Hạng B2
3/10/11
395
72
28
pana999 nói:
thấy trên VOV có trả lời , xe chuyển qua làn bên phải chạy qua mặt xe đã chạy cùng làn, là dính lỗi vượt phải.
Luật của Nga mà đòi áp dụng ở VN sao được, bằng lái xe các nước không được sử dụng ở VN , nên ở VN chỉ áp dụng luật GT VN thôi
24.gif

Xin phép bác sgb345 cho em post phần trả lời từ Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam về tình huống này:

http://www.mt.gov.vn/PrintView.aspx?ArticleID=12887

Trích:
"Theo bạn phản ánh, xe của bạn đang đi làn bên trái và trước bạn có 01 xe container di chuyển với tốc độ chậm, bạn không thể vượt lên trên bên trái của xe container; bạn xi nhan phải để chuyển làn tại nơi có vạch đứt quãng cho phép chuyển làn đường, bạn giữ tốc độ không quá quy định, khi vượt qua xe container bạn bị công an thổi còi xử phạt.
Chúng tôi xin được trao đổi ý kiến như sau:
- Trường hợp của bạn, nếu làn đường bên phải có quy định là làn đường dành cho xe của bạn đang điều khiển thì bạn chuyển làn và vượt bên phải như trên là không sai quy định.
- Trường hợp làn đường bên phải không quy định là làn đường dành cho xe của bạn đang điều khiển, nếu muốn vượt xe phía trước, bạn phải vượt bên trái của xe phía trước.
Chúng tôi xin gửi bạn ý kiến để bạn nghiên cứu, tham khảo, nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ với cơ quan công an nơi đã ra quyết định xử lý vi phạm để được giải đáp.
- Đại diện cho cơ quan trả lời: Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
- Địa chỉ : Số 106, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: (04) 3.8571. 646.
- Email: [email protected] ; [email protected]"

Trong điều 5, khoản 5c) nghị định 171/2003/NĐ-CP cũng không phạt tình huống bôi đậm như dưới đây:

"5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) ...
b) ...
c) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
..."
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
c0805 nói:
pana999 nói:
thấy trên VOV có trả lời , xe chuyển qua làn bên phải chạy qua mặt xe đã chạy cùng làn, là dính lỗi vượt phải.
Luật của Nga mà đòi áp dụng ở VN sao được, bằng lái xe các nước không được sử dụng ở VN , nên ở VN chỉ áp dụng luật GT VN thôi
24.gif

Xin phép bác sgb345 cho em post phần trả lời từ Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam về tình huống này:

http://www.mt.gov.vn/PrintView.aspx?ArticleID=12887

Trích:
"Theo bạn phản ánh, xe của bạn đang đi làn bên trái và trước bạn có 01 xe container di chuyển với tốc độ chậm, bạn không thể vượt lên trên bên trái của xe container; bạn xi nhan phải để chuyển làn tại nơi có vạch đứt quãng cho phép chuyển làn đường, bạn giữ tốc độ không quá quy định, khi vượt qua xe container bạn bị công an thổi còi xử phạt.
Chúng tôi xin được trao đổi ý kiến như sau:
- Trường hợp của bạn, nếu làn đường bên phải có quy định là làn đường dành cho xe của bạn đang điều khiển thì bạn chuyển làn và vượt bên phải như trên là không sai quy định.
- Trường hợp làn đường bên phải không quy định là làn đường dành cho xe của bạn đang điều khiển, nếu muốn vượt xe phía trước, bạn phải vượt bên trái của xe phía trước.
Chúng tôi xin gửi bạn ý kiến để bạn nghiên cứu, tham khảo, nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ với cơ quan công an nơi đã ra quyết định xử lý vi phạm để được giải đáp.
- Đại diện cho cơ quan trả lời: Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
- Địa chỉ : Số 106, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: (04) 3.8571. 646.
- Email: [email protected] ; [email protected]"
cũng "suy luận" từ câu trả lời trên, nếu "làn ngược chiều" không quy định là làn xe của bạn đang điều khiển, thì sao?
Cái này thì xem thêm về quy định "sử dụng làn đường", theo đó ta chỉ được đi trên làn đường quy định? vậy có hay không việc "mượn làn" là hợp pháp?
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
c0805 nói:
Xin phép bác sgb345 cho em post phần trả lời từ Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam về tình huống này:

http://www.mt.gov.vn/PrintView.aspx?ArticleID=12887

Trích:
"Theo bạn phản ánh, xe của bạn đang đi làn bên trái và trước bạn có 01 xe container di chuyển với tốc độ chậm, bạn không thể vượt lên trên bên trái của xe container; bạn xi nhan phải để chuyển làn tại nơi có vạch đứt quãng cho phép chuyển làn đường, bạn giữ tốc độ không quá quy định, khi vượt qua xe container bạn bị công an thổi còi xử phạt.
Chúng tôi xin được trao đổi ý kiến như sau:
1- ...

