Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Thế nào là Vượt xe -
thông tin tham khảo từ Luật gtđb CHLB Nga


Thân gửi các bác,
1- Tất cả chúng ta đều thấy, trong luật gtđb hiện hành không có định nghĩa thế nào là "vượt xe".

2- Trên OS đã có nhiều thớt tranh luận về thế nào là "vượt xe", nhưng vẫn không có ý kiến thống nhất.
Trên thế giới, các nước khác nhau, như Hoa kỳ, Úc, Anh, Nga, Trung, cũng có định nghĩa khác nhau về vượt xe.

3- Nhưng chúng ta cũng đều biết, tại Điều 14 Luật Gtđb hiện hành có quy định các thao tác cần thực hiện khi "vượt xe".
Qua miêu tả trong Điều 14 này, ta thấy hành vi "vượt xe" chỉ xảy ra khi có 2 yếu tố sau: 1- Cả 2 xe đang cùng di chuyển trên một đoạn đường chỉ có 1 làn cho mỗi chiều di chuyển, 2- Xe sau mượn phần mặt đường của chiều xe ngược lại để vượt lên, trong khi đó xe trước đã đi sát về bên phải của phần đường xe chạy (sát lề) để nhường đường cho xe sau vượt.

4- Cách nay không lâu, bác Nguyen T có một còm nói về định nghĩa "vượt xe" trong luật gtđb CHLB Nga, cho thấy diijnh nghĩa về Vượt xe trong luật gtđb của CHLB Nga hoàn toàn tương đồng với nội dung Điều 14 "Vượt xe" của Luật gtđb VN.

5- Mình từng nghĩ, vì VN có rất nhiều luật gia đã du học tại Liên xô cũ, hệ thống chính trị từng tương đồng, nên luật Gtđb VN nhiều khả năng được xây dựng dựa phần lớn trên Luật gtđb của Liên xô cũ, nay là CHLB Nga.
Với cảm hứng từ còm của bác Nguyen T, mình tìm hiểu trên mạng, thấy trong giáo trình dạy lái xe của ChLB Nga có mô tả tường tận về các hành vi liên quan đến "vượt xe", "vượt lên, tức qua mặt" và "lấn làn ngược chiều".

Mình có nhờ bạn bè dịch lại, đăng lên đây với mục đích để các bác tham khảo, qua đó có thể có cái nhìn rõ hơn về Điều 14 "Vượt xe" trong luật gtđb VN.
Bài này gồm có 40 bức hình minh hoạ cho các tình huống, kèm lời giải thích, trích dẫn luật.

Qua đây, mình cũng xin cảm ơn bác Nguyen T đã có một phát hiện rất hay về Обгон trong luật gtđb CHLB Nga, làm nguồn cảm hứng để mình lập được topic này.
Nếu các bác thấy thể loại "bài dịch để tham khảo" này có ích, mình sẽ cố gắng tìm và dịch thêm phần "Thế nào là chuyển hướng xe" của Luật CHLB Nga để chúng ta cùng tham khảo và bàn bạc.

Mời các bác theo dõi và cùng trao đổi thêm nhé.
Xin cảm ơn các bác nhiều.

---------------------------------
Trích Luật gtđb

Điều 14. Vượt xe
...
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy (tức đi sát lề đường bên phải) cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt...



.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
--------------- 1

Chủ đề 11. Vượt xe, vượt lên (qua mặt), lấn làn ngược chiều

Dịch từ nguyên bản tiếng Nga
Тема 11. Обгон, опережение, встречный разъезд.

Link:
http://автошколадома.рф/t...enie-vstrechnyj-razezd



Trước hết chúng ta cùng điểm lại thế nào là VƯỢT XE.

Trích luật. Điều 1
Đijnh nghĩa:
Vượt xe - đó là hành vi di chuyển sang làn xe ngược chiều để vượt qua một hay một số phương tiện giao thông khác, rồi về lại làn xe đã lưu thông trước đó.

Có nghĩa là hành vi "Vượt xe" luôn gắn liền với chuyển sang lưu thông "đối đầu" trên làn xe ngược chiều.



Theo luật của CHLB Nga phương tiện chỉ được phép lưu thông "đối đầu" trên làn xe ngược chiều trong 3 trường hợp sau.

