Hạng D
27/4/09
3.145
70
48
12
phongluu nói:
Chính xác Bác Tuandq . Tài tình chi lắm cho trời đất ghen .
080402cool_prv.gif
Quá hay .... nghệ thuật dùng chữ của Cụ Tiên Điền đương nhiên là siêu đẳng rồi tôi đâu dám mạn bàn .:) nủa chữ của cụ còn chưa học nổi nữa là ......
bash.gif
.Nhưng khi nghe chuyển sang " Tài hoa cho lắm cho trời đất ghen " nghe thì hiểu ý nhưng đọc lên thấy gờn gợn nên hơi lăng tăng tý đó Bác .:D . Tks .
Phong lưu : Có nhớ một câu chuyện hay phim xem lâu lắm rồi , viết thư pháp , nhìn chữ đoán người , cao nhân ấy đến xem thư pháp và phán : chữ đẹp nhưng sao thấy toàn mùi son phấn " , chỉ có đấu chấm ( .) này mới có vẻ cứng cáp là bậc trượng phu anh kiệt , phim nào , nội dung gì thì hocap quên mất nhưng đoạn phim và cách nhận định về thư pháp thì hay và ấn tượng quá .
" Còn với Kiều , .. Kiều vào trong giấc ngủ của hocap từ nhỏ qua lời ngâm của mẹ ., mẹ giải thích sao lại là kết cỏ ngậm vành vv . khi mẹ vào nam ngâm đoạn này nhiều lắm :
Sân lai biết mấy nắng mưa ,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm " .. mà có hiểu gì đâu bác, giờ những lúc buồn những lúc bĩ cưc lại lấy kiều ra đọc , từng câu từng câu
giờ mẹ đi rồi , bằng tuổi mẹ ngày ấy mới thấu , nhớ !, giá trong thời cuộc vần vũ này trên os, có khoảng lặng để bình kiều thì hocap tham gia nhé .
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
95.451
113
Thực ra với riêng tôi thì thư pháp tiếng Việt nó là một cái gì giống như một sự cưỡng ép vì tiếng Việt là loại chữ tượng thanh nên việc sử dụng những lý luận đối với chữ tượng hình hoàn toàn không ổn!
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
Đây là đoạn Thúy Kiếu sau khi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà .... nhớ đến cha mẹ và cố hương.
Từ câu 1043 - 1050 ........
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm?
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác, biết là về đâu? .......
Sân Lai: Sân Lão Lai.
Theo sách Cao Sĩ truyện: "Lão Lai Tử, người nước Sở, đời Xuân Thu, tuổi đã ngoài bảy mươi, mà còn cha mẹ già, ông thường mặc áo ngũ sắc sặc sỡ, ra múa ở trước sân, rồi giả cách ngã, khóc, như trẻ con, để làm cho cha mẹ vui". Đây nói bóng sân nhà cho mẹ, tức nhà mình.
Gốc tử: Gốc cây tử (loài cây thị).
Đây dùng chỉ cha mẹ, "gốc tử đã vừa người ôm" nói bóng cha mẹ đã già rồi. ( theo Tự điẻn Hán việt )
Bình kiều thì khó quá chắc tôi kg dám múa rìu qua mắt thợ , nhưng sẵn sàng lắng nghe và học hỏi các Bác .
@ Bác Tuấn : Quá chính xác mặc dù tôi cũng có treo vài bức thư pháp tiếng Việt ( tân thời ) nhưng treo với tinh thần hoài cổ và trang trí cho lạ mắt gần gũi với Á Đông thôi chứ TV mà viết kiểu Thư Pháp chỉ chứa đc cái hình của nghệ thuật này thôi chứ thần ý thì hơi gượng ....
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
24/9/11
399
15
18
tuandq nói:
Thực ra với riêng tôi thì thư pháp tiếng Việt nó là một cái gì giống như một sự cưỡng ép vì tiếng Việt là loại chữ tượng thanh nên việc sử dụng những lý luận đối với chữ tượng hình hoàn toàn không ổn!
Nói đến thư pháp là nói đến khổ luyện, thư pháp có thể tu thân dưỡng tính, uốn nắn tình cảm ... bác ợ. Thư Pháp tiếng Việt thì nó bắt nguồn từ: "yêu thích viết chữ đẹp và nghệ thuật thư pháp, nhưng lại không rành tiếng Hán" từ thủa thập niên 1950 - 1960, bây giờ bác yêu thích mà treo chữ Hán thì chắc chỉ có bác hiểu.
Riêng em thấy các đại ca (mà em quen) treo Thư Pháp chữ Việt ở phòng khách hay phòng làm việc đều là Ngụy Quân Tử - nhất là các đại ca thích chữ Vô.
 
Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Kính các bác! em gõ sai chữ " chi" thành chữ " cho" nên các bác sửa hộ thế là chí phải rồi ạ.

Thư pháp chữ Việt chỉ là mài mực rồi phóng bút cho vui thôi chứ chẳng thể so sánh như thư pháp thực sự của chữ Hán, em mài mực học ( vẽ ) viết chữ Hán trẹo tay vẫn chưa trông ra được cái gì, nên chẳng dám nguệch ngoạc, còn chữ Việt thì... viết sao cũng được, vì làm gì có chuẩn để bình, miễn là trông nó phơ phất, đậm nhạt hay gân guốc một tẹo là trông lạ mắt rồi!.
 
Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Nhân các bác nói Kiều và các điển tích nên góp lời: mấy cái điển tích xưa kiểu như " sân lai, bóng hòe, kết cỏ ngậm vành..." thiệt là bây giờ nói ra lắm người không hiểu. Em hồi còn lớp 3 lớp 4, hè về quê chơi cả tháng không có gì để đọc ( em nghiện đọc ! ) lục tủ ông bà có được cuốn Sử ký Tư Mã Thiên và cuốn Thành ngữ, điển tích, danh nhân tự điển dày cồm cộp, thế là trưa nào cũng ôm 2 cuốn đó đọc riết đâm ra ... hiểu chữ ;), rồi hiểu sử luôn.
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
Mấy bức này ở đâu vậy Bác PNhan ơi ?
@ Bác PhuNhan hình như là chi của Khoa ?