• Total voters
    168
Tập Lái
3/9/07
36
0
0
Tôi đồng ý với Bác này một vé. Kẹt xe không phải do ý thức, đừng đổ lỗi hoàn toàn cho ý thức của người tham gia giao thông mà quên đi nguyên nhân gây ra kẹt xe. Có ai chạy trên lề đường khi lòng đường trống trơn chứ?????

Air Bag nói:
Ở đây bác Golf dùng từ nguyên nhân CHÍNH nên em đã tick vào NO.
Nếu cho rằng nguyên nhân chính từý thức người tham gia giao thông thì em không đồng ý. Ý thức chỉ góp phần tệ hại thêm vào tình hình ùn tắc mà thôi.

- Nếu các con đường đủ rộng cho bất cứ mọi phương tiện tham gia giao thông thì sẽ không có chuyện xe leo lên lề đi.
- Nếu Cảnh Sát Giao Thông làm đúng nhiệm vụ và chức năng của mình là điều phối giao thông thay vì chỉ chăm chăm lo xử phạt đèn Xenon, bánh lớn hơn đăng kiểm.
- Nếu mở rộng đường quốc lộ các cửa ngõ thành phố thì sẽ không có cảnh đi từ cầu Sài Gòn ra Ngã ba Tân Vạn mất nhiều tiếng đồng hồ. (Đường về miền Tây cũng tương tự).
- Nếu qui hoạch quốc lộ thì phải cấm hẳn việc mở các kios, các mặt tiền ra hướng lộ. Các bác thử đi từ Phú Lâm về miền Tây mà xem, quốc lộ gì mà nhà cửa phố xá san sát, cửa hàng nối tiếp cửa hàng, bước chân ra cửa là quốc lộ. Thế có chết không.
Và còn hàng nghìn, hàng vạn cái NẾU nữa do qui hoạch kém, quản lý kém giờ lại đổ lỗi cho ý thức của dân. Xin thưa rằng người Tây họ ý thức lắm chứ nhưng sang VN thì sao?? Họ vẫn tự nhiên chạy xe gắn máy dù không có bằng lái, sẵn sàng chạy xe máy lên lề đường nếu kẹt xe, chỉ có điều là họ không lấn hẳn sang phần đường ngược lại khi chờ xe lửa mà thôi. Người ta thường nói " Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", nên đổ lỗi cho thì đổ lỗi cho cái "vỏ" ấy, không liên quan gì đến bọn em cả.
 
Các bác OS hãy làm gương đừng lấn tuyến, chen ngang.

Nhiều lần khi trên đường có sự cố gì đó, đường hẹp lại phải xếp hàng là y như rằng các xe phí sau tới chẻ luôn sang phải, lấn luôn vào làn xe máy để len lên.
Khi gần tới nơi các xe này lại chen vào hàng, làm cho những xe xếp hàng phải chậm lại, rất nhiều vụ "chen ngang" đã gây ra va quệt.
Cách đi này, trước đây chỉ có ở vài bác tài láu cá, nhưng nay đã khá phổ biến.

Hôm nay, tiện có thớt của bác 6gốp, em kêu gọi các bác tài OS hãy làm gương và vận động những người khác hãy lái xe một cách văn minh, đừng lấn tuyến, chen ngang.
Đó cũng là góp phần cụ thể vào việc giảm ùn tắc, thay vì đổ lỗi.
 
Hạng B2
18/7/04
275
4
18
Hà nội
Trong siêu thị cũng tắc đường, do ý thức hay do siêu thị quy hoạch chưa chuẩn???
" Người tiêu dùng chen nhau muốn "bẹp ruột, vứt hàng lung tung, tự ý "nép tạm" vào một góc nào đó của siêu thị để... ăn miễn phí là những cảnh tôi đã chứng kiến trong ngày vàng mua sắm ở Hà Nội."
Nguồn: http://www.vnexpress.net/...oanh/2009/11/3BA15B0C/
 
Tập Lái
3/9/07
36
0
0
Ước gì đường SG chỉ toàn xe máy ( xe 2 bánh) hoặc chỉ toàn xe 4 bánh và không xe buýt cũng như Taxi nhĩ.
080402cool_prv.gif
 
