Đúng như các bác đã dự đoán, nghi vấn tập trung nhiều nhất vào cục cao su chân máy (thực ra là có dầu thủy lực!) chính, nằm giữa động cơ và mặt dừng Cabin. Khi bác gài D và thắng xe, moment phản lực sẽ xoay động cơ theo hướng gia tăng áp lực cho chân treo này công thêm việc động cơ rung động nhiều ở tua thấp sẽ làm cabin rần nhiều hơn.
Còn việc tay lái bị "thun" thì em nghĩ là bộ chia dầu (rotary Valve) của tay lái đã có vấn đề rồi hoặc bộ cao su cố định thước lái (steering rack) đã bị hư vỡ. Vì chỉ nghe miêu tả (hai hưhỏng này có hiện tượng từa tựa như nhau!) nên cũng khó chẩn đoán chính xác vấn đề nằm ở đâu.
Trở lại các thứ bác Fer nêu, thanh thủy lực bác chụp hình là thanh giảm chấn tay lái chứ không phải trợ lực gì đâu bác ợ. Tác dụng của nó là giảm bớt hoặc triệt tiêu các dao động từ bánh truyền vào thước lái khi đi qua đường mấp mô hay bị xóc mạnh, làm giảm nguy cơ bị mất lái đột ngột. Có thanh này thì thực ra việc đánh lái sẽ còn nặng hơn là không có, trên nhiều xe moto PKL cũng có trang bị để tránh hiện tượng "ngoặc" liên hồi tay lái khi xảy ra sự cố và nó cũng rất hay bị gọi sai là "trợ lực tay lái".
Bộ "cánh quạt" mà bác Fer miêu tả là bộ biến mômen thủy lực (Torque Converter), không chỉ áp dụng rộng rãi cho xe số AT mà còn dùng nhiều trong các cơ cấu nâng chuyển khác như cần cẩu, máy kéo...
Còn việc tay lái bị "thun" thì em nghĩ là bộ chia dầu (rotary Valve) của tay lái đã có vấn đề rồi hoặc bộ cao su cố định thước lái (steering rack) đã bị hư vỡ. Vì chỉ nghe miêu tả (hai hưhỏng này có hiện tượng từa tựa như nhau!) nên cũng khó chẩn đoán chính xác vấn đề nằm ở đâu.
Trở lại các thứ bác Fer nêu, thanh thủy lực bác chụp hình là thanh giảm chấn tay lái chứ không phải trợ lực gì đâu bác ợ. Tác dụng của nó là giảm bớt hoặc triệt tiêu các dao động từ bánh truyền vào thước lái khi đi qua đường mấp mô hay bị xóc mạnh, làm giảm nguy cơ bị mất lái đột ngột. Có thanh này thì thực ra việc đánh lái sẽ còn nặng hơn là không có, trên nhiều xe moto PKL cũng có trang bị để tránh hiện tượng "ngoặc" liên hồi tay lái khi xảy ra sự cố và nó cũng rất hay bị gọi sai là "trợ lực tay lái".
Bộ "cánh quạt" mà bác Fer miêu tả là bộ biến mômen thủy lực (Torque Converter), không chỉ áp dụng rộng rãi cho xe số AT mà còn dùng nhiều trong các cơ cấu nâng chuyển khác như cần cẩu, máy kéo...