Hạng B2
8/12/13
388
546
93
Nhớ hồi đó còn nhỏ, đi xếp hàng mua đường, sữa, bột ngọt. Đang xếp hàng bị con mẹ mập mập tát cho một cái rồi vu là mình móc túi. Đến khi mọi người kiểm tra thấy không phải mới thôi. Vậy là âm thầm chờ đến lúc con mẹ đưa cái tem vô mua hàng, mình chụp luôn cái tem , bỏ miệng nhai luôn. Ha ha ha ... con mẻ khóc bù lu bù loa... sướng tê người... Giờ nghỉ vẫn còn thấy sướng...
 
Hạng D
25/8/16
2.861
5.998
113
Nhớ hồi đó còn nhỏ, đi xếp hàng mua đường, sữa, bột ngọt. Đang xếp hàng bị con mẹ mập mập tát cho một cái rồi vu là mình móc túi. Đến khi mọi người kiểm tra thấy không phải mới thôi. Vậy là âm thầm chờ đến lúc con mẹ đưa cái tem vô mua hàng, mình chụp luôn cái tem , bỏ miệng nhai luôn. Ha ha ha ... con mẻ khóc bù lu bù loa... sướng tê người... Giờ nghỉ vẫn còn thấy sướng...
Giờ còn làm trò đó nữa không bác, giờ tụi trẩu tre đi đâu tụi nó cũng vắt dao trong người mà còn chơi trò đó là nguy hiểm hà:3dcuoi:
Em 8x đời đầu nên cũng chẳng biết gì mấy vụ tem phiếu, chỉ biết không có sữa uống phải uống nước gạo, đi học chỉ nhét đúng 1 quyển vở sau lưng, suốt ngày ra ruộng mò cua, bắt cá, bắn chim, bắn bi, tán dép, tán mẻ, búng thun, ... nhớ nhất vụ làm xe bằng hộp thuốc lá bánh xe làm bằng nắp xi rum. Vậy chứ cũng làm đủ các thể loại xe ca, xe con, cont, tải ben :):):)
 
Hạng B2
31/10/16
397
528
93
57
Hồi đó thôn xóm khu phố sống với nhau tốt hơn bây giờ ( bà con xa không bằng láng giềng gần) có gây nhau cãi nhau chí chóe rồi cũng bỏ qua như chị em trong nhà, con nít qua nhà hàng xóm chơi, phá phách bị chủ nhà la mắng, đánh cho cũng không sao, ba mẹ nó còn xin lỗi rồi cám ơn vì dạy con dùm.
Gia đình mình có cửa hiệu nhiếp ảnh nho nhỏ, chủ yếu chụp và in tráng hình làm hồ sơ, CMND cũng bị họ dẹp tiệm, bắt vào hợp tác xã, vào đó thì các bác biết cách họ làm việc rồi, chủ nhiệm thì dốt( trong rừng ra mà) ai nhiệt tình xông xáo thì bị ghanh ghét, làm nhiều hay ngồi uống trà đều lãnh chế độ như nhau, điểm thi đua được tính theo sức trâu chứ không theo trí tuệ ( lao động nặng được 21 kg gạo/ tháng) ít xài tiền ( có đâu mà xài) việc học hành cũng không được chú trọng, giáo viên không mua nổi cái xe đạp, áo quần rách vá mạng lung tung, vào lớp ngồi đan lát và kể chuyện vui sau khi giảng bài học 1 cách sơ sài.
Mình phải nghĩ học để đi làm thợ xây, nuôi được người chị với 4 đứa em học tới nơi tới chốn, bố là lính chế độ cũ nên không có việc làm, chỉ phụ trách CLB nhiếp ảnh của TP.
Đến thời Nguyễn văn Linh mới mở cửa, đời sống dể thở hơn , người chị tốt nghiệp, đi dạy ở trung tâm, lúc đó mình mới có được chiếc xe đạp riêng( mua từng món về tự ráp lại.
 
Hạng D
27/5/13
1.524
1.909
113
Cái anh phó tiến sĩ đi Nga về bây giờ chắc hối hận dữ lắm.
------------------------------------------------------------------
:3dcuoigif: để lo cho cái bụng nó ưng, nhắm mắt đưa chân nhào vô hốt mấy chị mậu dịch viên răng hô. Giờ phải lo kiếm tiền cho thế hệ con cháu nó đi thẩm mỹ viện tút lại.
 
  • Like
Reactions: Icecream and nta139
Hạng F
16/7/15
6.356
26.899
113
:3dcuoigif:em là thế hệ 8x đời đầu ở Sông Bé cũng không biết gì nhiều, lúc đó ăn cơm gạo đen đen vàng vàng, ko có ăn bo bo. Nước tương nước mắm mua lit mấy ông bán dạo chạy xe đạp. Không biết làm từ chất gì luôn.
aaaa... cũng 8x Sông Bé đây...
chỉ nhớ là ngày đó:
- đi mua đèn dầu cũng khổ bỏ pà;
- cả cái huyện có 3 cái xe đạp 3 bánh, nhà có trẻ nhỏ phải tranh nhau mà mua; cái xe thì dỏm + sức tàn phá của con nít cả xóm => vài tháng là toi => tháo bánh xe gắn vô xe đẩy hàng chơi tiếp;
- đứa nào có chiếc xe đạp liên xô (loại trả ngược = thắng) thì cứ như thánh;