Hình #1
tema11_im01.jpg


Hoặc đoạn đường đó chỉ có 2 làn xe (mỗi làn cho 1 chiều lưu thông), có trục tim đường là vạch đứt.


Hình #2
tema11_im02.jpg


Hoặc đoạn đường đó chỉ có 2 làn xe (mỗi làn cho 1 chiều lưu thông), có trục tim đường là vạch kép một đứt một liền.


Hình #3
tema11_im03.jpg


Hoặc đoạn đường đó có 3 làn xe, chia làn đường bằng 2 vạch đứt.
Trên các đường có 3 làn xe kiểu này, làn đường ở giữa có thể được làm "làn vượt xe", cho phương tiện của cả 2 chiều chạy vào khi vượt xe.


Rõ ràng vượt xe là thao tác nguy hiểm nhất trong số các thao tác khi lái xe. Do đó Luật có quy định một loạt những hạn chế nghiêm ngặt mà người lái xe buộc phải tuân thủ khi tiến hành vượt xe.

(Còn tiếp...)

2- Các nguyên tắc an toàn chung cần tuân thủ khi vượt xe [link]http://www.otosaigon.com/forum/FindPost/8111077[/link]
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
20/7/12
439
49
28
tema11_im03.jpg

Ở VN chưa thấy đường loại này !
Dành riêng 1 lane để vượt, quá hợp lý :D
 
Hạng D
17/4/06
2.744
786
113
51
Luật VN chép tinh hoa có chọn lọc của Nga và bỏ lửng định nghĩa vượt vì các anh ý thông minh hơn Nga, thời 80s, 90s thì có mấy khi đường VN có nhiều hơn 1 làn đâu, do vậy các anh ý chả cần định nghĩa làm gì cũng biết vượt qua mặt thằng khác thì phải lấn ngược chiều thì gọi là "vượt" rồi, do đó luật các anh ý chỉ cần quy định rõ phải không có xe ngược chiều, không được luồn bên phải để vượt vì có nguy cơ cao là đẩy xe bị vượt lấn trái sang dòng xe ngược chiều gây nguy hiểm.
 
xxx VN thì thông minh không kém, khỏi phải học cao làm gì , xe làn phải chạy nhanh hơn xe làn trái thì gọi là "vượt phải" ( đặc biệt mấy anh Tiền Giang hehe) các anh ý "ný nuận" này nhé ông có vượt qua mặt thằng kia không: có đúng không, ông có đi bên phải nó không: có đúng không---> thế không phải là "vượt phải" thì là cái chó gì? xxx VN thông minh thiệt. Cũng may nhờ anh # ra cái 171 không có thì loạn xì ngầu hết cả.
 
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
----------2

Các nguyên tắc an toàn chung cần tuân thủ khi vượt xe

Trích luật. Điều 11, Khoản 11.1.
Trước khi tiến hành vượt xe, lái xe có trách nhiệm đảm bảo trong đoạn đường định vượt không có xe đang chạy trên làn ngược chiều trên khoảng cách cần thiết, không gây nguy hiểm và cản trở cho các xe đang lưu thông trên đường trong quá trình vượt xe.



Hình #4
tema11_im04.jpg



Về bản chất, quy định nêu trên của Luật có nghĩa là trước khi quyết định vượt xe (hoặc không vượt xe), lái xe có trách nhiệm xem xét, phân tích các tình huống như sau:
1- vận tốc xe bị vượt
2- vận tốc xe ngược chiều, khoảng cách từ xe mình đeesn xe ngược chiều.
3- tình trạng mặt đường trên đoạn định vượt (khô, ướt, trơn trượt?).
4- khả năng tăng tốc của xe mình đang lái (xe có phản ứng nhạy hay ì khi đạp chân ga).


Chỉ được tiến hành vượt xe trong điều kiện không có bất kì nguy cơ nào, dù rất nhỏ, có thể dẫn đến tai nạn đối với cả xe ngược chiều lẫn xe bị vượt.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.2
Cấm lái xe tiến hành vượt xe trong các trường hợp khi:
- phương tiện di chuyển phía trước đang vượt hoặc đang tránh chướng ngại vật.


