Điều thứ 4 thấy vô lý!
Áp suất trong bình xăng xe mình không thể làm ảnh hưởng đến áp suất trong cây xăng (chỗ qua đồng hồ đo), vì kích thước vòi bơm không chiếm hết kích thước nắp bình xăng -> lúc đó bình xăng thông với bên ngoài, áp suất bình xăng có tăng hay giảm cũng cân bằng với bên ngoài rồi.
Áp suất trong bình xăng xe mình không thể làm ảnh hưởng đến áp suất trong cây xăng (chỗ qua đồng hồ đo), vì kích thước vòi bơm không chiếm hết kích thước nắp bình xăng -> lúc đó bình xăng thông với bên ngoài, áp suất bình xăng có tăng hay giảm cũng cân bằng với bên ngoài rồi.
E nghĩ bác này đúng!Cái này chỉ tính cho bác lấy số lượng lớn (xe bồn) thôi, chứ đổ bình thường vào xe các bác thì nó không có giá trị là mấy đâu, (em đang làm cây xăng mà), khi xe bồn giao cho tụi em thì mới phải lo lắng về nhiệt độ, thường là tụi em nhận hàng vào sáng sơm hoa86c chiều tối, bất đắc dĩ mới nhận buổi trưa. Chứ khi về đến cây xăng, đổ xuống bồn thì nhiệt độ không ảnh gì cả vì bồn xxăng nằm âm dưới đất, nhiệt độ ổn định, trụ bơm có đồng hồ đo, xăng chảy qua bao nhiêu lít thì nó tính bấy nhiêu thôi
Khi xe bồn đang giao hàng thì ko ai bán đâu bác ơi, vì khi giao hàng xong phải đo bồn rồi mới bán tiếp, để biết số hàng thực nhận, với lại lúc giao hàng nguy hiểm lắm, tác động tới bồn đang nhập hàng là không nên.
Em nghĩ 2 bác này đúng. Việc ta cảm thấy trời nóng (giữa trưa) là vì nhiệt độ không khí. Còn nhiệt độ dưới lòng đất (nơi đặt bồn chứa xăng, dầu) luôn thấp hơn không khí (mùa hè) và cao hơn (mùa đông). Điều này sẽ dễ dàng cảm nhận nếu bác nào người miền Bắc- đã dùng nước giếng.Bồn xăng chôn dưới đất được thiết kế sao cho nhiệt độ thấp nhất có thể tránh gây bay hơi xăng dầu. Nhiệt độ ở dưới đất thì lại lạnh hơn bên trên thông thường duy trì ở mức 25 độ (ở miền Nam). Chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm ngài trời là 10-15 độ C nhưng ảnh hưởng tới xăng dầu chỉ tầm 1-3 độ thôi vì đọan ống nối từ bồn ra bơm làm chìm, đọan tiếp xúc trực tiếp với môi trường trên mặt đất rất ngắn.