nói chung là em thấy đó chỉ là thời đau buồn, .... - cái câu: "miếng ăn là miếng bần hàn/bần cùng" gì đó chắc cũng từ lúc này mà ra!?!?!?
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng F
16/7/15
6.356
26.899
113
Em cân nhắc nhiều, hôm nay mới chém gió với mấy bác tí. Đầu 8x nên em cũng không được chứng kiến nhiều cho lắm nhưng theo em thì đó là thời điểm tệ hại của đất nước. Nó sinh ra những cái tiêu cực và còn ảnh hưởng sâu sắc đến ngày nay.
Trước tiên là việc độc quyền, các công ty nhà nước được tự quyết về chất lượng hàng hoá, giá cả và sự phân phối như thế nào. Em nghe chú em bảo có công ty giấy vệ sinh còn tính toán dân số Việt Nam là bao nhiêu để sản xuất số lượng hàng hoá cho khớp vì chẳng phải cạnh tranh với thằng nào cả. Điện, nước cũng vậy muốn cho thằng nào thì cho, muốn cúp lúc nào là cúp. Em còn nhớ cái cảnh phải ra đề bô nước xếp hàng chờ lấy nước theo giờ.
Rồi thì nó sinh ra cái tiêu cực khác là hối lộ và quan liêu, cái anh giữ chìa khoá đề bô nước đó rất có uy, bao nhiêu người phải nịnh nọt này nọ.

Việc phân phối theo nhân khẩu làm cho con người ta lười lao động, ai cũng được hưởng như nhau mặc dù đóng góp khác nhau. Em nghe kể lại là thời đó cứ đến giờ là hợp tác xã đánh kẻng để mọi người ra đồng làm việc, và ai cũng làm nhác biếng, chỉ làm cho có lệ vì cuối cùng mọi người cũng được chia phần bằng nhau. Nó ảnh hưởng đến thế hệ ngày nay, nếu bác nào có chứng kiến công việc ở các công ty ngày nay thì sẽ rõ hơn "làm cho hết giờ chứ không phải làm cho hết việc ". Không phải tự nhiên mà Việt nam được đánh giá là năng xuất lao động thấp hay nhiều người vn làm mới bằng 1 người ở nước ngoài.

Ai cũng biết là hiện tượng con ông cháu cha tồn tại cho đến ngày nay. Cứ con cháu trong nhà thì được cất nhắc vào vị trí quan trọng trong cơ quan mà chẳng cần biết là có tài cán gì hay không? Việc quản lý bởi những người không có năng lực như vậy dẫn đến sự phá sản của nhiều công ty quốc doanh, và dĩ nhiên là tiền bạc của nhà nước và các khoản nợ nước ngoài ngày càng tăng. Thay vì phấn đấu làm việc tốt, cống hiến tốt thì người ta chỉ lo quan hệ tốt, lấy lòng xếp, đến bây giờ thì ở nhiều cơ quan cái nghiệp vụ pha trà nó quan trọng hơn nghiệp vụ chuyên môn.

Thời kỳ đó lại sinh ra trộm cắp vì nhu cầu sống nhiều hơn khẩu phần được chia người ta phải trộm chính cái mình làm ra, phần khác thì ăn trộm chỉ vì đó là của chung chẳng ai thèm giữ. Chú em được vào lực lượng du kích xã (dân quân bây giờ) chỉ để canh kho nông sản nhưng thực tế thì đêm đến mạnh ai nấy lấy. Nếu liên tưởng thì ta sẽ thấy nó là cái "văn hoá " của người vn ngày nay.

còn nhiều cái khác nữa em để dành cho bác nào trực tiếp sống thời đó nhận xét cho nó "khách quan ".
chỉ có vài chục năm thôi, nhưng nói thật là không biết đến bao giờ mới có thể "sửa" được....
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng F
16/7/15
6.356
26.899
113
Hồi nhỏ em nhớ đi coi ké TV nhà giàu, phải tranh thủ tới sớm để dành chổ ngồi, có bữa buồn ngủ nằm ngủ tại chổ bị chủ nhà đá đít, kêu dậy đuổi về. Tức tới giờ nên mua cái 65 inch nằm coi cho sướng.
:3dcuoigif:
sinh ra ở thời này chắc cú là 90-99% đều đi coi ké :D
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng F
16/7/15
6.356
26.899
113
Những điều thời đó có: văn hoá cư xử tốt hơn giờ, cuộc sống nghèo nhưng thanh bình, nhẹ nhàng không căng thẳng, áp lực như cs bây giờ. Thuế má ít hơn (báo chí hồi đó toàn chửi bọn tư bản bóc lột, đánh thuế cao người dân). Biết xếp hàng. Học sinh học ít hơn giờ (3 tháng hè hs chơi mút chỉ, vào năm học mới gặp mặt nhau). Chắc chắn thực phẩm vệ sinh, tự nhiên và sạch hơn giờ (em nhớ mãi hương vị món ăn hồi đó như sợi bún hơi đen, không để lâu được vì dễ chua, miếng thịt heo chắc, ngọt.. nghĩ mà chảy nước miếng). Và có một nghề mà chỉ thời đó có, đó là sửa ác qui, rất phổ biến. Em học bài toàn dùng ắc qui thắp sáng
bơm gas hộp quẹt, bơm mực bút bi nữa chi anh :)
giờ cái hộp quẹt gas có 1-3k/cái (tùy tạp hóa CN nó chém)...