Ảnh không biết đâu. Nhưng đúng là tình hình trong nước, ngoài nước không có lợi cho kinh tế VN. Ví dụ:
1. Chu kỳ kinh tế thường là 10 năm cho những nước đang phát triển. Năm 1997 là khủng hoảng tiền tệ Thái Lan. Năm 2008 là khủng hoảng BĐS. Cho nên sắp tới có thể 2017, 2018 hay 2019.
2. Năm 1997, VN bị ảnh hưởng không nhiều vì lúc đó giá cả, mức sống của người dân còn thấp so với thế giới, và kinh tế VN vẫn chưa phụ thuộc quá vào kinh tế TG. Năm 2008 thì bị ảnh hưởng nặng hơn vì lúc này mình đã phụ thuộc hơn vào kinh tế TG, cũng như mức sống và giá cả đã tăng lên kha khá. Tuy nhiên, kinh tế VN thời kỳ này vẫn có thể phục hồi và hậu quả vẫn chưa lớn, lý do là thời điểm này sản xuất của VN vẫn rất tốt. Thập niên 200x là thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế VN. Tuy nhiên, đợt khủng hoảng sắp tới này, sợ là mọi chuyện sẽ trở nên rất tệ. Giá cả đã tăng quá cao, không hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nữa. Nội lực kinh tế bây giờ so với 200x khó mà so sánh được khi mà giá dầu đang ở mức thấp, sản xuất nông nghiệp khó khăn, các vụ vỡ nợ của các công ty nhà nước. Nợ công thì tăng không biết bao nhiêu lần trong khi ngân sách thâm hụt liên tục. Kinh tế VN bây giờ lại phụ thuộc rất lớn vào các công ty nước ngoài. Nói tóm lại, trèo cao thì té đau, lần té sắp tới này của VN, chỉ sợ thê thảm lắm.
3. Như đã nói ở trên, kinh tế VN bây giờ phụ thuộc rất nhiều vào khối ngoại, vào tình hình thế giới. Vậy thế giới những năm tới thì sao? Trong ngắn hạn, khi mà Trump chính thức lên làm Tổng Thống thì những nước như VN bị ảnh hưởng rất lớn. Trump theo con đường hạn chế giao thương, và tuyên chiến với TQ. Những nước lớn mà thực hiện chính sách hạn chế tự do thương mại, thì hậu quả sẽ không quá lớn cho họ và cần thời gian dài để thấy được hậu quả. Nhưng những nước nhỏ như VN thì hạn chế thương mại thế giới sẽ gây hậu quả ngay lập tức. Tình hình Mỹ như thế, còn tình hình Châu Âu cũng chẳng sáng sủa gì. Sắp tới là bầu cử Pháp và Đức, nhưng ứng viên Bảo Thủ đã vào đến vòng trong, và chẳng ai dám chắc họ được bầu hay không. Nếu họ mà được bầu lên thì thảm rồi, vì họ cũng sẽ có quan điểm giống Trump.
4. Một quốc gia, cũng giống như một gia đình nhỏ của các anh, có khác chăng là các anh kiếm tiền VND còn Việt Nam thì kiếm ngoại tệ. Các anh giàu lên khi có thêm xxx VNĐ, còn Việt Nam giàu lên khi xuất khẩu và thu về xxxxxxx USD. Các anh có thể mua bán BĐS, đầu tư này nọ thêm để tăng thu nhập. Trong thời gian ngắn, hoặc lúc mới bắt đầu đầu tư, có thể thu nhập từ BĐS sẽ khá lớn và hấp dẫn tại thời điểm đó, nhưng về lâu dài, khi các anh đã giàu lên, thì chuyện lướt sóng như vậy sẽ không thể mang lại lợi nhuận đủ lớn cho các anh, và cũng rất rủi ro. Cho nên, về lâu dài, các anh cần một sự đầu tư dài hạn, mang tính bền vững hơn, ví dụ mua đất rồi xây cho thuê. Nhưng muốn như vậy, các anh vẫn phải có một nguồn thu nhập ổn định khác ở ngoài để đẩy vốn cho việc đầu tư của các anh. Vậy thì nguồn thu nhập ổn định cho VN là ở đâu để có thể tiến xa hơn trong tương lai? Không có. Sản xuất của mình quá yếu. Đến tận bây giờ vẫn dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên. Các công ty lớn của VN như Vin, FPT, Vinamilk chủ yếu sản xuất và kiếm lời trong nước, không thu ngoại tệ về cho đất nước. Các anh thấy những quốc gia mạnh, phát triển tốt, có quốc gia nào sản xuất yếu và xuất khẩu ít không? Không có. Thái Lan giàu lên nhờ đâu, Ấn Độ giàu lên nhờ đâu, Hàn Quốc giàu lên nhờ đâu? Thằng Hàn thậm chí còn tiến thêm một bước là xuất khẩu luôn văn hoá.
Có vẻ hơi bi quan, và cũng không trả lời được khi nào sẽ khủng hoảng. Có thể 2017 không bị, nhưng 2018 trở đi thì ...