Hình #5
tema11_im05.jpg


Tại sao trong tình huống này Luật cấm lái xe màu xám tiến hành vượt xe?
1. Vì lái xe ngược chiều phía trước không nhìn thấy xe màu xám.
2. Vì bản thân lái xe màu xám cũng không nhìn thấy xe ngược chiều kia.
3. Cả 2 trường hợp nêu trên đều nguy hiểm như nhau. Xe màu xám cần chờ xe màu đỏ giải phóng làn giữa rồi mới được quyết định nên vượt (xe nâu) hay không.


Hơn nữa, để đảm bảo an toàn, Luật còn cấm xe sau tiến hành vượt xe từ thời điểm xe trước bắt đầu bật tín hiệu rẽ trái.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.2
Cấm lái xe tiến hành vượt xe trong các trường hợp khi:
- phương tiện di chuyển phía trước trên cùng làn bật tín hiệu rẽ trái.



Hình #6
tema11_im06.jpg



Tại sao trong tình huống này Luật cấm lái xe màu xám tiến hành vượt xe?

1. Vì xe màu đỏ có kính phía sau không trong.
2. Vì lái xe màu đỏ đã bật tín hiệu rẽ trái. Xe sau phải chờ xe đỏ vượt xe xong đã.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.2
Cấm lái xe tiến hành vượt xe trong các trường hợp khi:
- Xe phía sau xe mình bắt đầu vượt xe.

Trước khi thực hiện vượt xe, lái xe có trách nhiệm đánh giá tình hình phía sau xe mình, cũng như phía sườn bên trái xe mình.

Hình #7
tema11_im07.jpg



Trong tình huống này, khi muốn vượt xe lái xe trên xe đỏ hành động thế nào?
1. Có thể tiến hành vượt xe, vì làn xe của hướng ngược lại đang trống.
2. Lái xe màu đỏ có trách nhiệm phải thấy xe phía sau đã bật xi nhan trái và bắt đầu vượt xe. Do vậy xe màu đỏ phải chờ xe xám thực hiện xong việc vượt xe.


Khi thi, nếu học viên nào nhận được câu hỏi dưới đây thì chớ hấp tấp rồi trả lời sai. Câu trả lời đúng chính là câu thứ 2. Người ra đề bài này cho rằng chiếc xe tải phía sau không những đã bật xi nhan trái, mà còn bắt đầu thực hiện vượt xe rồi.



Hình #8
tema11_im08.jpg



Lái xe con có quyền bắt đầu vượt xe hay không?
1. Có
2. Không

An toàn trong khi vượt xe không chỉ phụ thuộc vào thao tác của lái xe trên xe đang vượt, mà còn phụ thuộc vào thao tác của lái xe trên xe bị vượt. Khi thấy bị xe sau vượt, lái xe trên xe bị vượt có thể "tự ái" (tiếc rằng vẫn còn hiện tượng này) và đạp dấn thêm chân ga không cho xe sau vượt qua.
Điều này thực sự nguy hiểm, do vậy bị luật cấm.


Luật quy định các yêu cầu đối với lái xe trên xe bị vượt như sau:

Trích luật. Điều 11. Khoản 11.3
Cấm lái xe trên xe bị vượt có hành vi gây cản trở xe sau vượt bằng cách tăng tốc hoặc bằng các hành động khác.

Cần chú ý rằng Luật không bắt buộc xe bị vượt phải nhường đường cho xe xin vượt (ví dụ, khi xe xin vượt đã trở về làn mình). Ngược lại, chính lái xe xin vượt phải chú ý để không "cúp đầu" xe bị vượt.
Mặt khác, Luật không cho phép xe bị vượt tăng tốc khi xe sau đang vượt, không bật tín hiệu rẽ trái, không được lấn sang trái để doạ xe đang vượt. Quy định này cũng đảm bảo an toàn cho chính xe bị vượt, vì nếu tai nạn xảy ra thì cả xe xin vượt và xe bị vượt đều chịu thiệt hại.

