Hạng D
25/2/09
1.230
73.246
113
Đọc đến đây thì mình hiểu rồi. Ông bà trước khi kia đã hỏi 2 anh em về việc xử lí tài sản của mình ntn thì người anh bẩu: Ts cha mẹ là của chung nên ae ai đứng tên cũng được, nay cứ để cho em nó đứng tên và ở coi như giữ lại một kỉ niệm của ông bà.

Trước khi chết người anh có dặn con mình rằng: Căn nhà đó có một phần hương hỏa của ba do ông bà để lại, nay dì đang ở. Chừng nào dì mất hay bán đi thì các con lấy lại một nửa mà chia nhau, coi như là phần của ông nội cho các con.

Mấy người con(cháu) tuy không nghèo nhưng đây là phần thừa kế từ ông nội và cha để lại nên họ quyết lấy cho đúng luật(?). Do bên nhà người dì(em ba) chưa biết vì lí do gì mà lại sang tên qua con gái(cháu)? Nếu vì mục đích vay mượn, cầm cố làm ăn thì không sao, nếu vì dã tâm muốn chiếm trọn tài sản thì case này khỏi giải quyết nữa, xong rồi. Nếu khó khăn thật thì 2 người cháu kia cũng chả lấy làm gì vì anh em cô cậu một nhà mà.
Tới phần gay cần rồi nè. Hay nhen :rolleyes:
 
Hạng B2
14/9/16
154
4.292
93
Vậy túm lại là anh @VinhB chơi trác làm em tưởng thật, chứ anh đổ thừa chính quyền làm ẩu thì tội nghiệp quá.
Làm em mừng hụt, tưởng đâu ngon !
Em giải thích theo luật có trích dẫn mờ. Nói chứ em đi học nó dạy vậy, đi mua bán nó cũng y chang, đâu biết chỗ mấy anh chơi kiểu xả láng đâu :))
 
Hạng B2
14/2/14
352
12.015
93
Luật VN nè:
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã "tuýt còi" quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa được sửa đổi. Theo Thông tư số 23/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất: Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đổi tên, thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân, địa chỉ thì ghi “Người sử dụng đất (hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất)... (ghi cụ thể nội dung thay đổi: đổi tên, thay đổi Chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận đầu tư) từ ... thành ... (ghi thông tin trước và sau khi thay đổi) theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”. Sau khi họp bàn với các đơn vị liên quan, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng Luật Đất đai năm 2013 không quy định trường hợp thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân cũng như thay đổi Chứng minh nhân dân phải đăng ký biến động. Hơn nữa, tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 43/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai cũng chỉ giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp mà không hề giao quy định chi tiết các thay đổi phải xác nhận. Do đó, việc Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Thông tư 23/2014 xác nhận thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân, địa chỉ, trong đó có xác nhận thay đổi về Chứng minh nhân dân là không phù hợp với quy định của pháp luật. “Quy định xác nhận thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân, địa chỉ nêu trên tiềm ẩn nguy cơ gây phiền hà, tốn kém cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, trong đó có việc người dân được yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan tài nguyên và môi trường về thay đổi Chứng minh nhân dân từ 9 số sang 12 số (hiện nay là 12 số trên thẻ Căn cước công dân - PV) trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mặc dù trước đó người dân đã thực hiện đầy đủ thủ tục đổi Chứng minh nhân dân theo quy định về Chứng minh nhân dân”- văn bản của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nêu rõ. Theo Bộ Tư pháp, đầu năm 2016, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có công văn về việc xác nhận thay đổi thông tin về tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trong đó đề nghị “Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai chỉ thực hiện việc xác nhận thay đổi số Chứng minh nhân dân trên Giấy chứng nhận và hồ sơ địa chính khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu xác nhận thay đổi số Chứng minh nhân dân hoặc kết hợp thực hiện các thủ tục đăng ký biến động”. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng, công văn này có thể xem là giải pháp để khắc phục hạn chế, bất cập, ngăn chặn hậu quả tiêu cực có nguy cơ phát sinh từ Thông tư số 23/2014 nhưng nội dung có dấu hiệu trái pháp luật trên cần được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý bằng văn bản. Mặc dù Bộ Tư pháp đã có văn bản “tuýt còi” Thông tư 23/2014 từ nhiều tháng nay nhưng đến chiều 29/11 trả lời PV Dân trí, lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thừa nhận nội dung trên vẫn chưa được sửa đổi.
 
Hạng D
2/3/11
2.337
32.427
113
Người em lấy hiện vật (bđs), ng anh lấy hiện kim. Lúc đó 2 thứ tương đương. Giờ hiện vật tăng gấp 100 lần thì mọi thứ nó lại khác.
 
Hạng F
2/3/14
12.223
128.881
113
Kouler quăng cục xương tưởng tượng các anh lao vào gặm :p
Tham do bđs tăng giá mà thôi. Chứ nhà ở hóc bò tó Củ Chi chả tranh nhau đâu.