joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
@Grenade : Hihi ... hình của qua BANH_TET đó bác!

1950 chưa xây Khách sạn Caravelle
Topic "saigon xưa và nay" đâu rồi ạ ???


Nó nà anh :
Topic "saigon xưa và nay" đâu rồi ạ ???


Em nhớ hùi cái Ngã 6 SG còn hay được gọi là Ngã 6 Phù Đổng, tại có xây tượng Đức Phù Đổng Thiên Vương, sau 75 gọi ổng là ông Gióng .... , mịa, hùi còn ngồi trên mái nhà trường XHCN lúc đầu em cứ théc méc hoài, ủa ông này là Phù Đổng Thiên Vương mà !!
Topic "saigon xưa và nay" đâu rồi ạ ???
Topic "saigon xưa và nay" đâu rồi ạ ???


Sau này còn gọi là Thánh Gióng, thời điểm ngay sau năm 75 chỉ có 'cuộc kháng chiến thần thánh' thui!
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
xeto nói:
Trong suốt hơn 270 năm tồn tại từ 1698 đến khi bị xóa tên, địa danh GIA ĐỊNH đã được tuần tự dùng để chỉ cả vùng đất mới rộng lớn từ tỉnh Bình Thuận đến tận mũi Cà mau rồi thu hẹp dần thành địa danh của một tỉnh.

Thảo nào trên này cũng có cụ Gia Định hùi xưa lượn khắp các Box, rồi ít dần... nay thấy mất tiêu luôn :D
SA_GON_TRANSPORTS_EN_COMMUN_Tramway.jpg


<span style=""color: #ff0000;"">cụ Bánh Tét cho em hỏi cái xe ở góc trái hình là xe gì hả cụ ? </span>
<span style=""color: #ff0000;""> tks cụ </span>

chắc là Land Rover Anh tay lái bên trái, thưa Xe Bự tiên sinh hiền lão
21.gif

chứ sau WW2 thì Pháp te tua do bị Đức chiếm đóng trước đó nên phải làm lại từ đầu

hàng loạt Junker 52 Đức 3 cánh quạt bị Pháp tịch thu sau WW2 xài ở phi trường Bạch mai Hanoi (1950) :
1950_L_nh_Phap_Junker_52_Bach_Mai.jpg


... ngắt khúc xe lửa cho lên phà qua sông : cái khó là chiếc phà bồng bềnh phải neo cứng cho khớp 2 đường rầy trên bờ vô 2 đường rầy trên phà ; lúc cặp bến cũng vậy

nữ sanh (VN) trường Đầm 1950's (chắc là Marie Curie)
19xx_Sa_gon_Deux_jeunes_Sa_gonnaises_bicyclet.jpg


Đại lộ bô na Sài-gòn 1950 : 2 cụ Traction này chắc là hàng order làm limousine
1950_Traction_Le_Loi.jpg


1951 mô-tô lính Pháp ở Saigon hổng biết Peugeot hay BMW tịch thu của Đức
1951_01_Saigon.jpg


1951 xe tải lính Pháp ở Saigon
1951_03_Saigon.jpg


1951 Peugeot 203 lính Pháp ở Saigon
1951_04_Saigon.jpg


1951 xe bọc thép Halftrack Mỹ chi viện Pháp ở Saigon
1951_02_Saigon.jpg


1919 Pháp đào kinh ở Đồng Tháp 10 chắc là máy hơi nước
o_kinh_ng_Th_p_10_b_ng_c_gi_i_La_drague_Gr.jpg


xe thơ Bưu chính của PTT Saigon đi Nam vang đang đậu ở đường Cardy (nay là Nguyễn Bình)
Rue_Cardy.jpg


cầu 3 cẳng Chợ Lớn
Pont_en_X_Cholon_construit_par_Brossard_et_Mo.jpg


là 3 cẳng nhưng Pháp chú thích :
Pont en X à Cholon
có lẽ để phân biệt Pont en Y (cầu chữ Y ; Y bridge)

cái xe ở Vũng Tàu 1967 cụ lính Úc lộn tiệm là chiếc này : Ford Mỹ 47-48 chứ hổng phải Ford Vedette
S_47_48_Ford.jpg
 
Last edited by a moderator:
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
Bài viết khác về tuyến hoả xa Sài gòn - Mỹ Tho :

Ngày xưa người Pháp mở tuyến đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho với mục tiêu nối liền tuyến xuyên Việt và ý định kéo dài sang tận Phnom Penh, Campuchia”, bác Tân Văn Công, 86 tuổi, làm nghề dạy học tại Mỹ Tho từ năm 1943, nhớ lại.

