Hạng B2
1/12/20
203
804
93
52
Chủ đầu tư lẫn tư vấn nói cao tốc đúng thiết kế, ngập vì mưa lớn, địa phương cho rằng cống quá nhỏ, cốt nền đường thấp, chưa tính đỉnh lũ cao nhất ở địa bàn.

Screen Shot 2023-07-31 at 10.16.52.png


Ý kiến được các bên đưa ra tại cuộc họp bàn giải pháp khắc phục tình trạng ngập trên cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết diễn ra chiều 31/7. Sau cơn mưa kéo dài, hơn 100 m cao tốc đoạn qua xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, ngập sâu, giao thông qua đây bị ùn tắc nhiều giờ.

Ông Đặng Hùng Thái, Giám đốc điều hành Ban quản lý dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cho rằng sự cố ngập do lượng mưa lớn đổ về khu vực trũng thấp này từ 3 hướng, còn nước trên sông Phan không chảy kịp.

"Do đó cần khơi thông dòng chảy sông suối ở hạ lưu để khắc phục tạm thời", ông Thái nói và cho rằng cần khảo sát, đánh giá lại nhiều yếu tố, mới có thể tính toán được giải pháp lâu dài.

Theo ông Thái, Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư cao tốc) đang chỉ đạo tất cả đơn vị tư vấn kiểm tra toàn bộ địa hình, thủy văn, lên mô hình, đánh giá thực trạng và có biện pháp khắc phục lâu dài và bền vững.

Screen Shot 2023-08-01 at 16.16 copy.jpg

Phương tiện chết máy, phải nhờ đến xe cẩu cẩu qua khu vực ngập

Đại diện Công ty tư vấn xây dựng 533 khẳng định tuyến đường được thiết kế phù hợp dự liệu cơ sở, có tính toán dữ liệu thủy văn và địa hình trước đó. Ông cũng cho rằng cao tốc ngập do mưa quá lớn, cây cối lại mọc nhiều ở ven sông Phan gây cản trở dòng chảy, nước lũ từ sông lên.

Tuy nhiên, ý kiến của ban quản lý và đơn vị tư vấn không thuyết phục được chính quyền địa phương. Phó chủ tịch UBND huyện Hàm Tân Trác Xuân Cường nói "lý do đó không chính xác". Bởi cây cối tự nhiên hai bên bờ không ảnh hưởng nhiều dòng chảy của sông Phan, không có hộ dân nào đắp đất ngăn dòng.

Trái lại lãnh đạo địa phương cho rằng độ dốc hạ cốt nền đường cao tốc qua đoạn quá thấp có thể là nguyên nhân gây ngập, vì vậy cần đánh giá lại khâu thiết kế. "Đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu, tính toán lại, giả sử có lũ tương tự như vậy cao tốc bị ngập trở lại", ông Cường nói.

Tranh cãi vì sao cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập: Chưa tìm ra giải pháp khắc phục


Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận nói chỗ trũng này chỉ đặt một cống thoát rộng 2,5 m x 2,5 m là quá nhỏ, cần phải mở rộng thêm khẩu độ đảm bảo lượng nước thoát khi mưa lớn. Mực nước sông dâng lên do mưa lũ cũng cần được bên tư vấn tính toán để thiết kế cống thoát phù hợp.

Ông Huỳnh Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận cho rằng đơn vị tư vấn thiết kế lấy số liệu của đỉnh lũ sông Phan năm 1992 (43,14 m) để tính toán hạng mục thoát nước qua đoạn này là chưa toàn diện. Bởi đỉnh lũ của con sông năm 1999 cao hơn nhưng không được tính đến.
Screen Shot 2023-08-01 at 16.17.30.png


Theo ông Thanh, độ dốc của đường qua đoạn này cũng thiết kế quá sâu đến mức không cần thiết. "Tại sao thiết kế hạ cắt dọc xuống quá thấp, có phải do lấy tĩnh không của đường điện cao thế hay không", ông nói.

Trong khi đó, đại diện Công ty truyền tải điện Bình Thuận cho biết theo kỹ thuật, khoảng cách từ dây dẫn điện đường dây 550 kV xuống mặt đường chỉ cần 14 m là đảm bảo an toàn, còn ở đây khoảng cách hơn 22 m. Do vậy, việc làm cống thấp tại đây không phải bị khống chế bởi đường dây 550 kV.

Screen Shot 2023-08-01 at 16.18.43.png


Cuộc họp kết thúc mà đơn vị tư vấn thiết kế và ban điều hành dự án chưa lý giải thuyết phục nguyên nhân và hướng xử lý bền vững. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận Nguyễn Quốc Nam đã yêu cầu Ban quản lý dự án Thăng Long cần khắc phục tình trạng ngập nước trên cao tốc trong tháng 8.

Trước đó trong công văn hôm 29/7, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy yêu cầu chủ đầu tư dự án phối hợp đơn vị liên quan đảm bảo thông tuyến, khắc phục sự cố, báo lãnh đạo bộ trước ngày 3/8. Chủ đầu tư cần kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan, đặc biệt tư vấn thiết kế và thẩm tra nếu vi phạm.

Screen Shot 2023-07-31 at 10.15.06.png


Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99 km, nối hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, thg xe cuối tháng 4. Tuyến đường có điểm đầu nối cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại huyện Hàm Thuận Nam và điểm cuối ở nút giao cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Công trình giúp ôtô từ TP HCM đi Phan Thiết còn hơn 2 giờ thay vì 4-5 tiếng như trước đây.

Túm lại là anh này nói do cây 2 bên bờ làm nước không rút kịp, anh kia bảo cống rộng 2,5 m x 2,5 m là quá nhỏ không đủ,.... đủ lí do nhưng chưa chốt được phương án giải quyết. Hôm nào mưa to thì xác định đường bộ thành đường thủy tiếp
Theo Vnexpress
 
Hạng F
7/8/17
7.816
10.884
113
Thay vì khắc phục thì lại đỗ lỗi nhau. Nếu k có ao nhận trách nhiệm thì 10 năm nữa chưa xong.
 
  • Like
Reactions: minhhai00
Hạng D
24/4/17
2.042
1.684
138
34
Bon n làm ăn như cc.... sông nhănnn, chỉ tội cho dân....
 
Hạng D
22/1/19
4.528
8.406
113
Mí ông này rảnh quá hè, đã nói ngập do mưa - nguyên nhân rõ rành rành rồi cứ tranh cãi mãi. Mấy tháng trước nắng chói chang có thấy ngập gì đâu :)
đúng rồi, nhà thầu với chủ đt nói rõ ràng vậy còn gì, do mưa.
Nên giải pháp phù hợp nhất là tỉnh Bình Thuận phối hợp với chính phủ, người dân và cả .. ông trời, để làm cái ô dù che cho toàn tỉnh Bình Thuận. Ông trời cũng nên cân nhắc, chỉ gây mưa ngoài biển rồi dân ra đó hứng nước đem vào dùng. Không nên xuất hiện mưa trên địa bàn đất liền BT nữa, vì như vậy sẽ ảnh hưởng và gây phiền hà đến các công trình giao thông của VEC, cũng như các đơn vị chủ đầu tư khác ...
 
Hạng D
24/4/17
2.042
1.684
138
34
đúng rồi, nhà thầu với chủ đt nói rõ ràng vậy còn gì, do mưa.
Nên giải pháp phù hợp nhất là tỉnh Bình Thuận phối hợp với chính phủ, người dân và cả .. ông trời, để làm cái ô dù che cho toàn tỉnh Bình Thuận. Ông trời cũng nên cân nhắc, chỉ gây mưa ngoài biển rồi dân ra đó hứng nước đem vào dùng. Không nên xuất hiện mưa trên địa bàn đất liền BT nữa, vì như vậy sẽ ảnh hưởng và gây phiền hà đến các công trình giao thông của VEC, cũng như các đơn vị chủ đầu tư khác ...
Nt với cdt đúng là bon knan thật
 
Hạng D
22/1/19
4.528
8.406
113
Thèm lắm những lời nhận lỗi và những cái cúi gập người xin lỗi trước toàn thể người dân như cách các "nô bộc" dân ở Hàn hay Nhật đã và đang làm! Dân có sai trong chuyện này không mọi người? Sao họ cứ khinh khỉnh như thể đường ngập, đường hư, đường tắc là do lỗi của dân vậy?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
16/11/20
3.023
9.666
113
38
Một thắc mắc là sao bóng đá VN không phát triển mạnh được khi tư duy chuyền bóng, chuyển vấn đề của các anh toàn ở trình độ thượng thừa. Tại sao khi bình thường thì không ai nhận ra rủi ro tiềm ẩn cho đến khi xảy ra sự cố gây hậu quả nhức nhối hay nghiêm trọng xong mới đi tìm nguyên nhân, tranh cãi trách nhiệm do ai mà mãi không thấy cách khắc phục triệt để.