để em hiền
1/4/05
3.816
98.283
113
Đúng là ở đời cũng ko biết trước được mọi sự, nhưng việc đầu tiên là cứ rõ ràng, công bằng với chúng nó từ đầu còn hơn là để sau này ae nó kéo nhau ta Tòa "vô phước đáo tụng đình":D
Em nghĩ nhà anh chủ thớt cũng vậy, con cái họ sống tới chớt cũng có chiện gì xảy ra đâu, nhưng tới đời cháu thì chiện đã đổi, khả năng cao là rơi vô đúng trường hợp em ví dụ cho anh ở trên á. :)
 
S09 confirmed
Hạng D
10/9/09
1.278
11.935
133
Vậy túm lại là anh @VinhB chơi trác làm em tưởng thật, chứ anh đổ thừa chính quyền làm ẩu thì tội nghiệp quá.
Làm em mừng hụt, tưởng đâu ngon !
 
Trùm Cô
27/11/07
839
49.162
93
Em mới mua cách đây chưa đầy 1 tháng công chứng tại Quận 3, đang chở ra sổ, có mỗi mình em ký chả thấy yêu cầu thêm gì. Anh chỉ ra cho em nó sai ở khúc nào trong văn bản luật để rút kinh nguyệt.

Luật gần đây bắt khi mua vẫn phải có giấy tình trạng hôn nhân. Một số phòng cc dễ thì bỏ qua.
 
Hạng B2
22/8/08
398
5.724
93
Gia cảnh vậy, ts Dônni tư vấn vậy là chuẩn rồi. Y kế thi hành thiên hạ sẽ thái bình.
Bọn kia có lấy đc 50%, thậm chí 100% thì chúng cũng chả thèm nhìn mặt nhao đâu.
Thằng nào đi đòi nhà đã cho cách đây 20 năm thì nhìn mặt làm gì?
 
Hạng D
29/1/13
1.354
16.582
113
Chuyện thế này, A có 2 con, 1 trai 1 gái. A làm di chúc tài sản (nhà + đất) để lại cho con gái. Tài sản đã được sang tên qua con gái theo di chúc sau khi A qua đời. Nay con gái làm giấy cho tặng cho con (cháu ngoại) và cũng đã được sang tên cho con. Tuy nhiên, các con của con trai của A (cháu nội) lại muốn chia 1/2 phần tài sản đó. Câu hỏi là làm thế nào để giữ được tình cảm với các người cháu nội này nhưng không chia tài sản kia cho họ.

Lưu ý: Người con trai đã qua đời cách đây khoảng 8 năm. Việc thừa kế có hiệu lực cách đây 14 năm. Việc cho tặng được thực hiện trong 2018.
Nhờ chủ thớt thêm thông tin.
1.A tại thời điểm lập di chúc là cả ông và bà hay chỉ là 1 người.
Nếu A chỉ là 1 người thì phải xác định tài sản được di chúc thuộc 2 vợ chồng A hay chỉ thuộc 1 mình A . Phải xác định tài sản hình thành trong thời gian hôn nhân của A .
Nếu ts hình thành trong thời gian hôn nhân của A mà người vợ hay chồng của A mất mà không để lại di chúc cho ông hoặc bà A thì người con trai và con gái sẽ được 1 phần theo luật. Nếu tại thời điểm vợ hoặc chồng A mất thì người con trai bao nhiêu tuổi dưới 16 hay 18 t
Nếu ts đó hình thành trong thời gian độc thân của A ( mua ts sau khi vợ hoặc chồng A li dị hoặc mất) thì ts đó thuộc quyền quyết định của A . Khi đó cháu ngoại của A hoàn toàn yên tâm.
2.Tại thời điểm làm di chúc cho con gái người con trai bao nhiêu tuổi còn vị thành niên hay không ?
Nếu tại thời điểm lập di chúc người con trai dưới 18 tuổi hay 16 tuổi ( không nhớ rõ ) thì xem như di chúc vô hiệu.
Mấy cháu nội đều là dân kịnh doanh nhà đất giàu có chắc chắn hiểu biết luật nhất định.
Còn các bác nói công chứng sang tên thực hiện di chúc xong xuôi rồi là đúng luật thì cũng chưa hẳn. Nhiều khi tiền nó làm trôi tuốt đi bao nhiêu thứ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
16/12/14
117
6.185
93

1.A tại thời điểm lập di chúc là cả ông và bà hay chỉ là 1 người:

Ông mất trước năm 1945. Bà di cư vào nam năm 1954, mua đất dựng nhà. Nên nó là tài sản riêng của bà.
2.Tại thời điểm làm di chúc cho con gái người con trai bao nhiêu tuổi còn vị thành niên hay không ?

Tại thời điểm lâp di chúc thì con trai cũng 60 tuổi rồi. Con gái 50 tuổi. Cả hai đều có khả năng tự chủ kinh tế nuôi thân, nuôi con.

