Các bác nói đúng. Tuy nhiên khi ý thức chưa được hình thành tốt thì phải có biện pháp chế tài mạnh. Tôi đã từng hỏi một anh bạn Singapore là: "Ở nước anh, làm cái gì cũng có thể bị phạt, vậy anh có sợ không?" Anh ta trả lời rằng: "Không, vì thế hệ cha mẹ tôi bị phạt như điên rồi. Nên đến thế hệ tôi thì không còn sợ bị phạt nữa". Rõ ràng ở Singapore, cơ hội để nhìn thấy cảnh sát là cực hiếm. Vậy tại sao người dân họ lại có một ý thức rất tốt dù không có bóng dáng nhân viên công lực. Đó là vị họ đã áp dụng một cơ chế " Phạt một người để cho vạn người sợ". Nếu anh làm sai, có thể anh không bị sao cả. Nhưng nếu một ngày "đẹp trời" nào đó gặp "ma" thì anh sẽ từ chết đến bị thuơng. Thường đọc báo chắc các bác cũng biết là một số người bị bắt vì chôm đồ trong siêu thị và họ phải chịu hình phạt rất nặng, cho dù món hàng bị lấy chẳng đáng giá gì cả. Có vẻ bất công cho người bị phạt, nhưng cái được chung là đa số người còn lại nhìn thấy hình phạt đó sẽ sợ và không dám làm sai. Đó chính là tác dụng của cơ chế "phạt một người để vạn người sợ".
Mặt khác chính từ thế hệ cha mẹ của họ bị phạt "như điên" đó, mà từ ý thức bị "cưỡng ép", họ đã giáo dục thế hệ con cháu để hình thành một ý thức "tự nhiên" ở thế hệ kế tiếp. Bí quyết thành công trong việc xây dựng ý thức của người dân Singapore là "phạt và phạt", cũng vì thế mà Đảng nhân dân hành động (P&P) của ông Lý Quang Diệu còn được người dân Singapore đọc trại là Đảng phạt và phạt (English).
Vấn đề là Việt Nam sẽ học và áp dụng được gì từ các bài học trên.