2- Trường hợp làn đường bên phải không quy định là làn đường dành cho xe của bạn đang điều khiển, nếu muốn vượt xe phía trước, bạn phải vượt bên trái của xe phía trước.

..."

Cảm ơn bác C0805 đã trích dẫn ý kiến của Cục Đường bộ.

Mình xin trích luật để giải thích thêm ý thứ 2 của Cục đường bộ, vì họ không giải thích cụ thể khi nào thì xảy ra "Trường hợp làn đường bên phải không quy định là làn đường dành cho xe của bạn đang điều khiển", tức là khi nào "làn đường bên phải bị luật xem là làn cấm đối với loại xe bạn đang điều khiển, cấm xe bạn không được đi vào"?.

Trong Điều lệ Biển báo hiệu có dành riêng hẳn một chương, quy định về Báo hiệu cấm đi lại.
Trong đó, Điều 72 quy định "Nếu cần phải cấm đi lại của riêng từng loại phương tiện hoặc một số loại phương tiện nhất định,..." thì phải thực hiện 2 bước sau đây:

1- phải đặt các biển báo cấm quy định (quy định từ Điểm B.3 đến Điểm B.20 tại Phụ lục B, tức là cắm từ biển cấm số 103 đến biển cấm số 120...);[/b] (Khoản 1, Điều 72).
2- Cùng đặt với biển báo cấm phải có biển chỉ dẫn lối đi cho phương tiện bị cấm. (Khoản 3, Điều 72).

Nói ngắn gọn, để làn đường bên phải trở thành làn đường không dành cho (= cấm) một loại xe nào đó đi vào, như trường hợp thứ 2 của Cục đường bộ đã nêu trên, thì luật bắt buộc trên làn đường đó phải được cắm biển báo cấm loại xe cụ thể đó.

Còn nếu trên làn bên phải không có cắm biển cấm loại xe của bạn, hoặc nếu trên làn đó chỉ có cắm biển chỉ dẫn lối đi cho phương tiện (nêu tại Khoản 3 Điều 72, là biển chỉ dẫn hình chữ nhật, nền màu xanh) mà không có biển báo cấm xe bạn, tức là làn đó không bị luật quy định là làn cấm xe bạn đi vào.
Như vậy, Theo quy định của luật, xe bạn hoàn toàn có quyền đi vào những làn xe nào không có cắm biển báo cấm loại xe của bạn.



---------------------------------

Trích luật

Chương XIII
BÁO HIỆU CẤM ĐI LẠI

Điều 71. Phân loại cấm đi lại
Có ba loại cấm đi lại trên đường như sau:
71.1 Cấm riêng từng loại phương tiện;
71.2 Cấm riêng từng chiều đi;
71.3 Cấm toàn bộ sự đi lại, trong đó vì nguyên nhân dẫn đến phải cấm cũng được chia ra:
71.3.1 Cấm đi lại vì những lý do đường, cầu bị tắc; 71.3.2 Cấm đi lại vì những lý do đặc biệt khác.


Điều 72. Cấm riêng từng loại phương tiện

72.1 Nếu cần phải cấm đi lại của riêng từng loại phương tiện hoặc một số loại phương tiện nhất định, phải đặt các biển báo cấm quy định từ Điểm B.3 đến Điểm B.20 tại Phụ lục B (từ biển số 103 đến biển số 120...);


