Đúng ra phải ghi như vậy, vi phạm Luật GTĐB, và bị xử lý theo điều khoản...trong NĐ. Chứ k có vi phạm nghị định về xử phạt vi phạm GTĐB đâu.Eo ui, nếu thế thì trong biên bản (nếu có) sẽ ghi là vi phạm luật GTĐB chứ không còn căn cứ theo nghị địnhh gì nữa sao, vậy chế tài sao đây ta?(Em xin hỏi ngu tí)
Nếu bác nói vậy thì thôi, k cần bàn nữa. Vì bác k công nhận cái này:Mình là dân nên chỉ biết Luật VN, và nếu có vi phạm thì chỉ vi phạm Luật Việt nam và phải xữ bằng Luật VN. Cụ thể ở đây là Luật GT ĐB 2008.
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td=top|223x@}
QUỐC HỘI
--------
{/td}--------
{td=top|367x@}
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
{/td}Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
{/tr}
{tr}
{td=top|223x@}
Luật số: 108/2016/QH13
{/td}{td=top|367x@}
Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2016
{/td}{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
LUẬT
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Quốc hội ban hành Luật điều ước quốc tế.
....
Điều 80. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan đề xuất thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cụ thể đi bác trường hợp né chướng ngại vật không xi nhan.Điều 15 luật GTĐB 2008.
Hên xui!Nếu các trường hợp này mà bác quên không xi nhan, xxx có phạt được không, trừ các trường hợp Luật quy định như chuyển làn...
Với trình độ làm bánh mì siêu đẳng của các a í thì cái gì cũng có thể xảy ra.
Hóng bác diễn giải tiếp để ae nghiên cứu phương án cãi khi bị làm bánh mì heheĐược.
Cá nhân mình xác định có cái này "đi trên đường thẳng, bác nhích qua nhích lại bằng cách đánh volant thì phải xi nhan". Các trường hợp như sau:
- né chướng ngại vật, hoặc
- lấn qua làn ngược chiều một chút để tránh oto, xe buýt đang đậu chiếm cả chiều mình đang đi (đường hẹp), hoặc
- lách qua phải một chút để vượt dòng xe quẹo trái/ quay đầu ở giao lộ, và hiển nhiên nhất vẫn là
- chuyển làn đường
- và nhích qua phải một chút (nhg vẫn trong làn của mình) để nhường xe sau vượt.
mình đều xi nhan hết.
Mình không quan tâm có luật hay không qui định về việc này, tuy nhiên mình vẫn tự giác xi nhan trong những trường hợp trên với mục đích báo hiệu cho tất cả các phương tiện xung quanh biết là "tui đang/chuẩn bị làm gì" với hy vọng (vâng, chỉ dám hy vọng) là giảm rủi ro cho chính mình + tạo thuận lợi cho các phương tiện xung quanh chủ động hơn.
Đúng đó, vì cái tự giác là thực hiện theo nhận thức và đạo đức, nó cao hơn pháp luật.
Còn pháp luật thì nó yêu cầu thế này, theo cái Công ước mà cá nhân phải thực hiện theo khoản 2 điều 80 nêu trên:
ĐIỀU 14
Quy định chung về sự chuyển hướng
1. Bất kỳ người điều khiển phương tiện muốn rời khỏi hoặc đi vào làn đường có phương tiện đang đỗ, di chuyển về phía bên phải hoặc bên trái lòng đường, hoặc rẽ trái hoặc rẽ phải vào con đường khác hoặc vào khu vực ven đường, người đó phải đảm bảo việc chuyển hướng không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đối với người tham gia giao thông khác đằng sau hoặc phía trước chuẩn bị vượt đồng thời cân nhắc đến vị trí, hướng đi và tốc độ của mình.
2. Người điều khiển phương tiện muốn quay đầu xe hoặc lùi lại phải đảm bảo không gây nguy hiểm hoặc cản trở đối với người tham gia giao thông khác.
3. Trước khi rẽ hoặc chuyển hướng sang hai bên, người điều khiển phương tiện phải đưa ra tín hiệu rõ ràng và đầy đủ bằng cách bật một hoặc hai đèn xi-nhan, hoặc vẫy tay nếu đèn xi-nhan không hoạt động. Tín hiệu đèn xi-nhan phải được bật liên tục trong quá trình chuyển hướng và phải tắt sau khi chuyển hướng xong.
ĐIỀU 16
Chuyển hướng phương tiện
1. Trước khi rẽ trái hoặc rẽ phải để chuyển hướng sang con đường khác hoặc vào khu vực ven đường, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ những quy định sau, bất kể quy định tại khoản 1 điều 7 và điều 14 của Công ước này:
(a) Nếu muốn rẽ sang hướng cùng chiều lưu thông, người điều khiển phải cho xe sát mép đường cùng chiều lưu thông và rẽ một góc càng hẹp càng tốt;
(b) Nếu muốn rẽ sang hướng ngược chiều, người điều khiển phải cho xe đến đường giữa của lòng đường nếu là đường hai chiều hoặc mép đường sát đường ngược chiều nếu là đường một chiều và, nếu muốn vào đường hai chiều khác, thì người điều khiển sẽ rẽ sang đường đó thuận với chiều lưu thông, và tuân thủ những quy định khác mà quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị ban hành đối với xe đạp và xe moped.
2. Trong khi chuyển hướng xe vào đoạn đường có xe ngược chiều hoặc xe đạp và xe moped đi trên đường dành cho xe đạp, người điều khiển phương tiện phải nhường cho xe ngược chiều vượt qua hoặc xe đạp và xe moped vượt qua, bất kể quy định tại điều 21 của Công ước này.
Chỉnh sửa cuối:
Thông cảm đi, mấy chú xe máy có "quyền" tấp bất cứ đâu mà, dừng giữa đường alô còn được, huống hồ "tấp lề trái"Tấp lề bên trái là như thế nào vậy bạn?
Vi phạm bị xử phạt hành chính là chuyện nhỏ.Mình là dân nên chỉ biết Luật VN, và nếu có vi phạm thì chỉ vi phạm Luật Việt nam và phải xữ bằng Luật VN. Cụ thể ở đây là Luật GT ĐB 2008.
Chuyện nhỏ sẽ thành "lớn" khi có tai nạn xảy ra (đặc biệt hơn là khi có người tử vong) thì công tố viên/luật sư sẽ được phép dẫn tất cả các nguồn luật để truy tố/bào chữa. Và như anh @dawngoodman đã nói, Công ước cũng là 1 nguồn của Luật VN.
Cái này chỉ cần luật VN cũng đủ xử lý bác:Cụ thể đi bác trường hợp né chướng ngại vật không xi nhan.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ
...
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
Phạt theo 171 đây:
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
MỤC 1. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘĐiều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ;
Ok hén.