Hạng D
1/11/09
3.153
2.182
113
37
Bình Dương
Thứ 1: Có biển 412 phân làn cho oto thì cũng phải có biển phân làn cho xe máy, trường hợp không cho xe máy đi vào thì phải có biển báo cấm xe máy (trường hợp đường cao tốc). Thực tế hành vi xe máy đi vào làn dành riêng cho oto không phải là lỗi đi vào làn xe oto, phải gọi chính xác là "Không đi đúng làn đường quy định" (tức là không chấp hành biển phân làn dành cho xe máy). Hoặc nếu là đường cấm xe máy như đường cao tốc thì là lỗi "Đi vào đường cấm". Cách nói Đi lấn tuyến, Đi sai làn chỉ là noai miệng cho vui, đúng câu chữ để bắt lỗi, ra quyết định xử phạt thì phải dùng đúng 2 câu trong ngoặc kép như trên.
Thứ 2: trước kia việc mua bán vàng miếng được quy định bằng Pháp Lệnh vì vàng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và dượcđiều chỉnh bằng Nghị Định, Qquyeest Định của Chính Phủ. Tức là hành vi đó được điều chỉnh bằng VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, có hiệu lực trên toàn quốc. Bác hoàn toàn có thể bán vàng nếu bác thoả mãn các điều kiện về kinh doanh vàng như quy định.
Em đang muốn bác cho ví dụ về hành vi nào mà các VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT không điều chỉnh, không nhắc đến mà không được làm.
Đưa ví dụ như bác em cũng ví dụ được. Không có Luật nào cấm bán thịt heo, nhưng bán thịt heo thối là vi phạm Quy định về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm. Bác hoàn toàn có thể bán thịt heo nếu bác thoả mãn yêu cầu về vệ sinh, kiểm dịch, thuế vụ......
Hành vi lách luật.
 
  • Like
Reactions: dawmgoodman
Hạng B2
4/5/07
189
233
43
Mình có một rừng luật, dưới luật có một rừng thông tư, nghị định...gọi chung là văn bản quy phạm pháp luậ t để hướng dẫn thi hành. Bản thân các văn bản này không được cao hơn luật trong trường hợp có mâu thuẫn. Em chỉ nêu quan điểm và cách hiểu của em chứ ko có thời gian múa bàn phím tìm các dẫn chứng bác yêu cầu :(
 
Hạng B2
14/4/15
491
2.898
93
Vấn đề tưởng đã cũ, nhưng sáng nay đi làm nghe radio đài Đồng Nai, chương trình giao thông gì đó không rõ. Có anh Minh Hiền không biết công tác ở đâu tư vấn cho bạn nghe đài không nên vượt trên cầu, cầu vượt hay hầm kể cả trường hợp có nhiều làn xe và vạch đứt nét. Nếu vượt có thể bị thổi phạt theo điều 14 Luật GTĐB, mặc dù điều 13 Luật cho phép chuyển làn ở nơi cho phép (vạch đứt nét). Ý nghĩa vạch đứt nét tại những chỗ này là cho phép phương tiện chuyển làn khi có phương tiện khác bị sự cố dừng trên cầu.

Vậy là seo hả các pác.
Theo điểm khoản 5, điều 14 của luật gt đường bộ thì em thấy:
Điều 14. Vượt xe
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Nên chỉ có thể có điểm b, c là ít nhiều dính dáng đến vượt (chưa bàn đến vụ chuyển làn) trên cầu thôi.
Còn NĐ171 chỉ thêm phần trong hầm đường bộ.
Tóm lại nếu bị thổi như trường hợp bác chủ nêu, em cũng sẽ y/c cái biên bản ghi rõ vị trí, địa điểm và tình huống để tính sau.
Hầm Thủ Thiêm có 2 làn, lỡ 1 xe bò lọt vô thì cả hầm phải bò theo nó?
Lúc đó cũng phải chịu thôi bác, thằng xe bò sai thì nó sẽ bị phạt. Mình không thể dùng một cái sai khác để xử lý hậu quả của cái sai ban đầu :)
 
Hạng C
26/12/12
739
467
63
Hầm Thủ Thiêm có 2 làn, lỡ 1 xe bò lọt vô thì cả hầm phải bò theo nó?
Chính xoác, bữa thấy có một ông bò trong hầm Thủ Thiêm với tốc độ ~30km/h, mấy xe phía sau thiệt là tội ngịp ! :)
 
Hạng B2
14/4/15
491
2.898
93
Mấy xe chạy sau xe bò thì phải chịu, nhưng những xe chạy làn bên cạnh thì tội tình gì mà cũng phải bò?
Mình đang bàn về vượt xe, nếu chạy làn bên cạnh thì sao gọi là vượt được bác. Cái này lại quay về điểm c, điều 5, khoản 5, NĐ171 rồi.
 
  • Like
Reactions: thietbiloc