72.2 Vị trí đặt biển báo cấm theo quy định ở Điều 27;

72.3 Cùng đặt với biển báo cấm phải có biển chỉ dẫn lối đi cho phương tiện bị cấm./

73.1 Nếu phải cấm phương tiện đi lại trên một chiều, phải đặt biển báo cấm số 102"Cấm đi ngược chiều" theo quy định ở phần B.2 Phụ lục B, chiều đi ngược lại phải đặt biển chỉ dẫn số 407(a) "Đường một chiều" quy định ở phần E.7 Phụ lục E;
73.2 Vị trí đặt biển báo cấm theo quy định ở Điều 27;
73.3 Cùng đặt với biển báo cấm phải có biển chỉ dẫn lối đi cho phương tiện bị cấm.
Điều 73. Cấm riêng từng chiều đi
Điều 74. Cấm toàn bộ sự đi lại
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
61
Bác chủ rất nhiệt tình với bài viết nhưn g tôi xin có vài ý kiến:
Tham khảo luật nước ngoài phân tích tính đúng đắn, hợp lý hoặc ưu điểm vượt trội để góp ý xây dựng luật ở ta là điều nên làm. Nhưng dẫn luật, đưa quan điểm hướng dẫn thi lý thuyết lái xe của NN lên diễn đàn là việc nên cẩn trọng. Những quan niệm, cách ứng xử ở NN có thể không phù hợp với luật ở ta và hậu quả khó lường.
CHLB Nga chưa phải là quốc gia có bề dày quản lý giao thông như các nước Tây Âu. Việc quản lý giao thông của họ còn nhiều yếu kém và dưới đây là một số ví dụ:
Hỗn loạn giao thông ở Nga
[tube]http://youtu.be/IAhGJNVqs1M[/tube]
12 nguyên tắc giao thông ở Nga
Russia is a wonderful country. Traveling there can be a delightful experience, but before renting a car for a sightseeing tour, be prepared—driving in Russia is an experience like no other. (những chuyện không đâu có- không giống ai)...
Về BB (đếm ngược) khoảng cách đến đường ray, tôi bổ sung thêm:
http://en.wikipedia.org/wiki/Road_signs_in_Ukraine
Thứ tự là ; 3 vạch - 300m, 2 vạch: 180m, 1 vạch - 80m
Chẳng phải bội số nào, con số không có tính hệ thống để dễ nhớ...


 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
cauthidekhonggia nói:
Bác chủ rất nhiệt tình với bài viết nhưn g tôi xin có vài ý kiến:
Tham khảo luật nước ngoài phân tích tính đúng đắn, hợp lý hoặc ưu điểm vượt trội để góp ý xây dựng luật ở ta là điều nên làm. Nhưng dẫn luật, đưa quan điểm hướng dẫn thi lý thuyết lái xe của NN lên diễn đàn là việc nên cẩn trọng. Những quan niệm, cách ứng xử ở NN có thể không phù hợp với luật ở ta và hậu quả khó lường.

 

Xin cảm ơn bác đã có lời góp ý.

Mục đích của thớt này, như tại trang đầu mình có nói, là "thấy định nghĩa về vượt xe nêu trong luật của CHLB Nga tương đồng với Điều 14- Vượt xe của Luật gtđb VN, tức là cả 2 luật này cùng có chứa yếu tố "phương tiện phải chuyển sang làn của xe ngược chiều để vượt xe", nên mình nhờ dịch, giới thiệu để các bác tham khảo, có thể hiểu rõ hơn về luật gtđb hiện hành.

Tham khảo cách dạy luật của một quốc gia có luật tương đồng với luật của mình, có trình độ tổ chức xã hội đi trước mình, từ đó mỗi người tự rút ra kết luận cho bản thân mình là một điều nên khuyến khích, bác nhỉ.

Liệu chúng ta có nên quay lại với cách cư xử với thông tin theo kiểu xưa, khi Nguyễn Trường Tộ đi sứ nước ngoài về, có bẩm tâu với vua "ở nước ngoài họ có cái đèn lạ lắm. Họ treo ngược cái đèn lên cột mà nó vẫn sáng"?
Vua phán: ngươi cầm cái đèn dầu kia, treo ngược nó lên. Nếu nó vẫn sáng thì ta tha trảm ngươi về tội khi quân. Kết quả thế nào, chúng ta đều biết.
Vì đèn dầu chưa phải là bóng đèn điện, không thể đem cách hành xử của bóng đèn điện áp dụng cho đèn dầu được.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
17/4/06
2.743
787
113
51
E nghĩ có các bài tham khảo về luật ở nn giúp chúng ta xem xét đc cái ưu của họ mà phát huy, cá nhân e thấy thớt rất bổ ích và người đọc hoàn toàn biết được mình đang cần tham khảo gì cho bản thân, không ai đọc và cho rằng nó đxng áp dụng tại VN nên ko thể có nhầm lẫn.
Bác sgb còn chương nào post tiếp đi bác.
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
---------------- 8
(Tiếp theo và Hết)

Lấn làn ngược chiều
Встречный разъезд.

Hình #37
tema11_im37.jpg


Tại bất kì vị trí nào của bất kì con đường nào đều có thể xảy ra hiện tượng phần đường xe chạy bị hẹp cục bộ, ví dụ trường hợp có chướng ngại vật bất ngờ nằm trên đường.
Nếu đoạn đường có nhiều làn xe cho 1 hướng di chuyển, để tránh chướng ngại vật ta có thể chuyển sang làn bên phải hoặc sang làn bên trái (nếu làn bên phải không trống). Tuyệt đối không được lấn sang làn của hướng ngược lại, không được leo lên vỉa hè hoặc xuống lề đường.


