imc nói:Gd hoàng gia Qatar mới mua 2 chiếc này để cho mấy hoàng tử chở mấy chiếc supercar đi vòng vòng thế giới chơi
Mấy ông Trung Đông chẳng cần làm gì khác ngoài tiêu tiền. Sướng thật ! Thời SV có câu :" Nếu đêm về thấy cửa sổ phòng (KTX) còn sáng đèn thì có 3 khả năng: 1- VN học bài 2- Tây đen chơi gái 3- Ả rập đếm tiền !
Đến khi hút hết dầu thì chẳng biết tụi nó làm gì sống ? Mà nghĩ cũng lạ, tài nguyên là của chung mà lại lọt hết vào gia đình HG, đúng là quân chủ cũng sướng thật.
lienthanhquyet nói:Đến khi hút hết dầu thì chẳng biết tụi nó làm gì sống ? Mà nghĩ cũng lạ, tài nguyên là của chung mà lại lọt hết vào gia đình HG, đúng là quân chủ cũng sướng thật.
Tụi này bây giờ đang bỏ $$$$ để đầu tư cho công nghiệp du lịch.
Nói chung thì tui lãnh đạo của nó cũng bỏ tiền lo cho dân để cho nó không nổi loạn
Bên đó xăng gần như cho không.
osfan nói:BimBer nói:nhìn mấy cái giá và sự phát triển công nghệ của US muh buồn! không biết khi nào đất nước mình mới dc như vậy. so với nước Mẽo thì mình tụt hậu phải 50 năm các bác nhể!
ặc, có lẽ thông tin của bác bị tụt hậu ... 50 năm (sorry, J/K)
theo báo chí đánh giá thì VN tụt hậu so với Thai 50 năm, so với Sing thì 100 năm gì đó (em ko nhớ chính xác), chưa có ai tính xem VN tụt hậu so với Mỹ bao nhiêu năm
theo cá nhân em thì VN tụt hậu so với Mỹ và châu Âu chắc phải ... mấy ngàn năm. Điều này là hoàn toàn nghiêm túc và có cơ sở, nếu bác nhìn lại lịch sử của mỗi dân tộc. Nước Mỹ chỉ có lịch sử mấy trăm năm nhưng đã làm được những điều mà VN đã chưa làm được trong 4000 năm. Đó là nhìn về quá khứ. Nhìn về tương lai thì chắc phải vài chục năm nữa VN mới thực sự làm chủ được công nghệ ô tô, vài trăm năm nữa thì may ra mới làm chủ được công nghệ máy bay và vài ngàn năm nữa mới làm chủ được công nghệ vũ trụ...
chuẩn
Chiếc Su 27 bị rớt ở Balan là của Belarus. Không hiểu lý do gì mà nó rơt lẹ như vậy.
Nói chuyện máy bay rớt lại nhớ tháng 4 Ấn Độ cũng bị rớt 1 chiếc Su 30MKI.
Lý do rớt máy bay rất vớ vẩn, đó là phi công chính tắt nhầm nguồn điều khiển máy tính của máy bay. Khiến toàn bộ hệ thống điện cắt đứt, khi bật công tắc lại thì vẫn không thể khởi động lại như ở mặt đất được.
Phi công chính nhảy dù thoát nhưng phi công phụ không may mắn như vậy do hệ thống điện của ghế bay bị phơi nắng quá lâu nên trục trặc.
Người ta tự hỏi không hiểu sao loại máy bay hiện đại như vậy lại thiết kế không phù hợp. Những công tắc quan trọng thay vì có lớp khóa bảo vệ hoặc đặt nhưng nơi ít gây nhầm lẫn thị họ lại phơi ra.
Cái này có lẽ cũng dễ thay đổi, nhưng cũng gây cho người ta bất ngờ. Những công tắc này người ta không chạm vào khi đang bay nên đáng lý phải thiết kế hợp lý hơn.
Trong năm 1996-1998 Ấn đặt 50 chiếc Su 30MKI. Năm 2007 thêm 40 chiếc nửa.
