Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
joy nói:
@Bác Grenade dẫn link lộn tiệm rùi !
lộn 50%
21.gif


vì nhân vật chính cũng là người Sài-gòn cũ mà :D:D

nhưng phần này hổng hiểu :
<span style=""color: #ff0000;"">“Tôi sinh ở nhà bảo sanh cạnh ga xe lửa đi Mỹ Tho thời đó (nay là vòng xoay Phú Lâm, Q.6). </span>
<span style=""color: #ff0000;"">Nơi đây ngày trước có cái chợ gọi là chợ Gạo, nơi trung chuyển lúa gạo từ đồng bằng sông Cửu Long về Sài Gòn bằng đường tàu hỏa. Trường tiểu học Phú Lâm là nơi tôi đặt chân vào lớp 1. Đó là ngôi trường đậm kiến trúc Pháp, xây rất đẹp. Hết tiểu học, ba tôi chuyển sang Thị Nghè sống và tôi ở đó đến giờ”,</span> ông Ngộ nhớ lại.


Vòng xoay Phú Lâm Q6 cò đường Bà Hom vang danh một thời với địa danh "cây Da Xà"
còn Ga xe lửa xuống Mỹ Tho thì là Ga Chợ Lớn giờ là mấy cái cao ốc Thuận Kiều pờ la da vắng ngắt
hay thời tác giả kể có cái Ga Mỹ Tho khác ngay vòng xoay Phú Lâm ?
hay nhà báo lộn tiệm ?

trong lúc chờ các cao thủ giải đáp : thời của cụ nhân vật chính : quá quen thuộc ở Sài-gòn xưa :
[link]http://www.youtube.com/watch?v=JWfsp8kwJto[/link]

:D:D
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.426
113
Cây Da xà pre 75 toàn xì ke với đĩ điếm ko, giờ di dần thành KDC Cây Da Xà ngon cơm.
 
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
Em lụm được mí cái link nói về các địa danh cũ ở SG -GĐ xưa :
1.
http://namkyluctinh.org/a..hsu/PDLan-TenSaigon.pdf
2.
http://namkyluctinh.org/a...iet-phienangiadinh.pdf
3.
http://namkyluctinh.org/a...nmtriet-phugiadinh.pdf
4.
http://namkyluctinh.org/a...anvinh-chotgiadinh.pdf

Em trích đăng 1 đoạn :

Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, vào năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho lập Phủ Gia Định, tên gọi đầu tiên chỉ chung cả vùng đất mới ở phương nam vừa được dân quân ta khai khẩn. Tên “Gia Định” được đặt là hàm ý nói vùng đất đã được sắp xếp an ổn vững vàng tốt đẹp rồi.

Đến năm 1790 sau khi xây xong thành Bát Quái (trong địa phận Quận I ngày nay) phủ Gia Định được gọi là Gia Định kinh vì được coi là kinh đô của Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1802, vua Gia Long cho lập kinh đô ở Huế, nên đổi Gia Định kinh lại là Gia Định trấn.

Đến năm 1808, nhà vua chia nước làm ba khu vực hành chánh lớn gồm khu
vực miền Trung là Kinh Thành, khu vực phía ngoài là Bắc Thành gồm vùng đất từ Thuận Hóa trở ra bắc và khu vực phía trong là Gia Định Thành, gồm vùng đất từ Bình Thuận trở vào.
Bắc Thành và Gia Định Thành là hai cơ quan hành chánh cấp cao, thay mặt hoàng đế quản trị các trấn trực thuộc.
Tổng trấn Gia Định Thành là Tả Quân Lê Văn Duyệt. Gia Định thành gồm năm
trấn là Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên

Năm 1832, Lê Văn Duyệt tạ thế; vua Minh Mạng bải bỏ chức tổng trấn, giải tán Gia Định Thành, đổi trấn thành tỉnh, và 5 trấn của Gia Định Thành được chia ra thành 6 tỉnh là Biên Hoà, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên.