Hình #38
tema11_im38.jpg


Nhưng nếu đoạn đường đó chỉ có 2 làn xe (một làn cho mỗi hướng), để tránh chướng ngại vật chỉ còn cách lấn sang làn của xe ngược chiều.
Trường hợp này chẳng cần phải là nhà thông thái trán dô cũng có thể hiểu rằng khi lái xe sang làn của xe ngược chiều ta đều phải nhường đường cho xe đang đi ngược lại.

Hơn nữa, Luật cũng thấy cần quy định bắt buộc nhường đường trong trường hợp này.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.4.
Trong trường hợp việc lấn sang làn ngược chiều gặp trở ngại thì xe phía có chướng ngại vật phải nhường đường cho xe phía ngược lại.


Hình #39
tema11_im39.jpg


Khi tình huống trên xảy ra trên đoạn đường dốc. Sau khi dừng lại xe đi lên dốc sẽ khó khởi hành (đề pa) hơn nhiều so với xe xuống dốc. Luật có xem xét thực tế này, đã điều chỉnh trong Khoản 11.7, như sau:


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.7.
Khi gặp chướng ngại vật trên đường dốc nơi có cắm biển 1.13 và 1.14, xe đang xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc.

Cần chú ý, điều luật này chỉ áp dụng khi đoạn đường có cắm biển 1.13 "Dốc lên nguy hiểm" và biển 1.14 "Dốc xuống nguy hiểm". Trường hợp này, khi việc lấn làn ngược chiều để tránh chướng ngại vật gặp trở ngại, xe đang xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc. Điều này là chính xác, vì xe xuống dốc dễ nhường đường hơn.

Trong tài liệu Tuyển tập tình huống dùng để thi bằng lái của Csgt CHLB Nga (ГИБДД, ГАИ) có 6 tình huống về nội dung này. Tất cả các tình huống đó cùng thuộc một dạng, dễ trả lời.
Trong số đó tôi chỉ muốn các bạn chú ý tới một tình huống, như sau:


Hình #40
tema11_im40.jpg


Trên đoạn đường như thế này, khi gặp trở ngại trong việc lấn làn ngược chiều để tránh chướng ngại vật, xe nào được ưu tiên
1. Xe con
2. Xe tải

Chúng ta hãy đọc kĩ lại Khoản 11.7 một lần nữa.

Trích luật. Điều 11. Khoản 11.7.
Khi gặp chướng ngại vật trên đường dốc nơi có cắm biển 1.13 và 1.14, xe đang xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc.

Trong tình huống này trên phần đường xe chạy không hề có chướng ngại vật, điều đó làm không ít học viên bối rối.
Không nhìn hình vẽ nữa, hãy đọc câu hỏi lại một lần nữa. Câu hỏi là: "Về nguyên tắc, khi trên đoạn đường như thế này bỗng xuất hiện chướng ngại vật, xe nào được nhường đường khi việc lấn làn ngược chiều để tránh vật cản gặp trở ngại?

...


Xin cảm ơn các bác.

(Hết)
 
Hạng D
18/12/10
2.044
2.518
113
Sài gòn - Huế - Hà nội
Thớt với nhiều thông tin bổ ích & chia sẻ kinh nghiệm của nhiều bác. Mình đã đi lại tuyến SG ngả 3 Dầu giây cả mấy chục năm...nhưng thật tình không chú ý. Có lẽ do chạy theo thói quen và nhất là theo những xe trước. Các bác chú ý tuyến đường từ Hố Nai đến ngả 3 Dầu giây, có vạch liền chia đôi hai chiều. Mỗi chiều có 2 làn, và thường phân cách bằng vạch ngắt quảng. Mùa cao điểm thì chỉ duy nhất một làn xếp hàng dài cả xe con, xe tải, xe khách, xe bồn, xe container, nhất là vài km trước khi đến ngả 3 Dầu giây. Không xe nào vượt trái vì là vạch liền giửa chiều ngược lại (ngoại trừ mấy chú Phương Trang, xe khách, xe tải...liều), và cũng không ai lách sang lan phải (lan của xe gắn máy), ngoại trừ mấy chú xe tải biển số 49, một số xe con biển 60.
Chạy như thế nào là không phạm luật trong tình huống như trên các bác. Nếu thấy vắng xe máy thì bật xi nhan phải và lách sang làn xe máy (toàn là vạch đứt quảng hoặc không vạch gì cả), vừa chạy vừa nhá xi nhan phải liên tục, chạy hoài, nếu gặp CSGT thì nói tìm hẻm rẻ vào mà chưa thấy....được không các bác. Thật ra, chỉ là tình huống chứ làm như thế là lấn tuyến, nội lo tránh mấy chú gắn máy đã mệt mỏi & rủi ro lắm rồi..