Lý do mở tuyến xe lửa này, theo bác Công, vì thời đó Mỹ Tho là đầu mối trung chuyển hàng hóa giữa Nam Kỳ lục tỉnh, do các tỉnh miệt dưới như Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên... đường bộ gặp trở ngại vì phải qua 2 con sông Hậu và sông Tiền, phải đi bằng phà.
Có lẽ cũng vì trở ngại đó mà đường xe lửa chỉ tới Mỹ Tho và nhà ga chót dừng lại ở đầu đường Trưng Trắc, bên bờ sông Tiền, gần vườn hoa Lạc Hồng bây giờ.

Hồi đó, ga xe lửa nằm trong dãy nhà ngói, cất theo kiểu Pháp, cùng với hệ thống phòng trọ và dịch vụ kéo dài đến chỗ Bưu điện Mỹ Tho ngày nay. Nằm cạnh ga xe lửa còn có bến tàu với 3 cầu tàu.

Toàn bộ hành khách và hàng hóa từ Sài Gòn đi xe lửa tới Mỹ Tho sẽ xuống tàu về các tỉnh miền Tây và ngược lại, hành khách và sản vật, cây trái từ miền Tây đi bằng tàu tới Mỹ Tho cũng lên xe lửa rồi đi tiếp về Sài Gòn, Biên Hòa.
Cũng vì vậy mà Mỹ Tho xưa được xem là “đầu mối trung chuyển”. Vào thời đó ga xe lửa Sài Gòn nằm ở đầu đường Lê Lai, gần khách sạn Saigon New World bây giờ.

Từ Sài Gòn đi Mỹ Tho có 15 ga.
Ga thứ nhất gọi là Chợ Lớn Mới, nằm bên hông chợ An Đông.
Kế đến là ga Chợ Lớn trên đường Hùng Vương.
Các ga tiếp theo là Phú Lâm, Cây Mai, Bình Chánh, Gò Đen, Tân An, Tân Hương, Ông Táo, Tân Hiệp, Trung Lương và Mỹ Tho…

Theo lời bác Công, lúc đầu xe lửa chạy bằng hơi nước.
Từ Sài Gòn về Mỹ Tho đường rầy xe lửa chủ yếu nằm phía trái, thỉnh thoảng có đoạn nằm bên phải của quốc lộ 1 bây giờ (ngày xưa gọi là đường Cái Quan, lộ Đông Dương, sau đổi lại là quốc lộ 4).

Đến khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20 thì xe lửa chuyển sang chạy bằng dầu diesel, còn gọi là Autorail.
Sự khác biệt của Autorail là thiết kế đẹp hơn, tốc độ nhanh hơn, tiếng ồn nhiều hơn, toa hành khách có cửa sổ nhìn ra bên ngoài, tiếng còi kêu “hoét, hoét”, trong khi xe lửa chạy bằng hơi nước thì tiếng còi kêu “pin, pin”.

Lúc đầu xe lửa chỉ có ghế ngồi bằng băng gỗ, xếp dọc theo 2 bên thành xe. Tuyến đường xa thì có hạng nhất, hạng nhì, có phòng riêng, bên trong có 2 tầng và giá vé cũng mắc tiền hơn. Riêng tuyến Sài Gòn-Mỹ Tho thì chỉ có một hạng thường, do đoạn đường ngắn.

10_7_1329360297_42_nhaxua1.jpg

Khu nhà này ngày xưa là ga xe lửa Mỹ Tho - Ảnh: Hoàng Phương

10_7_1329360298_16_nhaxua2.jpg

Bác Tân Văn Công kể chuyện xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho xưa - Ảnh: Hoàng Phương

Chính thức khai trương vào năm 1885, đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho ngừng hoạt động vào năm 1958.
Dù chỉ dài 70 cây số nhưng ngày xưa đi bằng xe lửa cũng mất chừng 2 tiếng rưỡi đồng hồ.