Đến năm 1835, tỉnh Phiên An đổi tên thành tỉnh Gia Định Theo một số sử gia thì chữ đầu của tên 6 tỉnh này được lấy ra từ câu thơ “Gia Biên Vĩnh Định An Hà” có nghĩa là ra roi an định non sông lâu dài và tên từng tỉnh cũng có ý nghĩa như sau:
GIA - Gia Định - Gia can an ổn, Định xong tốt dẹp
BIÊN - Biên Hòa - Vui hòa nơi biên thùy
VĨNH - Vĩnh Long - Hưng thịnh vĩnh viễn
ĐỊNH - Định Tường - Điềm lành ổn định
AN - An Giang - Non sông an vui
HÀ - Hà Tiên - Sông có tiên xuất hiện.

Song song với việc phân chia Gia Định Thành, vua Minh Mạng cũng đổi tên gọi ba khu vực hành chánh lớn của đất nước thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và Nam Kỳ với ý nghĩa “Kỳ” là một cõi, một vùng đất rộng lớn.
Nam Kỳ gồm có sáu tỉnh nên tên gọi “Nam Kỳ Lục tỉnh” hình thành từ đây và theo thời gian tên gọi đó đã trở thành một tên gọi đầy ấn tượng hằn sâu trong lòng mọi người dân Việt, đặc biệt là người dân Việt miền Đồng Nai, Cữu Long trù phú. (*)
----------
Chú thích :
(*) Mặc dầu sau này Nam Kỳ không còn 6 tỉnh nữa mà đuợc chia thành nhiều tỉnh hơn, nguời dân vẫn quen gọi Nam Kỳ là Lục Tỉnh.
Tuy nhiên, sau này nói đi Lục Tỉnh lại có nghĩa là đi về miền Tây chớ không phải miền Đông, mặc dầu tiên khởi Lục Tỉnh gồm luôn cả miền Đông.
------------

Topic "saigon xưa và nay" đâu rồi ạ ???



Nhưng đến năm 1867, thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, và vì không chịu đựng nỗi trước sức mạnh quân sự của thực dân Pháp nên sứ thần Phan Thanh Giản do lịnh của triều đình đã lần lượt ký nhượng cho quân Pháp 3 tỉnh miền đông là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường rồi tiếp theo là 3 tỉnh miền tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Sau khi chiếm toàn bộ Nam kỳ, Pháp chỉ giữ lại tên gọi chung này, nhưng
xoá bỏ cách phân chia hành chánh của triều Nguyễn.
Thay vào đó Pháp phân chia và tổ chức “Nam Kỳ Lục tỉnh” lại thành nhiều tỉnh nhỏ.
Gia Định được chia ra thành 5 tỉnh nhỏ là Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Tây
Ninh, Gò Công.

Biên Hoà chia thành 4 tỉnh là Biên Hoà, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu (Cap Saint Jacques).

Định Tường đổi thành Mỹ Tho. Vĩnh Long chia thành 3 tỉnh là Vĩnh Long,
Bến Tre, Trà Vinh. An Giang chia thành 5 tỉnh là Châu Đốc, Long
Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng, Cần Thơ.

Hà Tiên chia thành 3 tỉnh là Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu.

Như vậy dưới thời Pháp thuộc sau nhiều biến đổi, đến năm 1899 “Nam kỳ lục tỉnh” trở thành Nam Kỳ 21 tỉnh.
Để dễ nhớ, tên đầu của mỗi tỉnh được ghép thanh bài vè như sau:
Gia Châu Hà
Rạch Trà Sa
Bến Long Tân
Sóc Thủ Tây
Biên Mỹ Bà
Chợ Vĩnh Gò
Cần Bạc Cấp.

Trong suốt hơn 270 năm tồn tại từ 1698 đến khi bị xóa tên, địa danh GIA ĐỊNH đã được tuần tự dùng để chỉ cả vùng đất mới rộng lớn từ tỉnh Bình Thuận đến tận mũi Cà mau rồi thu hẹp dần thành địa danh của một tỉnh.