Hạng B2
28/8/08
199
20
18
Đồng ý với bác tutrung, phải có biện pháp chế tài rõ ràng, không thể kêu gọi ý thức chung chung được.
tutrung nói:
Các bác nói đúng. Tuy nhiên khi ý thức chưa được hình thành tốt thì phải có biện pháp chế tài mạnh. Tôi đã từng hỏi một anh bạn Singapore là: "Ở nước anh, làm cái gì cũng có thể bị phạt, vậy anh có sợ không?" Anh ta trả lời rằng: "Không, vì thế hệ cha mẹ tôi bị phạt như điên rồi. Nên đến thế hệ tôi thì không còn sợ bị phạt nữa". Rõ ràng ở Singapore, cơ hội để nhìn thấy cảnh sát là cực hiếm. Vậy tại sao người dân họ lại có một ý thức rất tốt dù không có bóng dáng nhân viên công lực. Đó là vị họ đã áp dụng một cơ chế " Phạt một người để cho vạn người sợ". Nếu anh làm sai, có thể anh không bị sao cả. Nhưng nếu một ngày "đẹp trời" nào đó gặp "ma" thì anh sẽ từ chết đến bị thuơng. Thường đọc báo chắc các bác cũng biết là một số người bị bắt vì chôm đồ trong siêu thị và họ phải chịu hình phạt rất nặng, cho dù món hàng bị lấy chẳng đáng giá gì cả. Có vẻ bất công cho người bị phạt, nhưng cái được chung là đa số người còn lại nhìn thấy hình phạt đó sẽ sợ và không dám làm sai. Đó chính là tác dụng của cơ chế "phạt một người để vạn người sợ".

Mặt khác chính từ thế hệ cha mẹ của họ bị phạt "như điên" đó, mà từ ý thức bị "cưỡng ép", họ đã giáo dục thế hệ con cháu để hình thành một ý thức "tự nhiên" ở thế hệ kế tiếp. Bí quyết thành công trong việc xây dựng ý thức của người dân Singapore là "phạt và phạt", cũng vì thế mà Đảng nhân dân hành động (P&P) của ông Lý Quang Diệu còn được người dân Singapore đọc trại là Đảng phạt và phạt (English).

Vấn đề là Việt Nam sẽ học và áp dụng được gì từ các bài học trên.
 
Hạng B2
23/8/07
372
3
0
34
-Ng dân đa số chỉ đủ tiền mua xe 2B, nên 2B càng lúc càng tăng.
-Tất cả xxx nên đứng ngã tư, ngã ba hướng dẫn gia thông thay gì chạy đi phạt vòng vòng.
-Đường trong tp thì toàn 2 lane, ko có lane để quẹo. Nên đến ngã tư là 2B cứ chen vào lane 4B. Làm xe 4b kẹt, nằm giữa ngã tư !!!
 
vo2
Hạng B1
10/8/09
73
4
0
24
Đây là đặc trưng của đại bộ phận người Việt Lam ta mà bác. Dể nhận ra người mình nhể . Chỉ cần thấy một vài cử chỉ ở nơi công cộng là Oh, người Việt Lam mà. Mà toàn xxx bảng số xanh đứng hàng TOP không à nghen! Hoan hô xxxx bảng số xanh dũng cảm. Anh hùng. DM

the kid nói:
ai cũng biết chỉ 1 người kg biết.
Nếu có là chỉ biết đổ thừa.
Bực nhất là đổ thừa cho ý thức ng dân mặc dù e rất bực cảnh đậu xe lung lung, nhiều khi dừng đèn đỏ lâu rồi còn có tay chạy lên đậu ngay trước mặt, bật xinhan quẹo rồi còn có người cúp đầu,thích thì quẹo ... nhưng tất cả đều là kết quả do.......
 
12/10/07
2.342
10.168
113
Ở Thailand thì đúng là kẹt do hạ tầng không theo kịp với sự phát triển XH, nhưng ở ta thì kẹt xe là do ý thức con người .... không theo kịp sự phát triển XH. 

Chúng ta đi giữa thành phố lớn theo cái cách mà ta vẫn đi trong làng, đây là vấn đề đau đầu.