Vì chỉ có một đường rầy duy nhất nên tới ga chót Mỹ Tho, muốn trở đầu để chạy trở lại Sài Gòn thì xe lửa phải... chạy thụt lùi chừng 2 cây số từ vườn hoa Lạc Hồng theo đường Lý Thường Kiệt bây giờ, ra ngoài đồng thì có đường vòng cung.

Tại đây đầu xe lửa tách ra khỏi toa rồi chạy vào một đoạn đường rầy khác để nối vào đuôi toa xe lửa và lại chạy thụt lùi trở về nhà ga Mỹ Tho để đầu xe lửa quay về hướng Sài Gòn.

Bác Tân Văn Công kể: “Hồi nhỏ, vào những buổi chiều tôi hay nhảy theo xe lửa chạy ra ngoại ô để trở đầu. Giếng nước Mỹ Tho hiện giờ chia làm 2 cũng vì hồi đó có đường xe lửa chạy ở giữa”.

Theo giải thích của bác Công, sở dĩ ga xe lửa Mỹ Tho xưa nổi tiếng trong thời Pháp thuộc vì đây là ga chót nối với các tuyến thủy bộ đi lục tỉnh và hồi đó và Mỹ Tho là một trong 3 đô thị lớn nhất vùng.

Nhà ga Mỹ Tho kiến trúc theo kiểu Pháp, mái ngói, vách tường, cửa ô vòng nguyệt, có chỗ bán vé, chỗ hành khách ngồi chờ, có cân dùng để cân hành lý và ai chở nặng thì phải trả nhiều tiền.

Ticket xe lửa hồi đó được làm bằng loại giấy rất dày và cứng.
Sau khi thu tiền, người bán vé đưa ticket vào máy đục lỗ và phát ra một tiếng kêu rất vui tai.
Khi hành khách lên xe, người soát vé còn bấm ticket một lần nữa.

Đường Sài Gòn-Mỹ Tho xưa mỗi ngày có 4-5 chuyến.
Chuyến đầu tiên từ Mỹ Tho đi Sài Gòn khởi hành khoảng 4 giờ sáng, phục vụ công chức nhà ở Mỹ Tho nhưng làm việc ở Sài Gòn.

Theo các tài liệu cũ thì vào cuối thế kỷ 19, lúc đầu người Pháp dự định xây dựng tuyến đường sắt từ Sài Gòn đến Vĩnh Long, sau đó sẽ nối sang Campuchia, nhưng cuối cùng họ chỉ xây dựng tới Mỹ Tho với khổ đường rộng 1 m.

Dự án được khởi công vào giữa năm 1881, thời gian thi công khoảng 4 năm, kinh phí khoảng 6 triệu francs. Nguyên vật liệu làm đường được chở từ Pháp sang và họ huy động hơn 11.000 lao động.

Ngày 20.7.1885, đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho hoàn thành với chiều dài 70 km. Chuyến xe lửa đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức và đến ga chót tại Mỹ Tho, đánh dấu sự ra đời của đường sắt VN.

http://www.tinmoi.vn/duon...-tho-xua-06764828.html
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
Vam co nói:
Xin bổ sung là còn gare Bến Lức nữa
giờ còn dấu tích gì không cụ ?
chứ bờ Bến Lức QL 1A (phía Gò Đen xuống) giờ toàn là cụm nhà máy công nghiệp
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.313
113
Cầu ba Cẳng Pháp kêu là cầu chữ X ha ta..Hồi xưa mấy cây cầu như Bến Lức, Long An luôn có lính canh, thấy đám lục bình nào trôi gần chân cầu là bắn liền.
Thời pre 75, mỗi lần muốn đi từ Mỹ Tho vào Bến Tre củn nhiều khê lắm, vì cầu yếu, phá ít chuyến.. Cầu Ba lai hồi xưa là cầu sắt,. đi ko bíet sập lúc nào, qua cầu mà ú tim, đường từ bến phà về thị xã bến tre là đất đỏ.
 
