Một khách hàng em từng tư vấn sử dụng dây chuyền nước giải khát của KRONES thấy tốc độ chạy gấp 2 lần của các bác Tàu Khựa (Nanjing) , vận hành thì chỉ cần khoảng 5 người so với 35 người bên kia, mỗi tội giá em nó gấp 5 lần + bảo hành thì chỉ có mua đồ chính hãng vả nhân viên Krones qua sửa, đồ bon Tàu Khựa thì cứ mang ra Nhật Tảo gia công là chạy (phọt phẹt)
vwbeetle nói:hồi xưa bọn em học vẽ kỹ thuật mà có bộ bút vẽ rotring và thước vẽ của steadler của germany thì sướng lắm các bác ạ.
Ừ quên mất thương hiệu này, bên cạnh Faber-Castell thì thương hiệu Staedler cũng nổi như sóng trào ở châu Âu cũng như trên TG
Cả 2 thương hiệu Faber-Carstell và Staedler đều ra đời từ thành phố Nuernberg ở tiểu bang Bavaria từ thế kỷ 17 và 18. Riêng tên tuổi của Staedler cũng gắn liền với bút chì, bút bi và các loại bút vẽ kỹ thuật [link]http://en.wikipedia.org/wiki/Staedtler[/link]
Nhà máy của Stadleer 150 trước đây đã cho ra đời mỗi năm hơn 2 tr. cây bút chì:
Chiếc bút chì Staedler bao năm vẫn không thay đổi:
với 14 độ mềm khác nhau:
http://www.staedtler.com/...taedtler?ActiveID=2195
Ngày nay các văn phòng ở Đức đều trang bị cho nhân viên dùng bút Staedle, vài người đồng nghiệp của tôi cũng có vợ con làm cho hãng Staedler
Các bác có thể đặt một câu hỏi mà bản thân tôi cũng hay đặt ra là tại sao những thương hiệu này vẫn có thể sống tốt được ngày hôm nay, trong hoàn cảnh cạnh tranh gắt gao của hàng TQ có giá rẻ hơn nhiều lần, bác nào là chuyên gia KT thử giải nghĩa cho bà con xem tại sao ? Trong khi chờ đợi ta cùng xem 1 video về quá trình sx bút chì hoàn toàn tự động của Staedler ngày nay:
Video quảng cáo của Staedler: "Perfection made in Germany!"
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=eBhl_ZP_xYs[/tube]
Còn rất nhiều các thương hiệu gia đình khác của Đức đã trở nên những thương hiệu quốc tế, thí dụ trong lĩnh vực thể thao như anh em nhà adidas và puma, hoặc trong lĩnh vực bán hàng hoá như hai anh em nhà Aldi ... cũng đều là những hãng có lịch sử rất đặc sắc ở Đức, rỗi rãi sẽ lại tám thêm với các bác
Lại tám tiếp với các bác, lần này là về 2 thương hiệu Adidas và Puma như đã nói ở trên
Lịch sử của 2 thương hiệu quần áo thể thao lớn nhất TG hiện nay bắt đầu từ một thị trấn nhỏ có tên là Herzogenaurach cũng thuộc tiểu bang Bavaria, cách TP Nuremberg gần 30km về phía Tây bắc.
Ông Adolf Dassler sinh năm 1900 tại Herzogenaurach. Sau khi học xong nghề làm giày, ông đảm nhiệm lại xưởng giày của người cha năm 1920. Tới năm 1924 thì người em tên Rudolf cũng gia nhập xưởng này. Sau rất nhiều thay đổi và cải tiến, tới năm 1925 người anh đã có nhiều đăng ký phát minh bản quyền cho các loại đế giày cho các đôi giày thể thao của mình.
Sang tới năm 1947 người em Rudolf rời hãng chung để thành lập ra hãng "Puma" cũng chuyên về giày thể thao. Xưởng giày của Rudolf Dassler lúc đó có tên "Sportschuh Fabrik Herzogenaurach" (nhà máy giày thể thao Herzogenaurach). Người em cũng đặt tên cho thương hiệu giày, cũng như lấy logo là Puma (con báo).
Tháng 8 năm 1948, anh trai nhà Dassler lập nên nhà máy giày thể thao khác có tên là Sportschuhfabrik (Nhà máy giày thể thao). Ông này gắn lên các đôi giày của mình 3 vạch với mục đích gia cố cho đôi giày thêm vững chắc (do keo của Đức hồi đó chắc chưa tốt như keo con voi ở nhà mình bây giờ ?). Nhưng cũng từ đó thì 3 vạch này đã trở thành thương hiệu (logo) nổi tiếng gắn với tiếng tăm của Adidas. Sang tới năm 1958 Adolf Dassler mới đặt tên hãng là "Adidas". Tên này là ghép tên gọi thân mật của ông là "Adi" với tên họ "Dassler" của giòng họ cùng với nhau.
Hai hãng giày thể thao anh em này tuy là có nguồn gốc từ hai anh em ruột thịt mà ra như thế nhưng đã cạnh tranh nhau rất mạnh, thậm chí có lúc đã chia thị trấn nhỏ Herzogenaurach ra làm 2 phe, một phe "theo" Adidas và một phe "theo" Puma. Thí dụ các thành viên vợ chồng con cái trong một gia đình thì thông thường là chỉ làm cho một hãng, chứ không có chuyện làm lẫn lộn cho cả hai, vì tới bữa ăn cơm tối trong GĐ sẽ khó nói chuyện với nhau
Cuối cùng thì khách hàng vẫn được lợi nhất nhờ việc cạnh tranh quyết liệt của hai anh em nhà Dassler. Nếu như trong những năm đầu thành lập, Adidas chỉ có hơn 70 nhân viên và Puma có 50 nhân viên thì sau 30 năm phát triển và cạnh tranh, tới năm 1970 thì Adidas và Puma đã là hai hãng làm đồ thể thao lớn nhất TG với hàng chục ngàn nhân viên trên TG.
Sau chiến thắng vô địch TG lần đầu tiên của đội tuyển CHLB Đức ở TS năm 1954 thì hãng tài trợ hồi đó cho đội bóng tuyển CHLB Đức là Adidas (tới nay cả thảy đã 12 lần) đã thực sự đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng nhất TG về sx các loại giày dép, quần áo, túi xách và dụng cụ thể thao!
Đặc biệt đáng nói là những cố gắng phát triển của Puma. Hãng em này đã có rất nhiều cố gắng để cạnh tranh hiệu quả với hãng anh Adidas, cũng như bứt ra được khỏi cái bóng quá lớn của người anh Adidas. Sau hơn 50 năm phát triển, Dassler em PUMA (được biết với tên chính thức là PUMA AG Rudolf Dassler Sport) nay là một công ty đa quốc gia nổi tiếng về sản xuất trang phục thể thao ở Đức và cũng là công ty được biết đến nhiều nhất với các mẫu giày đá bóng. Puma tài trợ rộng khắp cho hơn 30 đội tuyển quốc gia và cũng tài trợ cho nhiều siêu sao bóng đá như Pele, Johan Cruijff, Maradona ... Puma cũng là nhà sản xuất chính trang phục và giày cho các tay đua, đặc biệt là cho Formula One. Ngày nay, thương hiệu Sportslifestyle Puma được tin dùng cho việc thể hiện phong thái TT mạnh mẽ nhất với các mẫu giày thiết kế rất đẹp, cũng như các trang phục thể thao khác.
Trong cuộc đời của mình Rudolf Dassler đã luôn luôn tìm tòi để tìm cách đưa các SP của Puma vượt lên Adidas (bản thân ông em vốn cũng là một cầu thủ điền kinh). Tuy cuối cùng thì Puma vẫn không qua mặt hẳn được Adidas, sự cố gắng của người em trai để Puma không bị khuất hẳn vào bóng của Adidas quá lớn của người anh cũng thật đáng khâm phục!
Dassler Puma em chết năm 1974 và để lại một hãng làm đồ thể thao lớn mà đã cạnh tranh liên tục và hiệu quả sau 25 năm với Adidas. Ông chủ Adidas, người anh Adolf Dassler cũng mất sau em 4 năm vào năm 1978, và cũng nghỉ ở TP Herzogenaurach.
Ngày nay thì cả Adidas và Puma, cùng với Nike, đang là những thương hiệu quần áo thể thao lớn nhất TG hiện nay. Doanh số năm ngoái của Adidas là ~10 tỷ EUR, còn của Puma là ~2.5 tỷ EUR.