Có một lần mình dẫn một nhân viên trong công ty đi công tác nước ngoài. Ở nước ngoài, khi đang ngồi trong xe mình nhìn thấy cảnh xe hơi bắt đầu dồn ứ tại một giao lộ. Vì đã quen với cách ứng xử của họ nên mình biêt kết quả sẽ như thế nào nên hích chú em VN đi cùng và biểu chú quan sát xem liệu có xảy ra kẹt xe hay không nhé.
Rồi chuyện xảy ra trước mắt như đoán trước: một chú tài xế nhìn thấy một chiếc xe đang chần chừ tiến vào từ đường nhánh kia liền dừng cách điểm nút một đoạn xa đủ để chú ở đường nhánh kia lách qua. CHưa hết chú đó còn chờ cho mấy chiếc ở nhánh đó qua hết rồi mới nối vào hàng... Dĩ nhiên là cũng mất thời gian mới qua đoạn đường đó nhưng chuyện rõ ràng là không xảy ra ở VN. Cậu nhân viên đi cùng chỉ biết cười.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
18/7/04
275
4
18
Hà nội
churongdat nói:
Ở Thailand thì đúng là kẹt do hạ tầng không theo kịp với sự phát triển XH, nhưng ở ta thì kẹt xe là do ý thức con người .... không theo kịp sự phát triển XH.

Chúng ta đi giữa thành phố lớn theo cái cách mà ta vẫn đi trong làng, đây là vấn đề đau đầu.

Có một lần mình dẫn một nhân viên trong công ty đi công tác nước ngoài. Ở nước ngoài, khi đang ngồi trong xe mình nhìn thấy cảnh xe hơi bắt đầu dồn ứ tại một giao lộ. Vì đã quen với cách ứng xử của họ nên mình biêt kết quả sẽ như thế nào nên hích chú em VN đi cùng và biểu chú quan sát xem liệu có xảy ra kẹt xe hay không nhé.
Rồi chuyện xảy ra trước mắt như đoán trước: một chú tài xế nhìn thấy một chiếc xe đang chần chừ tiến vào từ đường nhánh kia liền dừng cách điểm nút một đoạn xa đủ để chú ở đường nhánh kia lách qua. CHưa hết chú đó còn chờ cho mấy chiếc ở nhánh đó qua hết rồi mới nối vào hàng... Dĩ nhiên là cũng mất thời gian mới qua đoạn đường đó nhưng chuyện rõ ràng là không xảy ra ở VN. Cậu nhân viên đi cùng chỉ biết cười.

Điều bác nói chính là cái chúng ta cần. Đừng nói Tây không có kẹt xe. Nhiều hôm kẹt xe trong trung tâm kéo dài hàng vài cây số nữa kia. Nhưng tuyệt nhiên không có xe nào dám lách sang phía đường ngược chiều để lách lên, mặc dù bên phía đường ngược chiều không có bóng dáng một xe nào cả, giải phân cách không có (chỉ có vạch kẻ đường liền nét).
 
Hạng D
3/9/08
4.595
49.145
113
Môt tí xíu dẫn chứng để thấy thêm cái hình ảnh ùn tắc và văn hóa GT:
* Tối qua giờ tan tầm đã muộn gần 7h tối nhưng ở giao lộ Tôn Đức Thắng và Lê Thánh Tôn Q1 lại bắt đầu kẹt vì một số lái taxi hết sức vô cảm trước những hành vi dừng xe ngay nơi có biển cấm dừng và cấm đậu, có lẽ vì miếng cơm manh áo, vì sự coi thường luật GT nên họ đã bất chấp, và hàng loạt xe bắt đầu vướng víu ngay tại góc đường bởi những chiếc taxi + những xe dừng ngay giữa đường để đưa rước khách vào mấy cái nhà hàng nơi góc phố này, và bắt đầu kèn xe kêu in ỏi từ mọi hướng, có một anh CSGT từ góc bên kia đường thấy vậy và....chạy bộ thật nhanh băng qua đường tới từ phía sau mấy chú taxi đang đậu chiếm lòng đường...em tưởng chừng họ sẽ ăn biên bản, nhưng không, họ bị ăn bởi một thứ khác, một tiếng phoọc từ cánh cửa xe được phát ra bởi cú đá mạnh của anh CSGT và với cánh tay chỉ thẳng với hàm ý: biến mày...trước muôn vàn con mắt của người đi đường được ngó về cảnh tượng này, và rồi lũ taxi vội vã biến mất trong cơn thịnh nộ của người cảnh sát.:):):) Văn hóa GT điển hình là thế đấy!
* Có một điều đầy trớ trêu là: Dân việt dường như không sợ luật mà lại đi sợ cảnh sát thế nó mới vui.