...
(Còn tiếp ----3)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
18/12/10
2.038
2.498
113
Sài gòn - Huế - Hà nội
Tranh thủ nối đuôi, vượt theo xe đang vượt trước, hoặc khi thấy xe sau xi nhan xin vượt, thấy phía trước ok mà mình ko nhích sang phải và giảm bớt tốc độ, là hành vi, có khi là một thói quen lái xe không an toàn của nhiều lái xe hiện nay.
Cám ơn bác sgb345 đã chia sẻ.
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
---------------3

Bây giờ chuyển qua vấn đề quan trọng nhất - khi nào hành vi vượt xe bị cấm!


Hình #9
tema11_im09.jpg


Trước hết, vượt xe bị cấm khi gặp biển cấm vượt.
Nhưng cần nhớ rằng khi gặp biển "cấm vượt", phương tiện vẫn được phép vượt xe súc vật kéo, xe gắn máy, mô tô 2 bánh, mọi phương tiện di chuyển chậm.

Phương tiện di chuyển chậm là gì? Phương tiện di chuyển chậm là các phương tiện vận tải có gắn biển hiệu nhận biết hình tam giác nền đỏ viền vàng, được nhà chế tạo quy định tốc độ di chuyển tối đa không quá 30km/h.

Do chiếc xe tải trên Hình #9 không có gắn biển hiệu nhận biết, nên xe sau bị cấm vượt, dù xe tải đó có bò với tốc độ bao nhiêu chăng nữa.

Hình #10
tema11_im10.jpg


Trường hợp này lại khác, khi trên xe tải có gắn biển hiệu nhận biết "Phương tiện di chuyển chậm". Gặp phương tiện này, nếu nó có "phóng" với vận tốc bao nhiêu chăng nữa thì phương tiện khác vẫn có quyền vượt trong phạm vi hiệu lực của biển "Cấm vượt", dù trên thực tế phương tiện đó không thể phóng nhanh được vì nó sinh ra chỉ để bò.
Theo luật, phải gắn biển báo nhận biết nói trên lên tất cả các phương tiện giao thông nào được nhà chế tạo quy định tốc độ di chuyển tối đa không quá 30 km/h.

(Toà án Tối cao CHLB Nga còn cho phép, trong phạm vi hiệu lực của biển cấm vượt, phương tiện được cán qua vạch kẻ liền để vượt các phương tiện di chuyển chậm.
Link: http://infoavtopravo.ru/i...-2012-10-29-17-20-13).


Hình #11
tema11_im11.jpg


Biển "Cấm ô tô tải vượt" không có hiệu lực với các phương tiện giao thông thuộc nhóm "B".
Nếu bạn đang điều khiển xe con hoặc xe tải nhẹ dưới 3.5 tấn thì vẫn được vượt xe trong phạm vi hiệu lực của biển này.


Ngoài các trường hợp cấm vượt xe nêu trên, có một số vị trí bị luật cấm vượt xe mà không cần đặt biển.

Trích luật. Điều 11. Khoản 11.4
Cấm vượt:
- tại các vị trí dành cho người đi bộ qua đường khi có người đang đi bộ ngang qua.

Hình #12
tema11_im12.jpg


Xe màu nâu có được phép thực hiện vượt xe không?
1. Được phép.
2. Không được phép.


Hình #13
tema11_im13.jpg


Xe màu nâu có được phép thực hiện vượt xe không?
1. Được phép.
2. Không được phép.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.4
Cấm vượt:
- Trên cầu, cầu vượt, đường trên cao và phía dưới chúng, trong hầm.

Chắc chúng ta còn nhớ, trên cầu, cầu vượt, đường trên cao và phía dưới chúng, cũng như trong hầm đều bị luật cấm quay đầu, chạy lùi xe. Vượt xe đương nhiên cũng bị cấm trên những nơi này.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.4
Cấm vượt:
- tại đầu (đỉnh) dốc, trên đường cua nguy hiểm và trên những đoạn đường có tầm nhìn hạn chế.

Cần chú ý, không phải hành vi "vượt xe" bị cấm trên toàn bộ đoạn đường lên dốc, mà chỉ bị cấm ở đoạn đầu (đỉnh) dốc! Có nghĩa là bị cấm tại vị trí thực sự nguy hiểm khi vượt xe, vì tầm nhìn đối với làn ngược chiều tại đầu (đỉnh) dốc rất hạn chế.
Cùng lý do như trên, Luật cấm vượt xe tại các đoạn đường có tầm nhìn hạn chế. Vì vậy người điều khiển phương tiện phải tự mình đánh giá tình trạng đoạn đường phía trước thế nào, tầm nhìn có bị khuất hay không để quyết định.