Adidas vs. Puma vs. Nike, bạn thích thương hiệu nào nhất và vì sao?
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=KxATdrPHNnc[/tube]
Lịch sử của 2 thương hiệu quần áo thể thao lớn nhất TG hiện nay bắt đầu từ một thị trấn nhỏ có tên là Herzogenaurach cũng thuộc tiểu bang Bavaria, cách TP Nuremberg gần 30km về phía Tây bắc.
Ông Adolf Dassler sinh năm 1900 tại Herzogenaurach. Sau khi học xong nghề làm giày, ông đảm nhiệm lại xưởng giày của người cha năm 1920. Tới năm 1924 thì người em tên Rudolf cũng gia nhập xưởng này. Sau rất nhiều thay đổi và cải tiến, tới năm 1925 người anh đã có nhiều đăng ký phát minh bản quyền cho các loại đế giày cho các đôi giày thể thao của mình.
Sang tới năm 1947 người em Rudolf rời hãng chung để thành lập ra hãng "Puma" cũng chuyên về giày thể thao. Xưởng giày của Rudolf Dassler lúc đó có tên "Sportschuh Fabrik Herzogenaurach" (nhà máy giày thể thao Herzogenaurach). Người em cũng đặt tên cho thương hiệu giày, cũng như lấy logo là Puma (con báo).
Tháng 8 năm 1948, anh trai nhà Dassler lập nên nhà máy giày thể thao khác có tên là Sportschuhfabrik (Nhà máy giày thể thao). Ông này gắn lên các đôi giày của mình 3 vạch với mục đích gia cố cho đôi giày thêm vững chắc (do keo của Đức hồi đó chắc chưa tốt như keo con voi ở nhà mình bây giờ ?). Nhưng cũng từ đó thì 3 vạch này đã trở thành thương hiệu (logo) nổi tiếng gắn với tiếng tăm của Adidas. Sang tới năm 1958 Adolf Dassler mới đặt tên hãng là "Adidas". Tên này là ghép tên gọi thân mật của ông là "Adi" với tên họ "Dassler" của giòng họ cùng với nhau.
Hai hãng giày thể thao anh em này tuy là có nguồn gốc từ hai anh em ruột thịt mà ra như thế nhưng đã cạnh tranh nhau rất mạnh, thậm chí có lúc đã chia thị trấn nhỏ Herzogenaurach ra làm 2 phe, một phe "theo" Adidas và một phe "theo" Puma. Thí dụ các thành viên vợ chồng con cái trong một gia đình thì thông thường là chỉ làm cho một hãng, chứ không có chuyện làm lẫn lộn cho cả hai, vì tới bữa ăn cơm tối trong GĐ sẽ khó nói chuyện với nhau
Cuối cùng thì khách hàng vẫn được lợi nhất nhờ việc cạnh tranh quyết liệt của hai anh em nhà Dassler. Nếu như trong những năm đầu thành lập, Adidas chỉ có hơn 70 nhân viên và Puma có 50 nhân viên thì sau 30 năm phát triển và cạnh tranh, tới năm 1970 thì Adidas và Puma đã là hai hãng làm đồ thể thao lớn nhất TG với hàng chục ngàn nhân viên trên TG.
Sau chiến thắng vô địch TG lần đầu tiên của đội tuyển CHLB Đức ở TS năm 1954 thì hãng tài trợ hồi đó cho đội bóng tuyển CHLB Đức là Adidas (tới nay cả thảy đã 12 lần) đã thực sự đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng nhất TG về sx các loại giày dép, quần áo, túi xách và dụng cụ thể thao!
Đặc biệt đáng nói là những cố gắng phát triển của Puma. Hãng em này đã có rất nhiều cố gắng để cạnh tranh hiệu quả với hãng anh Adidas, cũng như bứt ra được khỏi cái bóng quá lớn của người anh Adidas. Sau hơn 50 năm phát triển, Dassler em PUMA (được biết với tên chính thức là PUMA AG Rudolf Dassler Sport) nay là một công ty đa quốc gia nổi tiếng về sản xuất trang phục thể thao ở Đức và cũng là công ty được biết đến nhiều nhất với các mẫu giày đá bóng. Puma tài trợ rộng khắp cho hơn 30 đội tuyển quốc gia và cũng tài trợ cho nhiều siêu sao bóng đá như Pele, Johan Cruijff, Maradona ... Puma cũng là nhà sản xuất chính trang phục và giày cho các tay đua, đặc biệt là cho Formula One. Ngày nay, thương hiệu Sportslifestyle Puma được tin dùng cho việc thể hiện phong thái TT mạnh mẽ nhất với các mẫu giày thiết kế rất đẹp, cũng như các trang phục thể thao khác.