Hạng D
12/9/11
1.115
25.784
113
grenade nói:
Cầu ba Cẳng Pháp kêu là cầu chữ X ha ta..Hồi xưa mấy cây cầu như Bến Lức, Long An luôn có lính canh, thấy đám lục bình nào trôi gần chân cầu là bắn liền.
Thời pre 75, mỗi lần muốn đi từ Mỹ Tho vào Bến Tre củn nhiều khê lắm, vì cầu yếu, phá ít chuyến.. Cầu Ba lai hồi xưa là cầu sắt,. đi ko bíet sập lúc nào, qua cầu mà ú tim, đường từ bến phà về thị xã bến tre là đất đỏ.
chính xác luôn, Hồi đó có lần đi từ Gò Công lên Sài gòn bằng đường phà Mỹ lợi -Chợ Lớn qua , xe đò dài 52 chổ lúc qua 1 cầu sắt (lâu quá mình kng nhớ nỗi tên cầu) hành khách phải xuống xe đi bộ, chạy xe khg qua bên kia cầu leo lên chạy tiếp.
Mới đó mà đã gần 40 năm rồi. . . .từ ngày ông bạn mình ở Gò Công bỏ đi nước ngoài sống mình khg còn đi lại đuờng nầy nữa.
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
hồi xưa Bến Nghé Gia Định kinh rạch chằng chịt : Pháp lấp kinh Charner mần Đại lộ cùng tên nên người Sài-gòn thời đó gọi là "đường Kinh Lấp"
- lấp cả 1 nhánh ngang của rạch Hàng Bàng (rạch này chữ T) cái nhánh T bị lấp này nay là chợ Kim Biên Q6, phần rạch Hàng Bàng hiện nay chỉ còn hình L chạy dài từ phía sau chợ Bình Tây + phía sau chợ Kim Biên (là chỗ 1 chưn của cầu 3 cẳng xưa) quẹo ra chui ngang dưới Đại lộ Đông Tây ra kinh Tàu Hủ
- Pháp cũng lấp luôn rạch Vạn Kiếp xây đường Vạn Kiếp (lúc đó tên Pháp) ra đường bờ sông (cũng tên Pháp) sau đó mới mần cái cầu Chà Và "mới" nối vô Vạn Kiếp còn cầu Chà Và xưa trước đó không phải ở Vạn Kiếp vì lúc đó VK còn là "le petit Rach" (con Rạch nhỏ) :D

cầu Chà Và "mới" 1955 - dọc bờ sông là bến xe "Malabars" (xe ngựa cửa kiếng) chờ khách
Saigon_Aerial_View_1955_10_Cha_Va_bridge.jpg


http://www.vintag.es/2012...rial-view-in-1955.html

... chừng qua đây thì có thêm cái chữ ký bên dưới :
1007662_cau_Cha_Va.jpg


http://scarletvn.multiply../journal/item/4000/4000

21.gif


cụ Diệm xử Mr Vien Bay (7 Viễn Bình Xuyên) khu vực Boulevard Galliéni (Đại lộ Trần Hưng đạo) + chợ Nancy Q5 1955 :
http://images.search.yaho...all&va=saigon+1955
 
Hạng B2
26/11/11
180
50
28
Em biết cái ông Thắng này, bực mình thực, hình chung mà cứ ịn tên mình lên vô tội vạ.
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
gakho nói:
grenade nói:
Cầu ba Cẳng Pháp kêu là cầu chữ X ha ta..Hồi xưa mấy cây cầu như Bến Lức, Long An luôn có lính canh, thấy đám lục bình nào trôi gần chân cầu là bắn liền.
Thời pre 75, mỗi lần muốn đi từ Mỹ Tho vào Bến Tre củn nhiều khê lắm, vì cầu yếu, phá ít chuyến.. Cầu Ba lai hồi xưa là cầu sắt,. đi ko bíet sập lúc nào, qua cầu mà ú tim, đường từ bến phà về thị xã bến tre là đất đỏ.
chính xác luôn, Hồi đó có lần đi từ Gò Công lên Sài gòn bằng đường phà Mỹ lợi -Chợ Lớn qua , xe đò dài 52 chổ lúc qua 1 cầu sắt (lâu quá mình kng nhớ nỗi tên cầu) hành khách phải xuống xe đi bộ, chạy xe khg qua bên kia cầu leo lên chạy tiếp.
Mới đó mà đã gần 40 năm rồi. . . .từ ngày ông bạn mình ở Gò Công bỏ đi nước ngoài sống mình khg còn đi lại đuờng nầy nữa.

giờ có cái cầu rờ em bự + 2 cầu Ba lai (đường cũ + đường mới) rồi cầu Hàm Luông, cầu Mỹ thựn, cầu Cần Thơ ... chứng tỏ tính u diệc xếp hàng cả ngày rồi còn chọt gì nữa
24.gif