Sắp tới Ấn sẽ tự lắp ráp để nâng lên 230 chiếc vào năm 2015.
Nói chuyện máy bay rớt lại nhớ tháng 4 Ấn Độ cũng bị rớt 1 chiếc Su 30MKI.
Lý do rớt máy bay rất vớ vẩn, đó là phi công chính tắt nhầm nguồn điều khiển máy tính của máy bay. Khiến toàn bộ hệ thống điện cắt đứt, khi bật công tắc lại thì vẫn không thể khởi động lại như ở mặt đất được.
Phi công chính nhảy dù thoát nhưng phi công phụ không may mắn như vậy do hệ thống điện của ghế bay bị phơi nắng quá lâu nên trục trặc.
Người ta tự hỏi không hiểu sao loại máy bay hiện đại như vậy lại thiết kế không phù hợp. Những công tắc quan trọng thay vì có lớp khóa bảo vệ hoặc đặt nhưng nơi ít gây nhầm lẫn thị họ lại phơi ra.
Cái này có lẽ cũng dễ thay đổi, nhưng cũng gây cho người ta bất ngờ. Những công tắc này người ta không chạm vào khi đang bay nên đáng lý phải thiết kế hợp lý hơn.
Trong năm 1996-1998 Ấn đặt 50 chiếc Su 30MKI. Năm 2007 thêm 40 chiếc nửa.
Sắp tới Ấn sẽ tự lắp ráp để nâng lên 230 chiếc vào năm 2015.
Hôm nay tìm thấy thông tin không quân Nga chỉ bay tập được 40 giờ/năm vào năm 2006.
Vào những năm 90 thì còn tệ hại hơn, do LX xụp đổ nên họ chỉ có tiền để bay 10-20 giờ/năm.
Không quân hiện đại đòi hỏi 1 quy trình huấn luyện tối thiểu 60-70 giờ/năm.
Theo như Su 27 có tuổi đời 20 năm, thì 1 năm tần suất tối đa chỉ bay khoảng 250 giờ. Chia số này cho 2 phi công chính và phụ.
Không có số liệu cho chi phí 1 giờ bay của máy bay Nga. Năm nay người ta đánh giá thử thì nhận thấy chiếc F22 của Mỹ đốt 44,000 đô cho 1 giờ bay. Và cần 30 giờ bảo dưỡng cho 1 giờ bay. So với F-15 thì chi phí mất 30,000 đô.
Số tiền cho F22 nhiều vì nó chứa nhiều công nghệ mới, đòi hỏi bảo dưỡng rất gắt gao. Người ta hy vọng tương lai với số lượng nhiều thì chi phí sẽ giảm bớt.
Từ Mỹ chúng ta suy đoán Nga tiêu tiền ít lắm cũng phải 20k 1 giờ bay cho những chiếc như Su 30?
Ngày xưa LX thiết kế những chiếc máy bay đơn giản, như Mig 21 được thiết kế đơn giản hơn các loại cùng thời của Mỹ, ngoài việc có cơ động nhanh hơn thì việc bảo trì dễ, các rađa không phải là tối tân nhất, cần mặt đất dẫn đường.
Mig 29 cũng được thiết kế với thời gian bay thấp, khi người ta thực tập bay vượt quá khả năng cho phép của nó thì các hỏng hóc xảy ra rất nhiều.
Ấn Độ có lẽ là kẻ đau khổ nhất với họ nhà Mig khi họ ví nó là chiếc quan tài bay. Hiện nay Ấn đã nâng cấp lên Mig 21-93 hơn 100 chiếc. Đây cũng là phiên bản mà Vn muốn nâng cấp cho số Mig còn lại nhằm kéo dài khả năng chiến đấu. Tuy nhiên bản nâng cấp phần nhiều là kỹ thuật không chiến, rađa , tên lửa...hỏng hóc do thời gian thì không thể tránh khỏi, bay càng nhiều, rớt càng bạo. Ấn từ đầu năm đã rớt hơn 6 chiếc đủ các loại, gồm 1 chiếc Su 30MKI do tho thác nhầm của phi công.
Hiện nay VN sài Su chứ không ưa Mig, xu thế của Su mới là cần bảo dưỡng tốt như của châu Âu. Tuổi thọ và số giờ bay trong 1 năm của Su 27 cũng tương đương với các loại của Mỹ, EU.
Vì lý do đó nên có lẽ VN phải suy tính tiền để nuôi nó chứ không chỉ là thiếu tiền mua máy bay. Có hà tiện lắm thì 1 phi công cũng phải bay 50 giờ/ năm mới không bị lục nghề.
Trên thế giới phi công Mỹ được bay nhiều nhất với con số ít nhất 250 giờ. Một cựu phi công còn nói số thực tế còn nhiều hơn. NATO thì ít nhất là 180 giờ/ năm.
Vào những năm 90 thì còn tệ hại hơn, do LX xụp đổ nên họ chỉ có tiền để bay 10-20 giờ/năm.
Không quân hiện đại đòi hỏi 1 quy trình huấn luyện tối thiểu 60-70 giờ/năm.
Theo như Su 27 có tuổi đời 20 năm, thì 1 năm tần suất tối đa chỉ bay khoảng 250 giờ. Chia số này cho 2 phi công chính và phụ.
Không có số liệu cho chi phí 1 giờ bay của máy bay Nga. Năm nay người ta đánh giá thử thì nhận thấy chiếc F22 của Mỹ đốt 44,000 đô cho 1 giờ bay. Và cần 30 giờ bảo dưỡng cho 1 giờ bay. So với F-15 thì chi phí mất 30,000 đô.
Số tiền cho F22 nhiều vì nó chứa nhiều công nghệ mới, đòi hỏi bảo dưỡng rất gắt gao. Người ta hy vọng tương lai với số lượng nhiều thì chi phí sẽ giảm bớt.
Từ Mỹ chúng ta suy đoán Nga tiêu tiền ít lắm cũng phải 20k 1 giờ bay cho những chiếc như Su 30?
Ngày xưa LX thiết kế những chiếc máy bay đơn giản, như Mig 21 được thiết kế đơn giản hơn các loại cùng thời của Mỹ, ngoài việc có cơ động nhanh hơn thì việc bảo trì dễ, các rađa không phải là tối tân nhất, cần mặt đất dẫn đường.
Mig 29 cũng được thiết kế với thời gian bay thấp, khi người ta thực tập bay vượt quá khả năng cho phép của nó thì các hỏng hóc xảy ra rất nhiều.
Ấn Độ có lẽ là kẻ đau khổ nhất với họ nhà Mig khi họ ví nó là chiếc quan tài bay. Hiện nay Ấn đã nâng cấp lên Mig 21-93 hơn 100 chiếc. Đây cũng là phiên bản mà Vn muốn nâng cấp cho số Mig còn lại nhằm kéo dài khả năng chiến đấu. Tuy nhiên bản nâng cấp phần nhiều là kỹ thuật không chiến, rađa , tên lửa...hỏng hóc do thời gian thì không thể tránh khỏi, bay càng nhiều, rớt càng bạo. Ấn từ đầu năm đã rớt hơn 6 chiếc đủ các loại, gồm 1 chiếc Su 30MKI do tho thác nhầm của phi công.
Hiện nay VN sài Su chứ không ưa Mig, xu thế của Su mới là cần bảo dưỡng tốt như của châu Âu. Tuổi thọ và số giờ bay trong 1 năm của Su 27 cũng tương đương với các loại của Mỹ, EU.
Vì lý do đó nên có lẽ VN phải suy tính tiền để nuôi nó chứ không chỉ là thiếu tiền mua máy bay. Có hà tiện lắm thì 1 phi công cũng phải bay 50 giờ/ năm mới không bị lục nghề.
Trên thế giới phi công Mỹ được bay nhiều nhất với con số ít nhất 250 giờ. Một cựu phi công còn nói số thực tế còn nhiều hơn. NATO thì ít nhất là 180 giờ/ năm.