Trong cuộc đời của mình Rudolf Dassler đã luôn luôn tìm tòi để tìm cách đưa các SP của Puma vượt lên Adidas (bản thân ông em vốn cũng là một cầu thủ điền kinh). Tuy cuối cùng thì Puma vẫn không qua mặt hẳn được Adidas, sự cố gắng của người em trai để Puma không bị khuất hẳn vào bóng của Adidas quá lớn của người anh cũng thật đáng khâm phục!
Dassler Puma em chết năm 1974 và để lại một hãng làm đồ thể thao lớn mà đã cạnh tranh liên tục và hiệu quả sau 25 năm với Adidas. Ông chủ Adidas, người anh Adolf Dassler cũng mất sau em 4 năm vào năm 1978, và cũng nghỉ ở TP Herzogenaurach.
Ngày nay thì cả Adidas và Puma, cùng với Nike, đang là những thương hiệu quần áo thể thao lớn nhất TG hiện nay. Doanh số năm ngoái của Adidas là ~10 tỷ EUR, còn của Puma là ~2.5 tỷ EUR.
Adidas vs. Puma vs. Nike, bạn thích thương hiệu nào nhất và vì sao?
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=KxATdrPHNnc[/tube]
Em thì em thích Puma hơn vì kiểu dáng khá thanh thoát , Adidas thì nhìn mạnh mẽ nhưng ko phải gu của em
Mua đồ thể thao thì tui lại hay để ý một thứ: đó là nơi sx và cố gắng ưu tiên là mua đồ adidas hoặc puma có chữ "made in vietnam" (mặc dù số tiền của VN thu được từ Adidas hoặc Puma cho mỗi đôi giày giá 70-100 USD chắc cũng chỉ có 1-2 USD thôi [>]). Các SP của Adidas và Puma ngày nay hay nói chung cũng hay được làm ở Indo, Philippines, Vietnam ...
Tuy nhiên cũng không phải lúc nào cũng mua được đồ Adidas vì nói chung Adidas giá luôn cao. Lúc đó nhiều khi lại phải mua Nike, với chất lượng cũng xêm như thế và giá cả mềm hơn chút, và nhiều khi cũng phải "chấp nhận" là "made in china", bởi các hàng hiệu của Mỹ khác cũng đều đóng dấu này nhiều lắm, mà quần áo hiệu của Mỹ thì có tiếng là rẻ nhất TG
Quay lại lịch sử Adidas vs. Puma hay là gà nhà đá nhau. Sau khi tên tuổi của 2 hãng này đã ra khắp TG, rất nhiều các nhà báo bỏ thời gian ra để nghiên cứu mối liên hệ đặc biệt này của hai hãng. Nói liên hệ thì không phải, vì hai hãng này chả có gì liên quan tới nhau, ngoài việc là đều đóng ở một làng ở Bavaria, cùng là hãng giày thể thao nổi tiếng TG, và hay nhất là do hai anh em ruột lập ra!
Một trong những cuốn khá có tiếng tăm là "Drei Streifen gegen Puma," có nghĩa là "Three Stripes Versus Puma," (Ba vạch vs. Puma) với các nghiên cứu về lịch sử nhà Dassler trong những năm 1920 (thời gian mà nước Đức quốc xã đã nổi lên như cồn với các thành tích olympics), mối quan hệ của nhà này với Nazis, cũng như quan hệ căng thẳng của họ sau chiến tranh đã dẫn tới việc lập nên hai đế chế đồ thể thao hùng mạnh nhất TG.
Qua cuộc canh tranh quyết liệt từ một ngôi làng nhỏ hẻo lánh với 20 ngàn dân ở một miền quê nước Đức, cả hai hãng nay đã trở thành top của TG. Các VDV thể thao siêu hạng trên TG đã quảng cáo cho Adidas 3 vạch là Muhammad Ali (boxing), hoàng đế Franz Beckenbauer, hoặc Zidane. Người nổi tiếng nhất đã quảng cáo cho Puma là Vua bóng đá Pelé và Boris Becker (thiên tài tennis Đức, duy nhất từ trước tới nay với thành tích vô địch Wimbledon ở tuổi 17).