Tùy theo thời đại và các biến cố lịch sử diện tích có thay đổi nhưng địa danh Gia Định luôn luôn hàm chứa cả một lịch sử oai hùng của dân tộc trong công cuộc mở cõi về phương nam trù phú và công cuộc chiến đấu oai hùng chống ngoại xâm.

Trên bình diện lịch sử nếu Thăng Long là linh hồn của đất Bắc, Thuận Hóa là trái tim của miền Trung, thì Gia Định chánh là biểu tượng của miền Nam.
---------
Chú thích :
(**)
Người viết là hậu duệ đời thứ 7 của một vị quan vào Nam cùng thời với Tả quân Lê Văn Duyệt.
Ông đã cai quản và khai khẩn vùng đất nay là vùng Bình Triệu, Bình Phước, Bình Nhâm thuộc quận Thủ Đức, thành phố Sài Gòn.
Sau khi qua đời ông đã được dân chúng trong vùng
ghi ơn lập đình thờ và được vua sắc phong Thần làng. Hiện nay ông vẫn còn được thờ phượng tại đình thần Bình Triệu.
 
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
@ BANH_TET : qua nhìn cái bảng đồ Lục Tỉnh thời kỳ đầu cho thấy một số địa danh thuộc Tân An (sau này là Long An) đều thuộc tỉnh Gia Định, một số link em tìm có nói về Thủ Thừa nà :
1.
http://www.vietgle.vn/tri...%E1%BB%ABa&type=A0
2.
http://truongthuthua.edu....&id=2&Itemid=5

3. cái nì trên Wiki nó về Mai Tự Thừa, thông tin mở của Wiki tham khảo thim thì được chớ xem như cơ sở chắc chắn thì không :
http://vi.wikipedia.org/w...%E1%BB%B1_Th%E1%BB%ABa

4. Cái nì khá đầy đủ về Tân An - Long An :
http://namkyluctinh.org/a-lichsu/dvhoi-tanan.pdf

Tổng hợp lại thì chi tiêt về ông Mai Tự Thừa và cái tên địa danh Thủ Thừa có liên quan đến ông là xác đáng, chử Thủ ở đây có thể là Thủ Ngự - là chức danh ông MTT đảm nhiệm thu thuế đường sông thời ấy, vì ông có công khai khần và khơi thông đoạn kinh này.
Nghĩa thứ hai của chữ Thủ có thể địa danh Thủ Đoan, nói về đoạn sông/kinh đi qua Thủ thừa thời ấy!

Còn cái tên Thủ khoa Thửa em nghi ngờ xuất hiện sau này, hổng loại trừ khả năng ứng tác của pa bí thở hay TP giáo dục nào đó theo kiểu ông Thừa làm Thủ thì thủ khoa Thừa là ... có!
21.gif
24.gif


Thủ Thừa thời trước sử dụng lưu thông thuỷ nhiều nên cực thịnh, sau này khi có quốc lộ nối SG-MT thì không còn sung túc như xưa, cũng như BH, MT, CL, ... chỗ nào làm ăn được là thấy có mí chú ba tàu !
21.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
@ Joy :
trước vụ "ngụy Khôi" thì lúc còn khỏe, vua GL đã hỏi ý kiến cụ LVD về các Hoàng tử nào sẽ nối ngôi sau này : cụ LVD đã từ chối Hoàng tử Đảm thẳng thừng vì "nóng nảy" "hung bạo" .... cho nên sau này khi lên ngôi vua (niên hiệu MM) thì đã sẵn hiềm khích rồi

cụ Manhhai tự giới thiệu :
http://www.flickr.com/pho...0430846/in/photostream

Saigon 1950 tiệm bán xe "máy" (xe đạp) + phụ tùng - lúc này cặp thắng đã xài dây cáp như bây giờ
Xe_Dap_1950_SG.jpg


... hồi xưa ở Sài-gòn rất thông dụng từ ngữ "xe máy" hay "xe máy đạp" để chỉ chiếc hình trên - nhà tui cũng gọi như vậy :D

1950 thời đó các khăn choàng đầu rất thịnh hành cũng thượng vàng hạ cám
SG_1950.jpg


