Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Re:Ký ức quê xưa

Mỗi khi về quê, tôi lại có dịp đi đò. Bước xuống đò là biết rằng mình đã về đến Ngoại, về đến quê nhà yêu dấu. Lòng đò chộn rộn tiếng hỏi han, ở quê nhà nhà đều là bà con thân thuộc cả, một con bé thành phố như tôi về quê thăm ngoại là tâm điểm của cả chiếc đò quê, ai nấy đều muốn góp tiếng thăm hỏi chuyện trò. Nhà Ngoại tôi có ông Năm, em của Ngoại làm bác sĩ, ông Năm về hưu ở nhà Ngoại trở thành ông bác sĩ vườn, ai ốm đau bệnh hoạn gì cũng chạy qua kiếm Ông Năm bác sĩ. Ngoại thì hay tích cóp thuốc Tây- hồi đó khan hiếm nên quý giá lắm- để dành cho bà con quanh vùng, trái gió trở trời thì có viên thuốc uống cầm chừng, thuốc ít nhưng niềm tin thì nhiều nên hầu như thuốc đến là bệnh khỏi, Ngoại coi việc này như là một cách tích thiện tích phước cho gia đình.
 
Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Re:Ký ức quê xưa

Nhà có ông Năm bác sĩ nên cứ nghe tiếng máy “ Cô-le” xạch xạch dừng ở con kinh bên nhà là tôi lại te tái chạy ra vì biết có bệnh nhân tới. Lăng xăng hóng chuyện trong lúc ông Năm thăm khám, rồi chạy đi kể cho tụi bạn quê lấp ló ở hàng rào: nào là “ Chú bảy Nhật mé nhánh so đũa bị câu liêm rớt trúng tay, ẩu tả quá trời! ai đời câu liêm mà máng nhánh so đũa”… khi thì chuyện cậu Năm Cất “lội ruộng bị con rắn bự chảng phập chân, cậu Năm chém được con rắn xách theo cho ông Năm coi nữa, rắn xanh dờn có sọc dòm thấy ghê lắm”… lúc thì Ông Tám “phạt cỏ sao mà để cây phảng xẹt trúng chân máu chảy dầm dề, rịt cả gói thuốc rê chạy dìa tới đây mà chưa cầm nổi máu”… chuyện của tôi thuật từ phòng khám bệnh của ông Năm lúc nào cũng là đề tài nóng bỏng ở nhà quê, tụi bạn mê hết biết.
 
Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Re:Ký ức quê xưa

Tiếng đò quê cũng là những thanh âm đánh dấu ngày tôi phải rời quê, xa Ngoại, trở về chốn thị thành. Ngoại tất bật soạn sắp giỏ lớn giỏ nhỏ, chất đầy trái cây vườn nhà cho tôi xách theo về. Về Sài gòn thì phải dậy thiệt sớm từ 3-4 giờ sáng, Ngoại tay xách nách mang túi to giỏ nhỏ đưa tôi ra bờ sông chờ đò. Chiếc đèn bão hắt chút ánh sáng nhòe nhoẹt trên những tàu dừa lá, tiếng côn trùng rả rích hòa vào tiếng máy đò văng vẳng khúc sông đêm…
Đò cập mũi, vội vội vàng vàng cho kịp chuyển hết giỏ to giỏ nhỏ rồi phóng xuống mũi đò trước khi chiếc đò hết đà xoay ra.

Quê nhà, bóng Ngoại dần xa...
 
Hạng D
12/9/11
1.115
25.784
113
Re:Ký ức quê xưa

Có một sự khác biệt giữa các vùng miền, cảm nhận của riêng cá nhâu tôi thì hình như người miền nam có phần gần gủi với bên ngoại,quê ngoại hơn là người miền trung và miền bắc? không biết cảm nhận của mình có đúng kg.?
Tiếp đi mợ, tui đang dõi theo....
 
Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Re:Ký ức quê xưa

@ BÁC GÀ: em thì thấy vì miền Nam ít đặt nặng tư tưởng " trọng nam khinh nữ" nên con gái vẫn có "chỗ đứng", nhà thì cháu nội ngoại cũng như nhau. Cúng lễ, quan hệ họ hàng thân tình thấy ai cũng có bà con, hổng có so kè dòng này, chi nọ, ngôi trưởng ngôi thứ... nên quê nội hay quê ngoại cũng... y như nhau trong tình cảm ruột rà.
 
Tập Lái
25/9/10
18
187
43
43
Re:Ký ức quê xưa

gakho nói:
Có một sự khác biệt giữa các vùng miền, cảm nhận của riêng cá nhâu tôi thì hình như người miền nam có phần gần gủi với bên ngoại,quê ngoại hơn là người miền trung và miền bắc? không biết cảm nhận của mình có đúng kg.?
Tiếp đi mợ, tui đang dõi theo....
Ngòai 2 cái quê nội-ngọai ra, vẫn còn đó 1 cái quê rất quan trọng, đó là quê chính bản thân mình từ thưở nhỏ.
VD : quê ngọai em ở An Giang, quê nội ở SG, còn em thì sinh ra ở Cần Thơ. Em chỉ nhớ Cần Thơ thôi , An Giang thì chẳng có gì để nhớ (vì ko nhớ nỗi), còn SG thì I'm here :D
 
Hạng D
5/7/11
1.542
12
38
Re:Ký ức quê xưa

PHU NHÂN nói:
anhbocau nói:
phongluu nói:
Vậy là Bác Phu Nhân chắc có bà con xa với Bác Hasonata rồi đó ,Hai bác nhận họ đi thôi .
39.gif
em théc méc....mà hỏng dám nói ;)

Dạ ! để em chuẩn bị khẩu đại bác may ra câu tới bác Ha sonata nhận họ hàng
41.gif
, Bác HA Sonana ở đâu để em định vị cái nè?
Mợ cứ nhắm vào Hoàng Thái Bảo gia trang mà "Bùm" :D:D
 
Hạng D
30/3/05
2.352
16.231
113
Re:Ký ức quê xưa

Cám ơn bác chủ thớt, khi đọc bài của bác lại nhớ hồi nhỏ.
- Lúc bao cấp (khoảng 1978-1985) cứ sau tết Đoan ngọ là ông bà già chắt chiu nuôi 2 con heo , tụi tui có nhiệm vụ đi học về là đi
hái rau "tràn đồng" về để trộn cám cho heo ăn để đến tết, 1 con bán lấy tiền mua sắm tết, 1 con thì mổ chia thịt.
Khoảng rằm tháng chạp là kêu lái heo vô mua, mấy chị em cứ đứng khóc bù lu bù loa, không cho bắt heo đi, bà già cũng rơm rớm nước mắt. Tới khoảng sáng sớm 28 tết là kêu hàng xóm qua cùng mổ heo, tối hôm trước mấy chị em không dám ngủ ở nhà, nói với nhau là sẽ không ăn thịt heo... vậy mà mùi chiên xào, làm quên hết trơn.
Chỉ 1 thế hệ nữa là tết VN sẽ dần hết ý nghĩa rồi, mỗi gia đình chỉ có 1 - 2 con, tết tranh thủ mấy ngày trước tết, dọn dẹp nhà cửa, đi thăm tặng quà, sáng mồng 1 đi thăm ông bà nội ngoại 2 bên sáng mồng 2 hay mồng 3 là lên đường đi du lịch hết do đó đến thế hệ F1 thì tết của tụi nó sẽ giống như tây ăn tết bây giờ.
 
Hạng B1
28/5/09
59
5
8
Q7, TP HCM
Re:Ký ức quê xưa

PHU NHÂN nói:
@ BÁC GÀ: em thì thấy vì miền Nam ít đặt nặng tư tưởng " trọng nam khinh nữ" nên con gái vẫn có "chỗ đứng", nhà thì cháu nội ngoại cũng như nhau. Cúng lễ, quan hệ họ hàng thân tình thấy ai cũng có bà con, hổng có so kè dòng này, chi nọ, ngôi trưởng ngôi thứ... nên quê nội hay quê ngoại cũng... y như nhau trong tình cảm ruột rà.
Chính xác. Đi nhiều mới thấy rỏ cái này.
 
Hạng B2
8/11/11
141
6
0
51
Re:Ký ức quê xưa

41.gif
41.gif
41.gif

Nghe sao thấy gần gũi lạ thường dù nhà em thì ko được như vậy nhưng những hình ảnh tương tự ghi lại trong ký ức em qua lời kể của mẹ.