Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
------------------- 6

Ngoài các trường hợp cấm vượt xe nêu trên, có một số vị trí bị luật cấm vượt xe mà không cần đặt biển (tiếp theo 4).

Hình #26
tema11_im26.jpg



Nơi giao cắt các đường không cùng cấp (không đồng quyền).
Người lái chiếc xe màu đỏ có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại giao cắt như thế này?

1. Phạm luật
2. Không phạm luật.


Trên giao cắt có lượng rất lớn phương tiện lưu thông theo mọi hướng thường được bố trí đèn tín hiệu. Cũng hợp lí khi Luật cấm hoàn toàn hành vi vượt xe trên mọi giao cắt có tín hiệu điều khiển giao thông.



Hình #27
tema11_im27.jpg



Người lái chiếc xe màu đỏ có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại giao cắt như thế này?

1. Phạm luật
2. Không phạm luật.


Biển báo này cảnh báo lái xe sẽ gặp giao cắt có đèn tín hiệu sau cự li 150-300m.

Hình #28
tema11_im28.jpg



Trên đoạn đường như thế này luật có những hạn chế gì về vượt xe?
1. Cấm hành vi vượt xe trên đoạn đường từ vị trí cắm biển tới giao cắt.
2. Cấm hành vi vượt xe trong phạm vi giao cắt.


Biển báo này cảnh báo lái xe sẽ gặp giao cắt không đồng cấp sau cự li 150 - 300m.

Hình #29
tema11_im29.jpg



Trên đoạn đường như thế này luật có những hạn chế gì về vượt xe?
1. Cấm hành vi vượt xe trên đoạn đường từ vị trí cắm biển tới giao cắt.
2. Cấm hành vi vượt xe trong phạm vi giao cắt.


Biển báo này cảnh báo lái xe sẽ gặp giao cắt không đồng cấp sau cự li 300m.

Hình #30
tema11_im30.jpg



Trên đoạn đường như thế này luật có những hạn chế gì về vượt xe?
1. Cấm hành vi vượt xe trên đoạn đường từ vị trí cắm biển tới giao cắt.
2. Cấm hành vi vượt xe trong phạm vi giao cắt.


Biển báo này cảnh báo lái xe sẽ gặp giao cắt không đồng cấp sau cự li 150 - 300m.

Hình #31
tema11_im31.jpg



Trên đoạn đường như thế này luật có những hạn chế gì về vượt xe?
1. Cấm hành vi vượt xe trên đoạn đường từ vị trí cắm biển tới giao cắt.
2. Cấm hành vi vượt xe trong phạm vi giao cắt.
3. Cho phép hành vi vượt xe trên đoạn đường từ vị trí cắm biển tới giao cắt, và trong phạm vi giao cắt.

(Còn tiếp ----7)
 
Hạng D
4/5/12
4.401
26.584
175
pana999 nói:
thấy trên VOV có trả lời , xe chuyển qua làn bên phải chạy qua mặt xe đã chạy cùng làn, là dính lỗi vượt phải.
Luật của Nga mà đòi áp dụng ở VN sao được, bằng lái xe các nước không được sử dụng ở VN , nên ở VN chỉ áp dụng luật GT VN thôi 
24.gif
Con chó biết đọc cái 171 chưa?
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
tin_truc22 nói:
pana999 nói:
thấy trên VOV có trả lời , xe chuyển qua làn bên phải chạy qua mặt xe đã chạy cùng làn, là dính lỗi vượt phải.
Luật của Nga mà đòi áp dụng ở VN sao được, bằng lái xe các nước không được sử dụng ở VN , nên ở VN chỉ áp dụng luật GT VN thôi 
24.gif
Con chó biết đọc cái 171 chưa?

Vốt bác Tin_truc22 về dẫn chứng NĐ171.

Thực ra, trước khi NĐ171 ra đời và công nhận không có lỗi vượt phải trong trường hợp xe vượt lên ở làn bên phải trên đường có nhiều làn, thì điều này đã được các bác trên OS (trong đó cũng có mình, he he) tranh luận cách nay 2-3 năm (hình như khởi đầu từ bác Phantan, với ví dụ trên QL51) và kiên trì khẳng định "không hề có lỗi vượt xe về phía bên phải khi phương tiện đi trên đường nhiều làn, khi các xe đều ai đi làn nấy".

NĐ171 chỉ là lời khẳng định bằng luật cho ý kiến "không có lỗi vượt phải trên đường có nhiều làn xe" mà chúng ta đã từng chứng minh và kiên trì bảo vệ bấy lâu nay mà thôi.
 