Hình ảnh ra mắt hoành tráng nhất của Puma với hàng trăm triệu khán giả truyền hình có lẽ là vào buổi lễ khai mạc giải Bóng đá TG 1970, khi vua bóng đá Pele tạm dừng tiếng còi khai mạc của trọng tài để cúi xuống sửa dây giày Puma của mình . Vua Pele quả là không chỉ biết chơi bóng giỏi mà còn có đầu óc kinh doanh rất tốt. Việc mang giày Puma này đã đem lại cho Pele 120k USD (thời đó số tiền này chắc cũng ngang cả triệu USD hôm nay?).
Chủ nhật rảnh rỗi mời các bác tới thăm huyện Herzogenaurach thuộc miền Franken cảnh đẹp, cách thành phố Nuremberg chỉ có 30' lái xe về phía tây bắc.
Herzogenaurach là một huyện lỵ nhỏ nhưng rất đẹp. Với diện tích độ ~50km2 và chỉ có 20 ngàn dân sinh sống Herzogenaurach là một huyện lỵ không có gì đặc biệt cũng như các địa phương khác ở tiểu bang Bavaria cũng như ở các làng quê nước Đức hôm nay:
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=pzcwn8CgJ5I&feature=related[/tube]
Thế nhưng như đã nói là Herzogenaurach lại "danh trấn giang hồ" với thành tích là đại bản doanh của hai siêu cường thể thao lớn nhất TG là Adidas và Puma đang cạnh tranh nhau quyết liệt từ 60 năm qua, tuy là cùng có xuất phát từ dòng họ nhà Dassler:
Adidas headquater ở Herzogenaurach :
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=vBtp10472m0[/tube]
Tuy nhiên cũng không phải lúc nào cũng mua được đồ Adidas vì nói chung Adidas giá luôn cao. Lúc đó nhiều khi lại phải mua Nike, với chất lượng cũng xêm như thế và giá cả mềm hơn chút, và nhiều khi cũng phải "chấp nhận" là "made in china", bởi các hàng hiệu của Mỹ khác cũng đều đóng dấu này nhiều lắm, mà quần áo hiệu của Mỹ thì có tiếng là rẻ nhất TG
Quay lại lịch sử Adidas vs. Puma hay là gà nhà đá nhau. Sau khi tên tuổi của 2 hãng này đã ra khắp TG, rất nhiều các nhà báo bỏ thời gian ra để nghiên cứu mối liên hệ đặc biệt này của hai hãng. Nói liên hệ thì không phải, vì hai hãng này chả có gì liên quan tới nhau, ngoài việc là đều đóng ở một làng ở Bavaria, cùng là hãng giày thể thao nổi tiếng TG, và hay nhất là do hai anh em ruột lập ra!
Một trong những cuốn khá có tiếng tăm là "Drei Streifen gegen Puma," có nghĩa là "Three Stripes Versus Puma," (Ba vạch vs. Puma) với các nghiên cứu về lịch sử nhà Dassler trong những năm 1920 (thời gian mà nước Đức quốc xã đã nổi lên như cồn với các thành tích olympics), mối quan hệ của nhà này với Nazis, cũng như quan hệ căng thẳng của họ sau chiến tranh đã dẫn tới việc lập nên hai đế chế đồ thể thao hùng mạnh nhất TG.
Qua cuộc canh tranh quyết liệt từ một ngôi làng nhỏ hẻo lánh với 20 ngàn dân ở một miền quê nước Đức, cả hai hãng nay đã trở thành top của TG. Các VDV thể thao siêu hạng trên TG đã quảng cáo cho Adidas 3 vạch là Muhammad Ali (boxing), hoàng đế Franz Beckenbauer, hoặc Zidane. Người nổi tiếng nhất đã quảng cáo cho Puma là Vua bóng đá Pelé và Boris Becker (thiên tài tennis Đức, duy nhất từ trước tới nay với thành tích vô địch Wimbledon ở tuổi 17).