Con gái thừa kế nhà đó 14 năm nay, sống trong căn nhà đó, và có giấy sở hữu nhà đứng tên riêng căn nhà đó. Tài sản lúc làm thừa kế và nhận thừa kế giá trị rất thấp. Trong suốt thời gian 14 năm đó không có bất kỳ tranh chấp từ phía anh trai (đã chết cách đây 8 năm) và các cháu. Năm 2018, người con gái thấy mình già rồi nhưng còn minh mẫn đã làm giấy tặng cho con. Vấn đề phát sinh từ thời điểm này, khi nghe tin này, các cháu nội của bà muốn người con của người con gái chia 1/2 tài sản đó.

Cần chú ý là tài sản đã tăng giá nhiều lần nhờ sốt đất. Về mặt sở hữu thì con của người con gái đã đứng tên sổ hồng, và về dịch chuyển sở hữu là 3 lần rồi. Bà-> con gái-> cháu ngoại.

Cái quan tâm là làm sao giữ được hòa khí tình cảm với các người anh em họ kia, nhưng không phải chia tài sản vì theo luật và lý thì chả việc gì phải chia cả.
 
Trùm Cô
27/11/07
839
49.162
93
Mình cùng ý với anh gì ở trên, chẳng cần lăn tăn việc giữ hoà khí với người không đàng hoàng, tham lam cả.
 
Hạng C
20/1/18
533
75.782
103
Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung quy định:
“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Giấy chứng nhận quyền sở hữu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác”.
Luật yêu cầu phải ghi nha anh. Công chứng cho ghi 1 mà ko yêu cầu gì là làm ẩu, chắc họ mặc định lúc bán sẽ đòi đủ giấy.
Về quy trình đăng ký, cập nhật biến động khi chuyển dịch tài sản bắt buộc phải đăng ký có nhiều điểm khác nhau giữa các quận, huyện trong thành phố.
Phổ biến hiện nay là khi ký công chứng hợp đồng chuyển nhượng ký bình thường chỉ 1 người mua, nhưng khi đăng ký cần xác nhận tài sản riêng nếu đã kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu độc thân, rồi lại thêm vụ một sổ đứng tên chung, đồng sở hữu, mỗi người một sổ...loạn xà ngầu cả lên. Nên ý kiến của mấy anh về vụ này đều đúng tuỳ trường hợp. Khi ký công chứng, họ tư vấn luôn làm sẵn các văn bản cần thiết để tiện cho đăng ký tại từng địa phương.
 
Hạng D
29/1/13
1.354
16.582
113
1.A tại thời điểm lập di chúc là cả ông và bà hay chỉ là 1 người:

Ông mất trước năm 1945. Bà di cư vào nam năm 1954, mua đất dựng nhà. Nên nó là tài sản riêng của bà.
2.Tại thời điểm làm di chúc cho con gái người con trai bao nhiêu tuổi còn vị thành niên hay không ?

Tại thời điểm lâp di chúc thì con trai cũng 60 tuổi rồi. Con gái 50 tuổi. Cả hai đều có khả năng tự chủ kinh tế nuôi thân, nuôi con.

Con gái thừa kế nhà đó 14 năm nay, sống trong căn nhà đó, và có giấy sở hữu nhà đứng tên riêng căn nhà đó. Tài sản lúc làm thừa kế và nhận thừa kế giá trị rất thấp. Trong suốt thời gian 14 năm đó không có bất kỳ tranh chấp từ phía anh trai (đã chết cách đây 8 năm) và các cháu. Năm 2018, người con gái thấy mình già rồi nhưng còn minh mẫn đã làm giấy tặng cho con. Vấn đề phát sinh từ thời điểm này, khi nghe tin này, các cháu nội của bà muốn người con của người con gái chia 1/2 tài sản đó.

Cần chú ý là tài sản đã tăng giá nhiều lần nhờ sốt đất. Về mặt sở hữu thì con của người con gái đã đứng tên sổ hồng, và về dịch chuyển sở hữu là 3 lần rồi. Bà-> con gái-> cháu ngoại.

Cái quan tâm là làm sao giữ được hòa khí tình cảm với các người anh em họ kia, nhưng không phải chia tài sản vì theo luật và lý thì chả việc gì phải chia cả.
Theo thông tin bác đưa chắc chắn tại thời điểm di chúc người con trai giàu có nên có thể đồng quan điểm với mẹ là cho chị(em) gái có nhiều khó khăn hơn mình . Nên yêu cầu mẹ di chúc cho chị ( em ) gái của mình tránh tranh chấp cho các cháu về sau. Cũng đã tư vấn cho nhiều gia đình có hoàn cảnh như vậy.
Vậy đã rõ ! Lòng tham của cháu nội thì sẽ chẳng thể nào giữ hòa khí . Nhưng tốt nhất tổ chức buổi họp mặt vui vẻ mời đại diện cháu nội ngồi cùng luật sư giải thích rõ cho họ để họ có suy nghĩ đúng lại. Sau đó Còn có hòa khí hay không khi đó thuộc về các cháu nội. Cháu ngoại đã làm đúng đủ trên tinh thần cố giữ hòa khí rồi
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
4/7/12
179
2.830
93
42
Trước đây có hòa khí hay không mà giữ vậy anh?
Trước đây tình cảm hai bên ntn? Có thường xuyên gặp nhau, giúp đỡ nhau không?