển động quay tốt hơn => moment xoắn cao hơn + hình dạng khí động học làm giảm ma sát => ít ốn năng lượng hơn.
+ Hình dạng khí động học: khi xe chạy tạo luồn khí thổi lên trên nóc xe, ôm dọc theo xe ra sau --> áp suất không khí phần trên nóc xe giảm => tạo một lực nâng => giảm ma sát. Nếu xe gắn thêm cánh chuồn (đuôi cá) thì giảm lực nâng => ma sát lớn => hao xăng, nhưng xe ít trượt trên mặt đường. Còn 2B thì chẻ gió (giống mũi tàu chẻ nước mà đi).
Túm lại do động cơ xe 4B có hiệu suất cao hơn xe máy => ít hao xăng hơn.
Các bác ném thêm vài cục đá nha!