Cuối cùng vẫn là nỗi lo thiếu hụt ngân sách mà thôi. Giảm giá, tăng doanh số, hay tăng giá, giảm doanh số, phương án nào hơn? Nhìn qua thì có vẻ tổng không đổi, nhưng thực tế, trong cái hoàn cảnh quy mô sản xuất cò con, dây chuyền thiếu hiện đại, không có công nghiệp phụ trợ, tư duy khôn lỏi chộp giật này, thì có muốn tăng sản lượng để giảm giá cũng …chịu, thế nên thuật ngữ “áp lực doanh số” chỉ tồn tại ở cấp…đại lí trở xuống. Còn ở trên cao kia, tớ đã được bảo hộ, nên tớ thích thì tớ lắp, lắp ráp được bao nhiêu bán bấy nhiêu, tưởng có tiền mà mua được à. Do đó, chọn phương án tăng giá, giảm doanh số là …phù hợp với túi tiền ngân sách trong hoàn cảnh hiện tại hơn cả. Cái gọi là “nền công nghiệp ô tô” ấy sẽ cứ mãi tồn tại và nộp ngân sách bằng cách hút máu chính người dân nước mình, chứ đâu có cung cấp được cho người dân sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lí so với mặt bằng để nâng cao chất lượng sống, hay xa hơn là mang được đồng ngoại tệ nào về? Thế rồi còn lòng dân? Niềm tin của người tiêu dùng? Còn sức khỏe, tính mạng của biết bao con người? Còn gánh nặng phúc lợi xã hội và hệ thống giường bệnh? Còn tương lai của những đứa trẻ mồ côi cha mẹ vì tai nạn xe máy? Hay thậm chí là tầm tư duy, khi mà chiếc xe chỉ là phương tiện đi lại, thì chúng ta lại mất quá nhiều thời gian và tiền bạc dành cho nó, cũng chính là đã mất chi phí cơ hội mà lẽ ra phải dùng để đầu tư vào những điều lớn lao hơn thế. Tất cả sẽ tạo ra một hệ lụy vô cùng to lớn mà không thể nào cân đong đo đếm nổi.
https://methongthai.org/doan-chat-c...rce=AnhTp&utm_medium=Social&utm_campaign=lncs
https://methongthai.org/doan-chat-c...rce=AnhTp&utm_medium=Social&utm_campaign=lncs