Hình ảnh ra mắt hoành tráng nhất của Puma với hàng trăm triệu khán giả truyền hình có lẽ là vào buổi lễ khai mạc giải Bóng đá TG 1970, khi vua bóng đá Pele tạm dừng tiếng còi khai mạc của trọng tài để cúi xuống sửa dây giày Puma của mình . Vua Pele quả là không chỉ biết chơi bóng giỏi mà còn có đầu óc kinh doanh rất tốt. Việc mang giày Puma này đã đem lại cho Pele 120k USD (thời đó số tiền này chắc cũng ngang cả triệu USD hôm nay?).
Chủ nhật rảnh rỗi mời các bác tới thăm huyện Herzogenaurach thuộc miền Franken cảnh đẹp, cách thành phố Nuremberg chỉ có 30' lái xe về phía tây bắc.
Herzogenaurach là một huyện lỵ nhỏ nhưng rất đẹp. Với diện tích độ ~50km2 và chỉ có 20 ngàn dân sinh sống Herzogenaurach là một huyện lỵ không có gì đặc biệt cũng như các địa phương khác ở tiểu bang Bavaria cũng như ở các làng quê nước Đức hôm nay:
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=pzcwn8CgJ5I&feature=related[/tube]
Thế nhưng như đã nói là Herzogenaurach lại "danh trấn giang hồ" với thành tích là đại bản doanh của hai siêu cường thể thao lớn nhất TG là Adidas và Puma đang cạnh tranh nhau quyết liệt từ 60 năm qua, tuy là cùng có xuất phát từ dòng họ nhà Dassler:
Adidas headquater ở Herzogenaurach :
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=vBtp10472m0[/tube]
Quên chưa đưa hình của Puma headquaters Kể từ 2009 Puma đã mở một đậi bản doanh lớn ở Herzogenaurach và đặt tên là Puma Plaza.
Những hình ảnh của Puma Plaza được các nhà architects của TP Nuremberg thiết kế khá đẹp làm nổi lên sức mạnh (như một con báo đang nhảy lên vồ mồi) của thương hiệu Puma đã từ 60 năm qua. Quần thể với hàng trăm mét chiều dài và trải trên một diện tích rộng tới 10000 m2, đại bản doanh Puma có Plaza chính gồm 3 khối nhà nhiều tầng, có Multimedia halle đủ chỗ cho 1500 khách thăm, 5 Showrooms, đài phun nước với ánh sáng LED v.v... Trên một diện tích gần 3000 m2 khác sẽ là Concept Store cũng như Factory Outlet Center toạ lạc:
Hình bên ngoài:
Và bên trong:
Trên tổng diện tích gần 40.000 m2 là các toà nhà chứa các buro làm việc cho 700 nhân viên Puma. Các toà nhà này trải trên một chiều dài 130m và chiều cao 25m, những con số cũng ấn tượng như bản thân thương hiệu Puma
Ngoài headquater ở Đức thì Puma còn có trụ sở ở Boston, London và Hong Kong cho 9000 nhân viên của mình khắp nơi trên TG:
Chi nhánh Puma ở Mỹ:
Những hình ảnh của Puma Plaza được các nhà architects của TP Nuremberg thiết kế khá đẹp làm nổi lên sức mạnh (như một con báo đang nhảy lên vồ mồi) của thương hiệu Puma đã từ 60 năm qua. Quần thể với hàng trăm mét chiều dài và trải trên một diện tích rộng tới 10000 m2, đại bản doanh Puma có Plaza chính gồm 3 khối nhà nhiều tầng, có Multimedia halle đủ chỗ cho 1500 khách thăm, 5 Showrooms, đài phun nước với ánh sáng LED v.v... Trên một diện tích gần 3000 m2 khác sẽ là Concept Store cũng như Factory Outlet Center toạ lạc:
Hình bên ngoài:
Và bên trong:
Trên tổng diện tích gần 40.000 m2 là các toà nhà chứa các buro làm việc cho 700 nhân viên Puma. Các toà nhà này trải trên một chiều dài 130m và chiều cao 25m, những con số cũng ấn tượng như bản thân thương hiệu Puma
Ngoài headquater ở Đức thì Puma còn có trụ sở ở Boston, London và Hong Kong cho 9000 nhân viên của mình khắp nơi trên TG:
Chi nhánh Puma ở Mỹ: