Hạng F
22/10/09
8.170
32.320
113
Hồi đó ch trình ca nhạc Dạ Lan gửi tặng các anh chiến sĩ. Giọng nghe hay lắm. chừ sau này hình như qua Mỹ rùi..Sau này em có đĩa Hoàng Oanh, có 1 giọng MC hình như là giọng Dạ Lan, disc này có nhắc đến tên Ng V Thà trong trận hãi chiến HS 74
 
Hạng B2
22/1/12
301
208
43
32
nghe nói cái ngã 6 dân chủ này hồi xưa là cái mộ chôn tập thể đó
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.320
113
Nhớ thời bao cấp. cty ông già được sở CN duyệt mua chiếc isuzu 9 chỗ WFR. Diesel , Sướng phê luôn. dù em nó ko có máy lạnh, tay lái nghịch. Lúc đó em nó coi như đỉnh nhất VN.khoái nhất hai hàng ghế sau bật thẳng ra làm thành giường ngủ được mỗi khi cty đi ctác xa mà ko có hotel.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
12/9/10
6.651
44.562
113
48
Bà Tó
@thầy Banh_tet : đa số , các trường kỉ niệm ngày thành lập là có phần tham gia , đóng góp của các cụ phương xa .
Như Hồ Ngọc Cẩn , LVD , Marie , trừơng nữ.......cho tới Phú Thọ , Mỹ Thuật.....
Có các trang web của các trường , địa chỉ ngoại quốc .
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
anhbocau nói:
@thầy Banh_tet : đa số , các trường kỉ niệm ngày thành lập là có phần tham gia , đóng góp của các cụ phương xa .
Như Hồ Ngọc Cẩn , LVD , Marie , trừơng nữ.......cho tới Phú Thọ , Mỹ Thuật.....
Có các trang web của các trường , địa chỉ ngoại quốc .
thì tui nói mấy cái web "cựu Học sinh" server hải ngoại đó
mình hổng quan tâm
tụi nó ở bển lên mạng tìm được địa chỉ mình (do tui đứng tên cái điện thoại bàn ở nhà) í ới loạn xà ngầu quăng link tá lả nhưng ... thôi - hổng quan tâm hehehe

trường xưa tui ngày đó có vài Thầy Cô giáo, cũng dạy bình thường, đùng phát sau bữa 30-04-75 khai giảng năm học đầu tiên sau phỏng d... cũng chính những vị đó lại ... đổi giọng 180 y hệt ngài Nhạc sỡi họ Trịnh
24.gif
làm ... bật ngửa hết 1/4 lớp "cũ"
24.gif
(vì 3/4 đã dzọt hết cùng gia đình cuối April) 3/4 thế chỗ là từ các trường miền Bắc vô theo ba má là CB - lại cãi cọ hệ 12 năm vs hệ 10 năm Trung học hehehe
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.320
113
@Banhtet: Ông dượng em hồi đó dạy tiếng Pháp cấp 3 trường Hoàng Hoa Thám. bị bà Hiệu trưởng nói là dạy tiếng thực dân, bã ngoãi vô.. Mấy chục năm sau bả làm hiệu trưỡng trường em, sau này ngh enói lem nhem tìen bạc lúc xây lại trường nên cho bị cho out sớm
 
Hạng B2
9/5/10
335
707
93
Ngã 4 Phan Thanh Giản - Đinh Tiên Hoàng (hùi đó ĐTH là đường 2 chiều):
Topic "saigon xưa và nay" đâu rồi ạ ???


Tam Tông Miếu - Cao Thắng:
Topic "saigon xưa và nay" đâu rồi ạ ???


Đường Mayer thời Pháp thuộc, sau là đường Hiền Vương, giờ là Võ thị 6 :
Topic "saigon xưa và nay" đâu rồi ạ ???


Toà Tổng Ngân Khố:


Topic "saigon xưa và nay" đâu rồi ạ ???
 
Hạng C
1/3/07
741
8.105
93
anhbocau nói:
@thầy Banh_tet : đa số , các trường kỉ niệm ngày thành lập là có phần tham gia , đóng góp của các cụ phương xa .
Như Hồ Ngọc Cẩn , LVD , Marie , trừơng nữ.......cho tới Phú Thọ , Mỹ Thuật.....
Có các trang web của các trường , địa chỉ ngoại quốc .
Nếy bạn đề cập đến Phú Thọ là Bách Khoa ngày nay thì cái này chính là một nhược điểm của trường Bách Khoa đây. Các kỳ kỷ niệm lớn như 50 năm (2007) và sắp tới là 55 năm (năm nay) thật sự chưa làm được gì nhiều để lôi kéo được anh em cụ sanh diên hải ngọai tham gia vào công tác tổ chức. Chỉ có các anh em CSV hiện còn đang ở Việt Nam tham gia nhiều thôi. Ngay cả như khoa Cơ Khí - trước đây là trường Kỹ sư Công nghệ thì các anh em học trước 1975 cũng không tham gia nhiều vào việc tổ chức.
Chả bù với các trường kỹ thuật ở nước ngòai (vốn là những trường mà việc đầu tư cho giảng dạy là rất tốn kém) không chỉ các lễ hội kỷ niệm mà còn các cơ sở vật chất như building, phòng lab, trang bị thực hành - thí nghiệm đều được các cựu sinh viên đầu tư mạnh mẽ. Chẳng qua là công tác a lum nai của họ quá siêu.
 
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
Em khui lại các thớt :

hinh-1-4.jpg

Tu viện Sainte Enfance của các soeurs dòng thánh Phao Lô (St Paul de Chartres) là tu viện nữ tu đầu tiên ở Việt Nam Hai nữ tu đầu tiên đến Saigon năm 1860, và tòa nhà được xây dựng xong vào năm 1864 theo thiết kế của Nguyễn Trường Tộ.
Hình trên của Émile Gsell chụp năm 1866 tức hai năm sau khi xây xong. Tòa nhà này sau đó vào cuối thế kỷ 19 được thay thế xây lại như còn lại hiện nay (tháp chuông không còn) – (Collection Gsell, 1866, ancien fonds du musée des colonies).

hinh-1-5.jpg

Kênh Charner chụp năm 1882, sau này (1887) được lấp thành đường Kinh lấp mà ngày nay gọi là đường Nguyễn Huệ.
Bức hình này rất có thể do nhiếp ảnh gia Émile Gsell chụp.




hinh-1-6.jpg

Bức hình này thực sự là do Émile Gsell chụp (thông tin theo một hình albumen rửa từ bảng âm như hình này được bán đấu giá năm 2007).
Như vậy là ảnh phải được chụp trước năm 1879 (năm ông mất) chứ không phải là năm 1882 như được ghi trong triển lãm của Tổng Lãnh Sự Pháp ở Saigon.


hinh-1-7.jpg

Nhà thờ Đức Bà, Notre Dame, năm 1882 (chưa có tháp chuông, tháp chuông chỉ được xây hai bên vào năm 1895).
Hình này gần giống như bức hinh của nhà nhiếp ảnh Aurélien Pestel chụp.



hinh-1-8.jpg

Trại lính bộ binh thuộc hải quân thuộc địa, năm 1882.
Con đường phia trước hinh và tòa nhà ở giữa nay là đường Đinh Tiên Hoàng.
Một phần của tòa nhà bên trái (nay là thuộc trường Đại học Dược khoa) và bên phải vẫn còn.
Độ phân giải của ảnh rất cao, nếu “zoom” lớn sẽ thấy một người lính quân phục trắng ở giữa tầng trệt đang nhin về phia người chụp ảnh và dưới gốc cây bên trái là một người làm vườn đang tưới cây.