Hạng D
17/4/06
2.744
786
113
51
tin_truc22 nói:
dawmgoodman ® nói:
52px-Inhalen.gif


có cái hình minh hoạ GiF đàng hoàng (xe tím vượt), nhưng nó lại k thấy cho lấn đường ngược lại. Phần chữ nói tuỳ quốc gia có nơi cho nơi không, nhưng tất cả đều không khuyến khích.
Em đọc Handbook của tụi Cali bản tiếng Việt có hướng dẫn vượt xe luôn, dùng làn vượt.
Nếu có làn vượt tức là làn đó không dành cho xe lưu thông liên tục, chỉ mượn tạm làn đó để chạy nhanh hơn xe trước rồi trở lại ngay làn cũ thì cũng coi là hành vi "vượt", mở rộng khái niệm vượt ra là 2 xe đang đi chung 1 con đường, phần đường hay 1 làn đường, xe sau muốn vượt lên xe trước và tái sử dụng lại phần đường làn đường đó thì bị coi là vượt, vậy thì xxx chỉ có thể bắt lỗi khi xe sau sau khi đã qua khỏi xe trước và trở lại làn đường đó ngay trong 1 khoảng thời gian, hoặc khoảng cách nào đó, tuy nhiên nếu xe sau chỉ là chuyển làn và duy trì chạy ở làn kia ( trái hoặc phải) với tốc độ cho phép cao hơn xe ở làn còn lại thì hành vi này không được coi là vượt.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
chienthang nói:
tin_truc22 nói:
dawmgoodman ® nói:
52px-Inhalen.gif

 
có cái hình minh hoạ GiF đàng hoàng (xe tím vượt), nhưng nó lại k thấy cho lấn đường ngược lại. Phần chữ nói tuỳ quốc gia có nơi cho nơi không, nhưng tất cả đều không khuyến khích.
Em đọc Handbook của tụi Cali bản tiếng Việt có hướng dẫn vượt xe luôn, dùng làn vượt.
Nếu có làn vượt tức là làn đó không dành cho xe lưu thông liên tục, chỉ mượn tạm làn đó để chạy nhanh hơn xe trước rồi trở lại ngay làn cũ thì cũng coi là hành vi "vượt", mở rộng khái niệm vượt ra là 2 xe đang đi chung 1 con đường, phần đường hay 1 làn đường, xe sau muốn vượt lên xe trước và tái sử dụng lại phần đường làn đường đó thì bị coi là vượt, vậy thì xxx chỉ có thể bắt lỗi khi xe sau sau khi đã qua khỏi xe trước và trở lại làn đường đó ngay trong 1 khoảng thời gian, hoặc khoảng cách nào đó, tuy nhiên nếu xe sau chỉ là chuyển làn và duy trì chạy ở làn kia ( trái hoặc phải) với tốc độ cho phép cao hơn xe ở làn còn lại thì hành vi này không được coi là vượt. 

Trong các phần tiếp theo họ sẽ có giải thích cụ thể sự khác nhau của 2 hành vi "vượt xe" và "vượt lên".
Nói ngắn gọn thì
"vượt xe" là 2 xe đang chung 1 làn, xe sau mượn làn của chiều ngược lại để qua mặt xe kia, sau đó về lại làn cũ.
Còn "vượt lên" là khi một xe chạy nhanh hơn xe cùng chiều.

Phải có yếu tố "chuyển sang làn của chiều xe ngược lại" thì mới được coi là "vượt xe - обгон", nếu không có yếu tố đó thì chỉ là "vượt lên - опережение"

Hành vi "vượt xe" chứa nhiều nguy hiểm, vì chạy "đối đầu" với xe ngược chiều, nên luật chế tài rất cụ thể khi nào được vượt xe, khi nào không.
Đặc biệt trong luật gtđb mới nhất của Nga năm 2013 cũng không có khái niệm "vượt xe về bên phải".

Còn hành vi "vượt lên" hoàn toàn không bị luật cấm tí nào.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
-------------- 7

Vượt lên (còn gọi là qua mặt)

Dưới góc nhìn của Luật gtđb thì "Vượt xe" và "Vượt lên" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Trích luật. Điều 1.
"Vượt lên" (Опережение) - là chuyển động của một phương tiện giao thông với vận tốc di chuyển lớn hơn vận tốc di chuyển của phương tiện giao thông cùng chiều.

(Nhắc lại luật:
Vượt xe (Обгон) - đó là hành vi di chuyển sang làn xe ngược chiều để vượt qua một hay một số phương tiện giao thông khác, rồi về lại làn xe đã lưu thông trước đó).