Saigon 1951 đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) phía sau Sứ quán Pháp vẫn còn đường Tramsway - Pháp kéo máy bay của Mỹ chi viện từ cảng SG lên TSN
SG_1951_Paul_Blanchy.jpg


1950
cái xe là loại cụ lính Úc đã chụp ở Vũng Tàu 1967 hình kia
La_vie_quotidienne_Sa_gon_1950.jpg


1950 chưa xây Khách sạn Caravelle
Saigon_1950_ph_a_tr_c_nh_h_t_TP.jpg


1962 chưn zài của Cubin82 :
Thanh Nữ Cộng Hòa diễu binh mừng "nữ anh hùng Thế kỷ thứ 1 Hai bà Trưng"
1962_Ch_o_m_ng_n_Anh_h_ng_Th_k_th_1.jpg


... hổng biết chào 2 bà Trưng thiệt hay chào "rồng cái & rồng con" bằng xi-măng đang đứng trên kia
21.gif


Ngã 6 Sài-gòn circa 65-66 lúc chưa có tượng Thánh Gióng
Saigon_1965_66.jpg


hình trên :
tòa nhà trắng giữa hình sau này là Lê Lai ô teo còn bây giờ 2012 là cái khác teo
cây xăng Sờ Háng Em La Làng giờ đã dẹp
đường từ bùng binh đâm ra Lê Lai ô teo là Phan văn Hùm ngắn ngủn chỉ tới Lê Lai là hết vì mắc kẹt cái tường rào Ga xe lửa Sài-gòn
Trong hình thấy dãy Xe Đò bến Phan văn Hùm đang đậu - một số xe tuyến Ban Mê Thuột cũng đậu đây - lúc đó SG - BMT phải ra Ninh Hòa lên đèo Phượng Hoàng QL 26 chứ QL 14 rất nhiều "mô" cho nên SG - BMT = 660km
bến này có cả xe đò "lỡ " chạy Hóc Môn
bên trái hình : 1 em Xe Đò xuất bến

1969 hình GI Mỹ chụp
Xe_Do_Peiku_Qui_Nhon_1969_Photo_by_Gary_Pecherki.jpg
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
1967 phòng trà Tự Do night club
xa lông đờ tê (Salon de The) : đúng ra phải có dấu sắc : Thé = trà (Tea)
1967_Tu_Do_night_club.jpg


1969 Hai bà Trưng nhà thương Grall Đồn Đất
sát lề đường là cặp đường rầy Tramway xưa đã chìm
SG_69.jpg


chuyên chở công cộng trong Chợ Lớn 1950's
SAÏGON TRANSPORTS EN COMMUN - Tramway
SA_GON_TRANSPORTS_EN_COMMUN_Tramway.jpg
 
Hạng B2
20/11/06
252
5
18
bến xe dù
Trong suốt hơn 270 năm tồn tại từ 1698 đến khi bị xóa tên, địa danh GIA ĐỊNH đã được tuần tự dùng để chỉ cả vùng đất mới rộng lớn từ tỉnh Bình Thuận đến tận mũi Cà mau rồi thu hẹp dần thành địa danh của một tỉnh.

Thảo nào trên này cũng có cụ Gia Định hùi xưa lượn khắp các Box, rồi ít dần... nay thấy mất tiêu luôn :D
SA_GON_TRANSPORTS_EN_COMMUN_Tramway.jpg


cụ Bánh Tét cho em hỏi cái xe ở góc trái hình là xe gì hả cụ ?
tks cụ
 
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
BANH_TET nói:
nhưng phần này hổng hiểu :
<span style=""color: #ff0000;"">“Tôi sinh ở nhà bảo sanh cạnh ga xe lửa đi Mỹ Tho thời đó (nay là vòng xoay Phú Lâm, Q.6). </span>
<span style=""color: #ff0000;"">Nơi đây ngày trước có cái chợ gọi là chợ Gạo, nơi trung chuyển lúa gạo từ đồng bằng sông Cửu Long về Sài Gòn bằng đường tàu hỏa. Trường tiểu học Phú Lâm là nơi tôi đặt chân vào lớp 1. Đó là ngôi trường đậm kiến trúc Pháp, xây rất đẹp. Hết tiểu học, ba tôi chuyển sang Thị Nghè sống và tôi ở đó đến giờ”,</span> ông Ngộ nhớ lại.