Thêm mấy tấm hình máy chụp ảnh cổ lổ sỉ :

hinh-1-2.jpg

Máy ảnh Ambrotype
hiệu Darlot, khoảng 1885, modèle: Chambre de voyage



hinh-1-9.jpg

Máy ảnh hiệu Demaria-Lapierre, model: caleb.
Ra đời khoảng năm 1914

Nguồn :
http://vietsciences.free....cnuoc/nhiepanhVN01.htm
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.320
113
Đây nhân chứng là công chức SG xưa và nay đây :, đọc thấy bồi hồi nao nao quá

http://www.otosaigon.com/forum/Topic-saigon-xua-và-nay-dâu-r?i-?-m4008571-p42.aspx

Người viết thuê cuối cùng04/07/2012 3:52
Sài Gòn phồn hoa đô hội nhưng không thiếu những con người đang làm công việc bình dị. Phảng phất trong sự chung thủy với nghề là nét đặc trưng, đậm chất Sài Gòn, đầy ắp tình người. </h2>
buu-dien.jpg

Ông Ngộ và nơi làm việc bên trong Bưu điện trung tâm TP.HCM - Ảnh: Đ.T
Đó là ông Dương Văn Ngộ - người nhận kỷ lục Người viết thư thuê lâu nhất VN do Trung tâm sách kỷ lục VN cấp năm 2009, đồng thời xuất hiện trên nhiều tờ báo nước ngoài như Toronto Star (Canada), Spiegel (Đức)...
Tôi gặp ông Ngộ vào một sáng đầu tháng 7 đầy nắng. Đã 82 tuổi, nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn. Ông là người lớn tuổi nhất còn làm việc tại Bưu điện trung tâm TP.HCM. Ngay vị trí đẹp nhất bên trong bưu điện là nơi ông làm việc với tấm bảng: Nơi chỉ dẫn và viết giúp.
“Tôi sinh ở nhà bảo sanh cạnh ga xe lửa đi Mỹ Tho thời đó (nay là vòng xoay Phú Lâm, Q.6). Nơi đây ngày trước có cái chợ gọi là chợ Gạo, nơi trung chuyển lúa gạo từ đồng bằng sông Cửu Long về Sài Gòn bằng đường tàu hỏa. Trường tiểu học Phú Lâm là nơi tôi đặt chân vào lớp 1. Đó là ngôi trường đậm kiến trúc Pháp, xây rất đẹp. Hết tiểu học, ba tôi chuyển sang Thị Nghè sống và tôi ở đó đến giờ”, ông Ngộ nhớ lại.
Hơn 40 năm làm bưu tá, 20 năm viết thư thuê
Thời Pháp, dù gia đình không giàu có nhưng ông Ngộ vẫn được học hành đến nơi đến chốn. Năm 1942, ông thi đậu vào Trường Petrus Ký. “Chính quyền Pháp phải mượn Trường Trưng Vương bây giờ để dạy vì Trường Petrus Ký bị Nhật chiếm đóng”, ông Ngộ nói thêm. Được học chương trình Pháp từ nhỏ nên ông rất thông thạo tiếng Pháp.
Năm 1946, 16 tuổi, ông Ngộ làm bưu tá ở Bưu điện Thị Nghè. Bạn bè Pháp thấy ông nhỏ người, lại nhỏ tuổi nên đặt biệt danh Le petit caporal (ông cai nhỏ). Năm 18 tuổi, ông thi đậu vô Bưu điện Sài Gòn (nay là Bưu điện trung tâm TP.HCM) giữ chân thư ký. Năm 36 tuổi, ông được cử đi học tiếng Anh tại Trường Việt - Mỹ. Sẵn có vốn tiếng Pháp, ông học thêm tiếng Anh rất dễ dàng.
Cho đến khi về hưu năm 1990, ông Ngộ đã có hơn 40 năm làm trong ngành bưu điện. Ông gắn chặt đời mình với Bưu điện Sài Gòn, rành rọt từng góc nhỏ, nhớ như in năm hoàn tất công trình độc đáo của thành phố. “Ngày xưa bên trong bưu điện không có nhiều quạt máy như bây giờ nhưng vẫn rất mát do người Pháp thiết kế trần cao, thông thoáng, vào đã thấy dễ chịu”. Do nắm quá rõ về nơi mình từng làm việc suốt hơn 60 năm nên ngoài công việc viết thư thuê, ông Ngộ còn kiêm luôn hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài mỗi khi có ai muốn tìm hiểu về Bưu điện trung tâm TP.HCM.