Hình #32
tema11_im32.jpg



Chính danh thì hành vi này cũng là hành vi "vượt lên". Tuy nhiên, với Luật gtđb thì bất kì hành vi "vượt lên" nào có liên quan đến việc phương tiện chuyển qua di chuyển trên làn của chiều xe ngược lại thì đều không được gọi là "vượt lên", mà gọi là hành vi "vượt xe".


Như vậy, hành vi vượt lên đơn thuần là các thao tác được thực hiện trên phạm vi mặt đường thuộc chiều đi của mình (không có thao tác chuyển sang làn đường của chiều xe đối diện).

Hình #33
tema11_im33.jpg



Do đó, khác hẳn với hành vi vượt xe, hành vi vượt lên có thể được thực hiện từ bên trái ...



Hình #34
tema11_im34.jpg


... cũng như từ bên phải.



Hơn thế nữa, khác với hành vi vượt xe, chưa thấy bao giờ, chưa thấy ở bất kì vị trí nào trên đường mà hành vi vượt lên bị luật cấm.



Hình #35
tema11_im35.jpg


Chi tiết hơn, ta thấy luật có cấm duy nhất hành vi vượt lên trong điều kiện giao thông đông đúc khi tất cả các làn xe thuộc chiều đi của mình đều chật cứng phương tiện giao thông rồi (theo tiếng Việt đó là hành vi lạng lách nhảy làn).


Chuyển làn trong điều kiện nói trên với mục đích chuyển hướng, quay đầu hay để dừng đỗ xe thì không bị luật cấm. Còn chuyển làn trong điều kiện đó để vượt lên xe khác thì bị luật cấm.

Hành vi vượt lên theo kiểu chuyển làn nói trên là hành vi vượt lên duy nhất bị luật cấm. Trong trường hợp đó, đương nhiên xe trên một làn này có thể di chuyển nhanh hơn xe trên làn khác. Theo luật thì hành vi đó cũng là vượt lên. Tuy nhiên, nếu vượt lên kiểu như vậy nhưng vẫn không rời khỏi làn mình đang đi thì chưa ở đâu và chưa bao giờ thấy bị luật cấm.


Ta có thể gặp một tình huống như sau trong tài liệu Tuyển tập các tình huống của Csgt CHLB Nga (ГИБДД, ГАИ)

Hình #36
tema11_im36.jpg


Người lái xe con trong khu đông dân cư có quyền vượt lên các xe tải theo quỹ đạo trên hình hay không?
1. Được phép
2. Không được phép

Tất nhiên câu trả lời là 1. Được phép. Trong tình huống này Luật không có bất kì điều cấm nào đối với hành vi vượt lên.


Thực ra, chúng ta có cơ sở để băn khoăn với lời phân tích về tình huống này trên trang mạng AVTO-RASSIA.RU, như sau: "Do lái xe con vào giao lộ trên Đường chính có 2 làn cho hướng mình di chuyển nên luật không cấm lái xe đó thực hiện hành vi vượt lên với 2 chiếc xe tải theo bất kì quỹ đạo nào (Khoản 11.4)".

Tôi sẽ không nhận xét vì sao tác giả đưa ra câu hỏi tình huống và câu trả lời như vậy, nhưng tôi khẳng định với các bạn rằng trong tình huống này chi tiết "khu đông dân cư" chẳng có gì liên quan, chi tiết "Đường chính" cũng chẳng có gì liên quan. Hơn nữa, toàn bộ Khoản 11.4 chỉ thuần tuý dành để quy định về hành vi "Vượt xe", chứ không phải về hành vi "Vượt lên".
Ngược lại với hành vi "vượt xe", hành vi "vượt lên" chưa bao giờ bị luật cấm tại bất kì vị trí nào trên đường, dù đó là đoạn đường trước giao lộ, sau giao lộ, hoặc ngay tại giao lộ.


(Còn tiếp ------8)
 
Hạng C
26/12/12
950
16
18
Cái vụ vượt xe với Vượt Lên này dẫn chứng rõ nhất và cụ thể nhất là xxx hay bắt ở trên cầu Phú Mỹ ạ.
2 bên đầu cầu không hề có bảng 411 hay 412, chỉ có quy định tốc độ cho phép là 60km/h cho cả 2 lane. Nhưng CSGT rất hay bắt lỗi này.
 
Hạng B2
5/3/09
329
24
18
đây không chỉ là luật, mà là những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lái xe, xem cũng biết thêm nhiều thứ và có thể làm theo để đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi người. cảm ơn bác chủ nhiều.