Hình #14
tema11_im14.jpg



Lái xe màu đỏ có phạm luật không khi thực hiện vượt xe nơi đầu dốc?

1. Có phạm luật
2. Không phạm luật


Còn trường hợp này thì không quan trọng việc đường có lên dốc hay không, mà quan trọng ở việc đường đang vòng sang trái, tầm nhìn lên chiều xe đối diện rất hạn chế, do bị che khuất.

Hình #15
tema11_im15.jpg



Lái xe màu đỏ có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại vị trí này?

1. Có phạm luật
2. Không phạm luật


Đường vòng sang phải, về nguyên tắc sẽ có tầm nhìn tốt trên khoảng cách an toàn. Điều này đúng nếu phương tiện đang di chuyển trên làn xe của chiều mình đi (làn bên phải).
Nhưng nếu thực hiện vượt xe trên đoạn vòng này thì tầm nhìn lại trở nên hạn chế, chính xác hơn là tầm nhìn bằng không.
Ngay cả khi hai bên đường trống, thoáng, nếu đường vòng sang phải, nếu vượt xe thì xe bị vượt sẽ biến thành tấm màn sắt che khuất hoàn toàn tầm nhìn của lái xe đang vượt.

(Còn tiếp...4)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
------4
Ngoài các trường hợp cấm vượt xe nêu trên, có một số vị trí bị luật cấm vượt xe mà không cần đặt biển (tiếp theo 2).

Hình #16
tema11_im16.jpg



Lái xe màu đỏ có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại vị trí này?

1. Có phạm luật
2. Không phạm luật


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.4
Cấm vượt:
- Nơi đường bộ giao nhau với đường sắt và trên đoạn đường nhỏ hơn 100m trước điểm giao với đường sắt.


Luật có chủ đích muốn điều chỉnh luồng phương tiện đường bộ đang lưu thông tới điểm giao cắt với đường sắt. Từ khoảng cách 100m trước điểm giao cắt người điều khiển phương tiện có trách nhiệm dừng mọi hành vi vượt xe, và chỉ được di chuyển trên nửa phần đường dành cho chiều di chuyển của mình.
Phải duy trì trình tự di chuyển như vậy cho đến khi qua hẳn nút giao.
Sau nút giao là đoạn đường bình thường, không có hạn chế đặc biệt nào về vượt xe nữa.


Hình #17
tema11_im17.jpg



Tiếc rằng trong Luật không quy định bất kì một biển báo nào có thể thông báo cho lái xe biết vị trí nào chỉ còn cách nút giao với đường sắt 100m.
Trong trường hợp này, người lái xe chỉ có thể suy đoán dựa trên vạch kẻ trên đường - khi còn cách nút giao với đường sắt 100m thì vạch kẻ tim đường thường biến thành vạch liền.


Hình #18
tema11_im18.jpg



Nhưng dựa trên vạch kẻ đường để suy đoán cũng chưa chắc chắn. Trường hợp gần giao cắt với đường sắt không có vạch kẻ đường thì sao? Thì người lái xe phải tự ước lượng cự li 100m bằng mắt.


Hình #19
tema11_im19.jpg



Biển báo "Đến gần điểm giao với đường sắt" là một mốc chuẩn tương đối chính xác cho người lái xe. Biển thứ 2 (có 2 sọc chéo màu đỏ) thường được cắm cách nơi giao nhau với đường sắt ít nhất 100m.
Do đó, nếu người lái xe hoàn thành hành vi vượt xe trước khi gặp biển 2 sọc đỏ này thì không sợ bị phạm luật.


Trong khu vực đông dân cư các biển cảnh báo được cắm cách khu vực nguy hiểm từ 50-100m.


Hình #20
tema11_im20.jpg



Lái xe màu nâu có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại vị trí này?

1. Có phạm luật
2. Không phạm luật

(Còn tiếp ----5)