Domy nói:Quá dễ bác Quanbasf à. dễ tới mức mà ở Vn mọi người vẫn thường độ cho xe gắn máy. Ở ô tô cũng vậy thôi bác à. Vì thế tại sao xe độ hay hỏng, bởi vì vật liệu thường không chịu nổi bác à.
Thứ nhất, công suất tỉ lệ với vòng quay của động cơ. Ví dụ xe dream cho dễ hiểu. Nếu bác vặn hết ga thì công suất tối đa của động cơ tới đó. Và Honda đã giới hạn tốc độ quay của động cơ ở đó. Nhưng tôi muốn tăng công suất lên thì làm sao? đó là thêm ga, hiểu một cách đơn giản là làm bình xăng con lớn hơn. Kỹ hơn là động cơ dream quay tối đa là 8000v/ph. Nếu tôi thay 2 supap và 1 cốt cam của dream, bằng 4 hoặc 5 xupap với cam đôi, hệ thống nạp xả lớn, piston ngắn và nhẹ, chỉ bằng 1/3 so vơi piston thông thường, bình xăng tăng tốc con thật lớn, nòng bằng vật liệu phủ ceramic thì khi đó vòng quay của động cơ sẽ không còn là 8.000v/ph nữa. mà lên tới 16.000, 18.000v/ph, thậm chí 20.000. Lúc đó công suất lên bao nhiêu lần?
Thứ hai là vật liệu chế tạo chi tiết động cơ phải nhẹ. Ví dụ ta ném một vật nhẹ thì sẽ xa hơn một vật nặng.
Và tại sao cùng một phân khối, có xe thì 4 máy, có xe thì 12 máy. Đơn giản, đó là do, người ta không thể tăng vòng quay của động cơ lên cao, đối với động cơ lớn. Vì khi đó vật liệu chế tạo sẽ không thể chịu nổi, gây ra phá hủy động cơ. Do đó , người ta phải chấp nhận chế tạo động cơ phức tạp hơn, chia làm nhiều máy nhỏ, để có thể tăng vòng quay, công suất của động cơ. Và dc sẽ êm hơn
Do đó ta sẽ thấy đc càng lớn thì vòng quay càng thấp.
Tăng công suất các hãng xe gắn máy còn làm được, ví dụ như ở VN có nhiều như xe cào cào của các hãng chỉ 125cc thôi mà lên tới 40hp là bình thường...
Nói sơ sơ vậy cho bác Quanbasf hiểu thui. Chả có gì mới cả, xưa như trái đất. Fo làm công suất thấp nên sẽ bền hơn rẻ hơn. Động cơ mạnh thực ra ai mà chả thích. Nhưng động cơ mạnh không chỉ động cơ, mà còn kéo theo hộp số , cầu láp... tương ứng, mắc tiền hơn, chi phí sẽ cao hơn. Các bác có tiền cứ đi, em nghèo, nên đi xe nào nuôi càng rẻ caàng tốt...
em đọc hết các bài của bác rồi, khuyên bác đừng nên phân tích nữa ạ.