Vòng xoay Phú Lâm Q6 cò đường Bà Hom vang danh một thời với địa danh "cây Da Xà"
còn Ga xe lửa xuống Mỹ Tho thì là Ga Chợ Lớn giờ là mấy cái cao ốc Thuận Kiều pờ la da vắng ngắt
hay thời tác giả kể có cái Ga Mỹ Tho khác ngay vòng xoay Phú Lâm ?
hay nhà báo lộn tiệm ?

Hổng biết ông Ngộ xí lộn hay là ông nhà báo xí lộn nữa nhưng mà ga đó là ga ở Chợ lớn :

Topic "saigon xưa và nay" đâu rồi ạ ???


Cái đường hỏa xa SG - MT có thông tin nói là tham vọng nối liền Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, lên tận Nam Vang nhưng mà cuối cùng bị bỏ dỡ (Để em lục lại rùi dẫn link sau !).

Bài viết này trên TTO :
.....
Các tài liệu còn lưu trữ cẩn thận ở Pháp kể lại việc xây dựng con đường sắt về miền Tây không có gì đặc biệt lắm, phần lớn xuyên qua những cánh đồng và đường dân cư. Trong đó có một số đoạn đất thấp và bùn lầy phải mất thêm thời gian gia cố nền đường.

Tuy nhiên, vấn đề chính của tuyến đường sắt này lại là hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây mà dù muốn hay không nó cũng phải cắt qua. Frédéric Hulot viết rằng nhà thầu Joret phải làm hai cây cầu dài 550m và 133m mãi đến tháng 5-1886 mới hoàn thành.

Tuyến đường sắt dài 70km từ Sài Gòn về Mỹ Tho chính thức hoạt động vào ngày 20-7-1885.
Để vượt sông trong lúc cầu chưa làm xong, người ta đã phải sử dụng phà để “cõng” xe lửa qua sông.
Đây là một hình ảnh khá “ngộ nghĩnh” với người dân bản xứ lúc đó.
Ban đầu họ nghi ngờ về khả năng một chiếc tàu nào đó lại có thể “cõng” nổi cả đoàn xe lửa bằng thép nặng nề dài dằng dặc. Nhưng nhà thầu Pháp có giải pháp hợp lý. Họ tạm tách rời các toa tàu để đưa lên phà qua sông rồi mới nối lại cho chạy tiếp.

Ông Võ Minh Hai, một lão nông 86 tuổi, có tổ tiên nhiều đời ở Bến Lức, Long An, vẫn nhớ lời cha truyền kể lại ngày xưa nhà ông nội mình ở bờ nam con sông Vàm Cỏ Đông.
Khi người Pháp làm con phà này, người dân tại chỗ như ông nội của ông Hai được chiêu mộ làm đường dẫn từ bờ sông lên xuống phà.
Họ nện đá xuống hai bờ sông rồi lát thêm những thân gỗ lớn lên trên để chống lún. Nhà thầu Pháp còn khéo léo làm thêm một giàn giáo kiên cố ngay trên thân con phà giống như kiểu “nhà sàn cao cẳng” của người bản xứ, để xe lửa từ bờ có thể đi ngang lên phà dễ dàng hơn thay vì dễ bị lật nếu xuống bờ sông quá dốc rồi mới lên phà được.

Mượn tấm hình qua BT post minh qoạ :
Topic "saigon xưa và nay" đâu rồi ạ ???


Linh TTO :
http://tuoitre.vn/Chinh-t...lua-thep-dau-tien.html
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.321
113
tấm hình trên độc quá, cảmơn bác Joy . Công việc tách toa, cho toa xuống phà rùi lên bờ, nối toa lại chắc mất cầu cả tíếng đồng hồ