Như đã nói, các hãng muốn giữ giá cao cho xe lắp ráp trong nước thì phải bắt tay nhau không giảm giá xe nhập, điều đó đã xảy ra như mọi người đã thấy. Nhưng chỉ một hành vi bắt tay nhau là chưa đủ, bởi nếu các hãng không nhập thì doanh nghiệp khác hoặc cá nhân sẽ nhập khi thuế giảm. Do vậy, họ cần phải có cái áo giáp thứ hai: độc quyền nhập khẩu. Muốn tìm hiểu vấn đề này, chúng ta hãy quay về bối cảnh thông tư 20/2011/TT-BCT (thông tư 20) ra đời để biết mục tiêu của nó là gì.Có một ý kiến làm nhiều người không thích, kể cả tôi, đó là các hãng bắt tay nhau để giữ giá nhằm nâng cao lợi nhuận dù cho nhà nước có giảm thuế. Nhưng phải nói thẳng rằng ý kiến đó ......quá chính xác.
Trên thương trường ô tô, không hãng nào có khách hàng riêng cho mình. Ví dụ như một người có được 800 triệu để mua xe, người đó sẽ soi tất cả các loại xe trong tầm giá đó trở xuống để tìm loại xe có công năng tốt nhất theo ý mình. Do đó, các hãng thường "nhìn" nhau để ra đòn khuyến mãi hay thay đổi kiểu dáng, công năng tranh giành khách hàng. Nhưng đó là chuyện giành giật khách hàng, là quá nhỏ so với món lợi lớn hơn là thị trường xe lắp ráp trong nước - con gà đẻ trứng vàng. Như đã phân tích, nếu các loại xe nhập khẩu có giá khoảng 700 triệu giảm được 50 triệu, tất cả các loại xe lắp ráp trong nước sẽ phải giảm 100 triệu để duy trì thị phần của mình. Cho nên nếu chỉ một loại xe nhập khẩu giảm, sẽ làm ảnh hưởng dây chuyền sụp đổ về giá của cả "ổ gà" xe lắp ráp trong nước. Muốn giữ được cả "ổ gà" đẻ trứng vàng, các hãng xe phải có sự liên kết để đồng lòng không giảm giá xe nhập khẩu.
Thực tế điều đó đã xảy ra, kể từ ngày 01/01/2017, xe nhập đã được giảm 10% thuế nhập khẩu theo lộ trình của Hiệp định thương mại VN - Asean, nhưng tất cả các xe nhập đều giữ nguyên giá bán, cứ như không có chuyện gì xảy ra. Các hãng nhập xe ung dung bỏ túi khoản chênh lệch do được giảm thuế, và quan trọng hơn, giữ được giá của cái "trứng vàng" - xe lắp ráp trong nước - thêm một thời gian nữa.
Tuy nhiên, để làm được điều này, chỉ có động tác bắt tay nhau là chưa đủ bóp méo thị trường. Bởi nếu trong kinh tế thị trường tự do, nếu hàng hóa đó bên ngoài nhập về VN mà có lời thì các doanh nghiệp khác sẽ nhập hàng về, thậm chí là cá nhân, như tôi và các bác (các mợ) cũng sẽ mua xe từ bên ngoài về chạy cho sướng, tội gì chờ các hãng nhập? Yếu tố thứ hai quyết định việc này chính là một cái "áo giáp" còn lợi hại hơn hàng rào thuế giúp cho các hãng bảo vệ xe lắp ráp trong nước. Phần sau tôi sẽ phân tích tiếp cái "áo giáp" này cho mọi người, và đây cũng là nguyên nhân làm tôi đoán sai về giá sau ngày 01/01/2017.
Các hãng xe bắt đầu bước chân vào VN từ năm 1995 đến 1997, sau nhiều năm xây dựng dây chuyền "sản xuất hiện đại", các dòng xe đã tung ra thị trường với hàng rào chắn thuế cho xe nhập khẩu hơn gấp đôi giá trị mua tại nước ngoài. Thế nhưng, hàng lắp ráp trong nước vẫn ì ạch không bán nổi vì chất lượng quá "siêu việt" so với hàng ngoại nhập mà giá thành lại ..... suýt bằng. Vì lúc đó, xe nhập tuy đã cao thuế vẫn được tự do nhập về VN và người tiêu dùng có dịp so sánh để lựa chọn, dĩ nhiên là thà cố thêm để mua xe nhập cho ra dáng .....xe hơi. nếu không cố thêm được thì thà là mua xe nhập khẩu đã qua sử dụng mà chất lượng còn tốt hơn nhiều.
Đỉnh điểm của giai đoạn này là năm 2010 - 2011, khi các showroom tư nhân phát triển khắp nơi và có một số hệ lụy nhỏ như bán không thể bảo hành (dĩ nhiên, hàng nhập mà), chất lượng xe cũ không được giám sát (xe cũ thì lúc nào chẳng có, bây giờ cũng vậy). Và để "lập lại trật tự" cho xe nhập khẩu, thông tư 20 ra đời "chỉ" bổ sung có hai điều khoản nhỏ:
Một là phải được chính hãng nhập hoặc ủy quyền, hai là phải có cơ sở bảo dưỡng, bảo hành được Bộ Giao thông vận tải cấp.
Thông tư 20
"Nhờ" thông tư này, xe nhập khẩu đã biến mất, chỉ còn vài dòng xe do chính hãng nhập để "làm giá" cho những con xe lắp ráp trong nước và phục vụ những đối tượng vẫn còn .....vọng ngoại. Bởi vì các hãng lắp ráp xe trong nước lại được độc quyền nhập khẩu xe thì .....ngu gì nhập nhiều cho giá giảm ảnh hưởng con gà đẻ trứng vàng? Còn ủy quyền cho doanh nghiệp hay cá nhân khác nhập xe? Mơ đi bạn.
Chính vì vậy, giá xe nhập đã cao càng vọt cao hơn, đến hơn gấp 3 lần giá trị mua tại nước ngoài. Nhờ vậy, khi đã bịt kín được lỗ rò rỉ bên ngoài có thể cung cấp thức ăn khác cho con cá (người tiêu dùng), họ ung dung dùng thức ăn kém chất lượng để câu cá trong hồ lên .....xơi thôi.
Lý giải cho TT 20, Bộ CT nói rằng hai điều kiện của TT này chỉ là .....thủ tục hành chính mà thôi nên không vi phạm khái niệm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. (Cũng cần giải thích thêm về ngành nghề có điều kiện theo quy định, đó là những ngành nghề phải có tay nghề, trình độ chuyên môn nhất định do ảnh hưởng đến tính mạnh con người, an ninh quốc gia như tài chính, y dược, còn ngành nghề ô tô thì không). Ngôn ngữ tự điển VN không biết đã bổ sung chuyện này chưa, xin chính hãng cho nhập xe và đầu tư dây chuyền bảo dưỡng, bảo hành xe ô tô là .....thủ tục hành chính? Chắc phải nhờ tiến sĩ ngôn ngữ học nào đó bổ sung thôi.
Lý giải TT 20
Vấn đề là đến ngày 01/7/2016, thông tư 20 đã hết hiệu lực, nhưng tại sao thị trường nguyễn .... y vân?
Ai muốn giữ TT 20?
(còn tiếp)
Chỉnh sửa cuối: