Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
25/2/09
1.230
69.872
113
Reuters theo e là dữ nhứt rồi, nhứt là trong lĩnh vực kinh tế, mấy thằng kia cũng mua tin của reuters
36.gif

 
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Chưa viết hết cái buổi survey tại chùa cách đây không lâu. Nhưng tóm gọn lại là chỉ vài người "nghe nói" có người ở VN mua cái town ở Mỹ. Còn việc mua thử cà phê xịn pha phin thì họ nói cần thời gian chứ họ ngán cái kiểu Trung Nguyên rồi. Và nhiều câu hỏi tôi hỏi trong lúc trò chuyện để biết thêm cho riêng cá nhân tôi. Có dịp tôi sẽ chia sẻ số liệu nhưng giờ thì không vì chưa tổng kết được.

Đôi lúc người ta hay nói chơi và nói bốc lên cho vui là ví như nơi hẻo lánh kia (PhinDeli) là một Las Vegas tương lai. Nói vui như vậy không sao vì người ta có quyền vội nghĩ vội liên tưởng và vội ... 8 (tám = nhiều chuyện vui).

Nhưng nhìn kỹ lại trên bản đồ và đọc kỹ lịch sử Las Vegas và các vùng xung quanh thì Las Vegas là 1 trong nhiều phần trong vùng phát triển quanh Las Vegas. Sự phát triển đó có kế hoạch nhất quán từ rất lâu và hình thành rõ về sau. Đó là chiến lược lớn có sự tham gia của liên bang, các tiểu bang, các nhà đầu tư,... và rồi Las Vegas chỉ là 1 phần nhỏ trong tổng thể của dự án lớn trong tầm quốc gia.

Còn vị trí PhinDeli chẳng có gì đặc biệt vì Cheyenne là thủ phủ chính trị trong lúc Laramie là thủ phủ giáo dục của tiểu bang mà hai thành phố này chỉ cách 50 phút lái xe.

Trong thực tế là có nhiều thành phố đôi ở Mỹ là do hai thành phố gần nhau và phát triển rộng ra và hoà nhau hình thành thành phố đôi.

Dĩ nhiên nếu phát triển thì Laramie và Cheyenne sẽ hoà và nhau. Nhưng vùng phát triển sẽ không nằm dọc xa lộ 80 vì đó là xa lộ cao tốc và không thể phát triển dọc theo xa lộ cao tốc để bảo đảm thông xe (là thông thương). Mà là sẽ phát triển phía Bắc của hai thành phố này.

Để hai thành phố phình ra và hoà vào nhau thì theo tốc độ tăng dân số hiện nay thì cần ... 600 năm nữa mới có thể. Còn tốc độ tăng 10 lần so với hiện nay thì cần 60 năm; nhưng không thể năm sau tăng lên 10 lần để cần 59 năm tiếp theo mà phát triển.

Đọc mấy báo nâng bi quá đáng khiến tôi càng tin em Nguyên và "đồng bọn" khá khiêm tốn. Họ không thể kiểm soát báo chí đang "lộng ngôn". Có lẽ "đồng bọn" đang "khổ sở" đám báo chí quá đáng trong lời nói.

Gần đây chiếc tàu ngầm mới làm vỏ chưa có chạy thử mà báo chí đã tô đậm: bảo vệ biển và chạy nhanh 72 km/h. Một chiếc tàu ngầm dưới nước mà chạy nhanh hơn cả chiếc tàu cá của ngư dân với mũi rẻ nước mạnh hay nhanh ngang ngửa mấy chiếc xe trên đường. Nếu chạy được 72 km/h (cho dù nửa nổi nửa chìm) thì bảo đảm bọn Tàu Cộng qua tìm cách bắt cóc đem về Tàu (như Bình Nguyên Trọng lúc xưa).

Mấy kiểu báo chí "lộng ngôn" không cần toan tính khiến cho uy tín doanh nghiệp suy giảm.

Chiếc tàu ngầm bằng sắt đó vô tội, và chỉ là niềm vui cá nhân cũng như là công cụ PR & quảng cáo cho một công ty mới, nhưng báo chí "lộng ngôn" quá đáng làm cho anh chàng kỹ sư kia khó đỡ và con đuờng PR & quảng cáo có thể bị phá sản vì dư luận công chúng rất dị ứng với "lộng ngôn".

Cũng may em Nguyên và "đồng bọn" biết tránh bớt bọn báo chí và âm thầm làm và công bố, nếu bọn báo chí biết trước mọi kế hoạch thì mặc sức cà phê Việt Nam cũng như PhinDeli bị bọn báo chí "lộng ngôn" đến cỡ nào và chúng ta sẽ không có thread này để bàn loạn cho vui.

Cũng như Mr Vũ của Trung Nguyên có mấy bài phát biểu khi Starbuck tấn công vào VN. Tôi nghĩ Mr. Vũ không có những lời nói như thế mà do bọn báo chí "lộng ngôn". Nào là người Mỹ không biết uống cà phê; nào là người Mỹ không có văn hoá cà phê; nào là Trung Nguyên sẽ đổ bộ trở lại Mỹ và đánh vào sào huyệt Starbuck; nào là Starbuck không biết bán cà phê mà là bán nước lọc cà phê, .... Những kiểu "lộng ngôn" như thế bảo đảm từ bọn báo chí chứ không từ miệng Mr Vũ.

Riêng bản thân tôi, một công nhân bình thường đang làm 14.75/hr thì sẽ không thử cà phê PhinDeli vì quá mắc (mắc vì do ở mức "thượng hạng" = fine coffee). Tôi quen với cà phê dòng phổ thông của Kraft Foods (Maxwell và Yuban) vì vừa túi tiền tiêu dùng của tôi. Còn ủng hộ thì tôi sẽ ũng hộ tinh thần vì tôi rất muốn có thương hiệu cà phê Việt với chất lượng ổn định trên đất Mỹ (vì tôi là người Việt Nam) và hy vọng có nhiều người Việt khá giả trên đất Mỹ dùng thử (để rồi ghiền) PhinDeli.

Thế là tôi dừng ở đây tại thread này. Tôi sẽ tham gia thread khác với những ngẫu hứng khác :)
 
Hạng B1
2/4/09
69
0
0
Đang là mốt đổi tên để tạo buzz. Bắt đầu là PhinDeli. Đổi tên thị trấn Buford, WY. Giờ đây đến tay vợt Sharapova. Cô nàng đã làm đơn xin được đổi tên thành SugarPova (tên một thương hiệu kẹo do chính cô làm chủ). Theo luật của Mỹ thì việc đổi tên chẳng là vấn đề gì.
Sharapova thì chỉ muốn đổi tên 2 tuần thôi. Không may cho cô, là cô đã bị chấn thương nên không tiếp tục thi đấu 2 tuần này.
Việc đổi tên (của Sharapova) thành SugarPova cũng trả lời cho câu hỏi (của mợ nào trên OS - về PhinDeli).
Sharapova đã quá nổi tiếng rồi. Sao không đặt tên kẹo là Sharapova. Mà lại phải đặt là SugarPova. Rồi lại phải xin đổi tên... Chi rắc rối vậy.
Tương tự, Buford đã quá nổi tiếng rồi. Sao không gọi là Cà phê Buford luôn cho nó lành. Mà lại phải đặt một cái tên mới Phindeli. Rồi lại phải đổi tên....
Thực tế là Sharapova chẳng có LIÊN QUAN gì đến kẹo.
Tương tự, Buford cũng chẳng ăn nhập gì đến cà phê.
Và do vậy, cần phải có tên gọi (brand name) gắn kết với SP (kẹo và cà phê).
Việc đổi tên SugarPova đã tạo ra buzz....

TTO - Búp bê Nga, Maria Sharapova đã nộp đơn lên Tòa án tối cao Florida để xin đổi tên thành Maria Sugarpova trong vòng hai tuần, từ ngày 26-8 đến 9-9, thời gian diễn ra Giải quần vợt Mỹ mở rộng 2013.
kgzxrvVp.jpg

Sharapova quảng cáo cho thương hiệu kẹo Sugarpova - Ảnh: AFP


Đây là chiêu PR cho hãng kẹo Sugarpova do chính tay vợt 26 tuổi này sáng lập. Theo luật của Mỹ, dường như việc đổi tên này sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào. Tuy nhiên, điều khó khăn có thể sẽ đến từ ban tổ chức Mỹ mở rộng bởi vì khi đó, tất cả mọi người phải nhớ gọi cô là Sugarpova trong khi các trọng tài đã quá quen với cái tên Sharapova.
Ngoài ra Sharapova cũng đang xin phép để được ra sân tại Giải Mỹ mở rộng 2013 với logo "đôi môi màu hồng" của nhãn hàng Sugarpova.
Sharapova đã từng vô địch Mỹ mở rộng 2006, còn thương hiệu Sugarpova đã bán được hơn 1,8 triệu gói kẹo trong năm vừa qua.
Theo thông tin mới nhất từ ban tổ chức Giải Mỹ mở rộng 2013, tay vợt người Serbia, Novak Djokovic đã được xếp hạng giống số 1 nội dung đơn nam tại giải Mỹ mở rộng 2013. Lần lượt các hạt giống từ thứ 2 đến thứ 10 là: Rafael Nadal (Tây Ban Nha), Andy Murray (Anh), David Ferrer (Tây Ban Nha), Tomas Berdych (CH Czech), Juan Martin Del Potro (Argentina), Roger Federer (Thụy Sĩ), Richards Gasquets (Pháp), Stanislas Wawrinka (Thụy Sĩ) và Milos Raonic (Canada).
Top 10 hạt giống hàng đầu ở nội dung đơn nữ, theo thứ tự là: Serena Williams (Mỹ), victoria Azarenka (Belarus), Maria Sharapova (Nga), Agnieszka Radwanska (Ba Lan), Sara Errani (Ý), Li Na (Trung Quốc), Caroline Wozniacki (Đan Mạch), Petra Kvitova (CH Czech), Angelique Kerber (Đức) và Jelena Jankovic (Serbia).
Nadal chính thức xếp đầu US Open Series (hệ thống các giải đấu tiền Mỹ mở rộng) sau khi John Isner rút lui khỏi giải Winston-Salem mở rộng, tổ chức Mỹ. Nadal được 200 điểm tại US Open Series 2013, còn John Isner được 185 điểm, tiếp theo là Juan Martin Del Potro được 130 điểm.
Ở bảng dành cho nữ, Serena có 170 điểm, tiếp theo là Azarenka 145 điểm và Radwanska (Ba Lan) được 130 điểm.
Trong sự nghiệp, Nadal đã từng xếp đầu US Open Series hồi năm 2008 và trở thành tay vợt thứ ba làm được điều này, sau Andy Roddick (2005, 2006) và Serea Williams (2011, 2013).
Cách tính điểm tại US Open Series như sau: tay vợt vô địch tại Rogers Cup và Cincinnati Masters được 100 điểm. Á quân được 70 điểm. Ai lọt vào bán kết được 45 điểm. Còn ở các giải nhỏ hơn tổ chức tại Mỹ như Atlanta mở rộng, Winston-Salem mở rộng... nhà vô địch được 70 điểm; á quân được 45 điểm; tay vợt lọt vào bán kết được 25 điểm.
Với việc xếp đầu tiên, Nadal và Serena sẽ có 3,6 triệu USD tiền thưởng nếu vô địch Mỹ mở rộng trong đó 1 triệu USD do xếp đầu US Open Series và 2,6 triệu USD do vô địch giải Mỹ mở rộng. Nếu chỉ lọt vào chung kết Mỹ mở rộng, Nadal và Serena sẽ được cộng thêm 500.000 USD vào tiền thưởng.

Đ.K.L.

 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
4/8/13
11
1
3
Tại sao ông chọn phát triển thương hiệu cà phê Việt 100%, mà không phải là dòng sản phẩm đồ uống nào khác?
Sau khi trở thành Thị trưởng Thị trấn Buford (Mỹ), nhiều người đã hỏi tôi sẽ làm gì với thị trấn mà tôi làm chủ. Lúc đó tôi chỉ trả lời đơn giản là, tôi muốn Buford trở thành một showroom giới thiệu hàng Việt.
denphin.jpg
Ông Phạm Đình Nguyên, Chủ tịch HĐQT Công ty PhinDeli Sau khi gặp gỡ và nói chuyện với một số bạn bè và doanh nghiệp về ý tưởng này, tôi quyết định đi theo hướng phát triển riêng một thương hiệu, sản phẩm mà Việt Nam là thế mạnh, hoặc những sản phẩm gắn với văn hóa Việt.
Và tôi sực nghĩ đến cà phê và phong cách uống cà phê phin rất đặc trưng của chúng ta.
Mỹ được xem là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới và ở Mỹ cũng có hơn 3 triệu người gốc Việt, đây là cơ hội rất là lớn với chúng tôi.
Và động thái đầu tiên để ông phát triển thương hiệu cà phê này là đổi tên Thị trấn Buford thành PhinDeli?
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới, nhưng gần như chỉ xuất cà phê dưới dạng thô, nên vị thế rất khiêm tốn trên bản đồ cà phê thế giới. Chúng ta hầu như không có những thương hiệu cà phê mang tầm quốc tế.
Một thị trấn cà phê ngay trên đất Mỹ sẽ là bàn đạp để chúng tôi từng bước thâm nhập thị trường này. Và không còn gì hơn là có thị trấn cà phê mang tên Việt Nam, do người Việt sở hữu. Ngày 3/9 tới, chúng tôi sẽ chính thức làm Lễ giới thiệu Thị trấn PhinDeli tại Mỹ.
Tại sao ông không marketing ngay thương hiệu này ở Việt Nam, mà phải làm tại thị trường Mỹ rồi mới quay lại?
Đây cũng là một cách tiếp cận mà nhiều người cho là liều lĩnh, vì thông thường, các doanh nghiệp sẽ lớn mạnh ở Việt Nam trước khi mở rộng ra thị trường nước ngoài. Quyết định táo bạo này hệt như lúc tôi tham gia đấu giá Buford, với mong muốn thị trấn này phải do người Việt sở hữu.
Ngoài ra, tôi cũng muốn tranh thủ sự ủng hộ của truyền thông cả hai nước, thực tế là cả thế giới. Đã có rất nhiều báo chí đưa tin về sự kiện người Việt mua thị trấn Mỹ. Và bây giờ họ lại bắt đầu đưa tin người Việt đổi tên thị trấn Mỹ, xây dựng thủ phủ cà phê Việt.
Tại sao ông chọn tên là PhinDeli?
Chúng tôi muốn có một cái tên mang nét Việt, nhưng lại dễ nhớ, dễ đọc cho cả người nước ngoài. Sau khi xem xét hàng trăm cái tên, chúng tôi chọn thương hiệu cà phê là PhinDeli.
Chữ “Phin” là từ đầu tiên trong phin cà phê, một vật dụng pha chế quen thuộc cho thức uống gần như là “quốc hồn quốc túy” của người dân Việt Nam. Còn Deli là viết tắt của chữ “delicious” - thơm ngon.
Phát triển PhinDeli tại thị trường Việt Nam, ông có ngại phải đối đầu với Starbucks hay Highland Coffee không?
Starbucks hay Highland Coffee thực chất là chuỗi cà phê quán. Còn chúng tôi tập trung phát triển cà phê sản phẩm, uống tại nhà hoặc văn phòng. Tại Việt Nam, sản phẩm PhinDeli đã bắt đầu vào chuỗi siêu thị lớn như Coopmart, Citimart, Hapro..., cũng như các chợ, các điểm bán lẻ trên thị trường truyền thống.
Chúng tôi cũng có mặt mặt tại Hội chợ Tôn vinh hàng Việt 2013. Khách hàng sau khi uống thử đều rất thích và trung bình mỗi ngày, chúng tôi bán được 300 - 400 hộp. Nhiều người cho biết, họ mua PhinDeli vì chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông có thể chia sẻ về phân khúc khách hàng mà PhinDeli nhắm đến?
Chúng tôi tập trung vào những khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên, đặc biệt là những người quan tâm đến sức khỏe. Họ chọn những sản phẩm không chỉ ngon, hợp gu, mà phải bảo đảm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chúng tôi có 2 nhóm sản phẩm: siêu sạch và thượng hạng. Mỗi nhóm có 3 loại sản phẩm, nhắm đến nhiều gu cũng như phân khúc giá khác nhau.
Ông thấy tiềm năng để kinh doanh cà phê tại Việt Nam đang biến động thế nào?
Thị trường cà phê nói chung ở Việt Nam luôn tăng trưởng, nhất là phân khúc cà phê sạch, vì ngày càng nhiều người ý thức được tác hại của hóa chất độc hại có trong thực phẩm, đặc biệt là đồ uống.
 
Hạng B1
2/4/09
69
0
0
Đọc bài này lại lo cho bác Tuấn Đỗ. Coi chừng tụi Mẽo nó "luộc" bác í và Bác Nguyên - dám đổi tên thị trấn cha sanh mẽ đẻ của họ.
Cầu chúa ban phép làm cho 2 bác...

Báo Mỹ đưa tin trái chiều trước ngày đổi tên thị trấn Buford

Khi ngày 3/9 đổi tên Buford “1 cư dân” sang thị trấn cà phê PhinDeli đến gần thì cũng là lúc báo chí Mỹ bắt đầu đưa tin với một số ý kiến trái chiều…

Tờ Daily Journal dẫn lời bà Amy Bates, Giám đốc điều hành, công tyBuckinghamBates Global Marketing, đại diện của thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết PhinDeli có nghĩa là “cà phê phin thơm ngon”. Cái tên mới này đã thể hiện kế hoạch bán cà phê Việt Nam cho du khách qua lại xa lộ liên bang 80 của ông chủ thị trấn. Lễ đổi tên vào ngày 3/9 sắp tới đánh dấu sự hoạt động trở lại của thị trấn và du khách có thể thưởng thức miễn phí cà phê PhinDeli.
Trong khi đó, báo Wyoming Tribune Eagle thông tin, ông Phạm Đình Nguyên hy vọng với việc đổi tên thành PhinDeli, thị trấn nhỏ bé này sẽ trở thành thủ phủ của cà phê Việt Nam. Một thị trấn lâu đời, được đặt tên theo John Buford, người anh hùng của Mỹ thời nội chiến, bỗng nhiên chuyển sang mang tên một thương hiệu cà phê… Việt Nam khiến không ít người Mỹ sửng sốt.
Tại trang web của báo Wyoming Tribune Eagle, dễ dàng đọc đượcnhiều ý kiến trái chiều của độc giả về việc đổi tên này. Tỏ vẻ không đồng tình, hoài nghi với kế hoạch của doanh nhân người Việt, độc giả tên Karen phản ứng gay gắt: “Thật không thể tin được. Việc kinh doanh cà phê này sẽ không kéo dài và không phát triển được. Hầu hết các tài xế xe tải muốn uống một ly lớn cà phê để đi nhưng không phải là cà phê nước ngoài như vậy. Thật là một cái tát vào mặt thị trấn đã tồn tại gần 150 năm của Wyoming. Tôi sẽ không đến đó đâu!”. Cũng không chấp nhận việc đổi tên, độc giả có nickname Ponder có phần bảo thủ: “Thay đổi tên là cầm chắc cái chết. Buford là Buford!”.

Thị trưởng Phạm Đình Nguyên trên một pano quảng cáo tại thị trấn Buford – PhinDeli Town​
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến phản đối đổi tên cũng có không ít độc giả hào hứng với dự án của ông chủ trẻ người Việt. Độc giả Big Dream chia sẻ: “Đây là nước Mỹ, đúng không? Ai cũng có một giấc mơ, dù anh đến từ đâu đi nữa – tôi nghĩ cũng không có vấn đề gì. Ông ấy kinh doanh tử tế ở thị trấn của chính mình. Nếu ông ấy là người Mỹ thì một số người có phản ứng thái quá như thế này không? Đây cũng là cơ hội cho thị trấn Mỹ. Chúc giấc mơ Mỹ của ôngsớm trở thành sự thật!”.
Hay như độc giả James nhận định: “Đó là ý tưởng tốt để tiếp thị, hy vọng rằng dự án này sẽ kết nối văn hóa Việt Nam và Mỹ”. Một cách khách quan hơn, độc giả có nickname Tom Kip cho rằng: “Đổi tên là ý tưởng tốt để thu hút du khách. Đây là tin tốt cho cả Buford và bang Wyoming. Hãy chờ xem. Tôi sẽ dừng lại và thưởng thức từng ngụm cà phê phong cách Việt. Chúc ông may mắn!”
Về phần mình, thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết: “Khi thay đổi tên một địa danh lâu đời, chắc chắn sẽ có người thích, không thích, nhưng một lần nữa, nó làm cho người ta quan tâm hơn. Chúng tôi chỉ muốn Buford trở thành thủ phủ cà phê Việt trên đất Mỹ, làm bàn đạp đưa PhinDeli xâm nhập vào thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới này!”.
Sự xuất hiện của cà phê phin với hương vị Việt Nam ở một thị trấn Mỹ là thông điệp khẳng định vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới. Chưa thể khẳng định được tham vọng dùng thị trấn PhinDeli - Buford làm bệ phóng cho cà phê Việt Nam tại Mỹ của doanh nhân Phạm Đình Nguyên sẽ thành công đến đâu. Tuy nhiên, trước tiên ông chủ trẻ người Việt này đã thực hiện điều mà không phải ai cũng làm được:
Buổi ra mắt thị trấn mới PhinDeli Town Buford không chỉ giới thiệu tinh hoa cà phê Việt mà còn “trình làng” một số sản phẩm vốn là “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam như gốm sứ Minh Long, nước mắm Thuận Phát, sữa đặc có đường Vinamilk…
“Có thể xem đây là câu trả lời của tôi vào thời điểm vừa trở thành Thị trưởng Buford - Khi ấy, mọi người hỏi tôi là sẽ làm gì với thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ này? Và đây: Tôi muốn Buford trở thành showroom hàng Việt…” ông Phạm Đình Nguyên chia sẻ.
Thanh Đàm
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
4/8/13
11
1
3
Khi ngày 3/9 đổi tên Buford “1 cư dân” sang thị trấn cà phê PhinDeli đến gần thì cũng là lúc báo chí Mỹ bắt đầu đưa tin với một số ý kiến trái chiều…
wol_error.gif
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 770x471.
PhinDeli_1377848613.jpg

Tờ Daily Journal dẫn lời bà Amy Bates, Giám đốc điều hành, công ty BuckinghamBates Global Marketing, đại diện của thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết PhinDeli có nghĩa là “cà phê phin thơm ngon”. Cái tên mới này đã thể hiện kế hoạch bán cà phê Việt Nam cho du khách qua lại xa lộ liên bang 80 của ông chủ thị trấn. Lễ đổi tên vào ngày 3/9 sắp tới đánh dấu sự hoạt động trở lại của thị trấn và du khách có thể thưởng thức miễn phí cà phê PhinDeli.

Trong khi đó, báo Wyoming Tribune Eagle thông tin, ông Phạm Đình Nguyên hy vọng với việc đổi tên thành PhinDeli, thị trấn nhỏ bé này sẽ trở thành thủ phủ của cà phê Việt Nam. Một thị trấn lâu đời, được đặt tên theo John Buford, người anh hùng của Mỹ thời nội chiến, bỗng nhiên chuyển sang mang tên một thương hiệu cà phê… Việt Nam khiến không ít người Mỹ sửng sốt.
wol_error.gif
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 960x628.
PhinDeli-ID2645.jpg

Thị trưởng Phạm Đình Nguyên trên một pano quảng cáo tại thị trấn Buford – PhinDeli Town

Tại trang web của báo Wyoming Tribune Eagle, dễ dàng đọc được nhiều ý kiến trái chiều của độc giả về việc đổi tên này. Tỏ vẻ không đồng tình, hoài nghi với kế hoạch của doanh nhân người Việt, độc giả tên Karen phản ứng gay gắt: “Thật không thể tin được. Việc kinh doanh cà phê này sẽ không kéo dài và không phát triển được. Hầu hết các tài xế xe tải muốn uống một ly lớn cà phê để đi nhưng không phải là cà phê nước ngoài như vậy. Thật là một cái tát vào mặt thị trấn đã tồn tại gần 150 năm của Wyoming. Tôi sẽ không đến đó đâu!”. Cũng không chấp nhận việc đổi tên, độc giả có nickname Ponder có phần bảo thủ: “Thay đổi tên là cầm chắc cái chết. Buford là Buford!”.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến phản đối đổi tên cũng có không ít độc giả hào hứng với dự án của ông chủ trẻ người Việt. Độc giả Big Dream chia sẻ: “Đây là nước Mỹ, đúng không? Ai cũng có một giấc mơ, dù anh đến từ đâu đi nữa – tôi nghĩ cũng không có vấn đề gì. Ông ấy kinh doanh tử tế ở thị trấn của chính mình. Nếu ông ấy là người Mỹ thì một số người có phản ứng thái quá như thế này không? Đây cũng là cơ hội cho thị trấn Mỹ. Chúc giấc mơ Mỹ của ôngsớm trở thành sự thật!”.

Hay như độc giả James nhận định: “Đó là ý tưởng tốt để tiếp thị, hy vọng rằng dự án này sẽ kết nối văn hóa Việt Nam và Mỹ”. Một cách khách quan hơn, độc giả có nickname Tom Kip cho rằng: “Đổi tên là ý tưởng tốt để thu hút du khách. Đây là tin tốt cho cả Buford và bang Wyoming. Hãy chờ xem. Tôi sẽ dừng lại và thưởng thức từng ngụm cà phê phong cách Việt. Chúc ông may mắn!”

Chúng tôi chỉ muốn Buford trở thành thủ phủ cà phê Việt trên đất Mỹ, làm bàn đạp đưa PhinDeli xâm nhập vào thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới này!

Về phần mình, thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết: “Khi thay đổi tên một địa danh lâu đời, chắc chắn sẽ có người thích, không thích, nhưng một lần nữa, nó làm cho người ta quan tâm hơn. Chúng tôi chỉ muốn Buford trở thành thủ phủ cà phê Việt trên đất Mỹ, làm bàn đạp đưa PhinDeli xâm nhập vào thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới này!”.

Sự xuất hiện của cà phê phin với hương vị Việt Nam ở một thị trấn Mỹ là thông điệp khẳng định vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới. Chưa thể khẳng định được tham vọng dùng thị trấn PhinDeli - Buford làm bệ phóng cho cà phê Việt Nam tại Mỹ của doanh nhân Phạm Đình Nguyên sẽ thành công đến đâu. Tuy nhiên, trước tiên ông chủ trẻ người Việt này đã thực hiện điều mà không phải ai cũng làm được:

Buổi ra mắt thị trấn mới PhinDeli Town Buford không chỉ giới thiệu tinh hoa cà phê Việt mà còn “trình làng” một số sản phẩm vốn là “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam như gốm sứ Minh Long, nước mắm Thuận Phát, sữa đặc có đường Vinamilk…

“Có thể xem đây là câu trả lời của tôi vào thời điểm vừa trở thành Thị trưởng Buford - Khi ấy, mọi người hỏi tôi là sẽ làm gì với thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ này? Và đây: Tôi muốn Buford trở thành showroom hàng Việt…” ông Phạm Đình Nguyên chia sẻ.
 
O.S.P.D
13/1/05
2.869
1.024
113
SG
Oạch ..... kế hoạch to nhỉ ??? lôi đc cả Minh Long , Vinamilk, và Thuận Phát vào nhập cuộc .... ông thị trưởng này đang định làm cú lớn ???
Kg biết phản ứng của người Mỹ thế nào ??? Dù sao cũng chúc mơ ước của Bác ấy sẽ thành công .
033102flo_1_prv.gif

 
Hạng F
12/9/10
6.652
43.159
113
48
Bà Tó
Em cũng được thử loại cafe này . Chủ quan thì không hợp gu .Nó có vĩ đắng....kì kì , tựa như cafe gói uống liền CafeViet của Nescafe .
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.356
155.630
113
www.phindeli.com
Báo cáo các bác, cách đây 7h đồng hồ, câu chuyện PhinDeli đã đồng loạt được đưa tin trên Reuters, The New York Times, và The Telegraph (UK).

http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/northamerica/usa/10279265/Smallest-town-in-America-to-reopen-as-coffee-shop.html

http://www.reuters.com/article/2013/09/01/us-usa-wyoming-town-idUSBRE9800AQ20130901

http://www.nytimes.com/reuters/2013/09/01/world/asia/01reuters-usa-wyoming-town.html?smid=pl-share

Đây là bản tin Pre-event Exclusive của Reuters, các báo The New York Times và The Telegraph đã phải bỏ tiền mua tin này từ Reuters.
Câu chuyện này cũng sẽ được một số tờ báo khác của Mỹ mua lại để đăng.


 
O.S.P.D
13/1/05
2.869
1.024
113
SG
HT đây rồi... mấy hôm nay chắc bận dữ hén ..... lúc nào rãnh nhớ tường thuật vụ khai trương 3/9 hen .
Chúc Bác công tác thành công .Chụp thêm mấy tấm hình diện mạo mới của thị trấn nhoen .
033102flo_1_prv.gif

 
Status
Không mở trả lời sau này.