Về hưu lại còn khỏe, ông Ngộ mong được tiếp tục làm việc ở bưu điện. Ban giám đốc quý mến nên đồng ý cho ông được ngồi ngay bên trong bưu điện viết thư thuê - một dịch vụ mà đến nay chẳng còn người nào làm ở Sài Gòn. “Hồi trước cũng có năm bảy người làm nghề này ở bên ngoài bưu điện nhưng đều chết hết, giờ chỉ còn mình tôi thôi. Thành thử tôi là người cuối cùng”, ông Ngộ cười nói.
Hồi trước cũng có năm bảy người làm nghề này ở bên ngoài bưu điện nhưng đều chết hết, giờ chỉ còn mình tôi thôi. Thành thử tôi là người cuối cùng
Ông Dương Văn Ngộ
Hơn 20 năm làm nghề viết thư thuê, ông Ngộ luôn giữ nguyên tắc: chính xác, chuẩn mực, không thêm không bớt, viết đúng những gì khách yêu cầu và sau cùng là tuyệt đối giữ bí mật điều riêng tư của khách hàng. Ông am tường kỹ thuật viết đơn bằng tiếng Anh và Pháp, lối dùng từ sao cho thật đúng, dễ hiểu. Còn thư thì tùy theo thể loại: tình cảm, xã giao hay công việc mà lựa câu văn cho phù hợp.
Bên đống tập sách tài liệu ghi chép, từ điển Anh - Pháp, ông Ngộ như lọt thỏm trong không gian rộng lớn của Bưu điện trung tâm TP.HCM. Ông hiện diện ở nơi này như một nhân chứng sống của bưu điện TP. “Thành phố qua bao thăng trầm lịch sử, những tháng năm đạn bom, chiến tranh máu lửa rồi nay là hòa bình, kiến thiết vẫn không mất đi phong cách riêng. Đó là đặc trưng của vùng đất phương Nam, hào sảng, khí khái và trên hết là tình người”, ông Ngộ trầm ngâm nói.
Niềm vui tuổi già
Bao bức thư tình nhờ ông mà đôi trai gái đến với nhau dù cả hai sống cách xa hàng chục ngàn cây số. Ông tự nhận mình không bao giờ viết những bức thư than nghèo kể khổ để vòi xin tiền. Nhiều người nước ngoài, thậm chí cả người Pháp còn tranh luận với ông về tiếng mẹ đẻ, về văn phạm Pháp ngữ và ai cũng công nhận ông viết đúng. Nhiều năm trước, ông từng dịch thư của một phụ nữ Anh sang tiếng Việt gửi cho người thân ở Hà Nội. Xúc động trước tình cảm của người này, ông nhất định không nhận thù lao. Sau khi về nước, bà đã gửi cho ông một bức thư dài bày tỏ tình cảm với VN, với những người như ông. “Đó là thứ tôi không thể mua được bằng tiền”, ông Ngộ nói.
“Con cái thành đạt, đa phần đều là giáo viên nên tôi làm nghề này để tìm niềm vui tuổi già, không quá nặng chuyện cơm áo. Quanh đây những hàng cơm tôi thường ăn trưa đều quen thuộc. Có người còn không chịu lấy tiền, tôi giận không đến, mãi sau mới chịu nhận tượng trưng 10.000 đồng/đĩa. Họ bảo quý mến ông già hơn 80 tuổi mà còn làm việc vì cộng đồng. Điều đó làm tôi vui lắm. Cuộc đời này sống để làm gì nếu không phải là phụng sự gia đình và xã hội”.
Nhìn ông Ngộ ngày ngày gò lưng trên chiếc xe đạp cà tàng, lặng lẽ âm thầm làm việc mỗi tuần 5 ngày như bao người khác, tôi chợt thấy mắt mình cay cay.
Đỗ Tuấn