tiktak2x nói:Em thì không rành về hộp số lắm nhưng lần trước đi đèo Nha Trang - Đà Lạt - Sài Gòn = Ford Escape 2009 (Số tự động R-N-D-2-1) thì gặp tình huống như sau :
- Khi lên đèo từ Nha Trang đi Đà Lạt thì đầu tiên em để số D (tự động) thấy chạy như bò không mạnh nên em chuyển qua chạy số 2, đôi lúc chạy số 3 (O/D OFF) thấy xe tăng tốc leo đèo rất ngọt và khỏe. Khi lên tới đỉnh đèo dừng lại chụp hình thì phát hiện mùi khét từ Capo máy (cho tới giờ e cũng k biết chính xác là chỗ nào mặc dù đã nhờ kỹ thuật của FORD kiểm tra). Theo những người có kinh nghiệm nói rằng cháy bố côn do bị ép quá (thú thực đôi lúc em để số 2 khi lên đèo tốc độ lên 60-70km/h thấy xe đi ngọt quá, mà máy k gầm rú như số sàn có lẽ em sai chỗ này chăng?).
- Khi xuống đèo Bảo Lộc từ Đà Lạt về TP.HCM em để số 2 đôi lúc số 3 thì thấy OK, không phải sử dụng thắng nhiều, máy êm, ngọt.
Con ES của em từ đời 2k4 tới giờ mà em đã đi thử SG - ĐL rồi, em cứ cài D mà vọt bác ạh, em đi lên ĐL em đi đèo mới (đường mới mở ) xuống = đèo cũ (Frenk) vì theo em biết đường mới không có độ nghiêng…rất bằng và chạy rất đã nhưng phi tốc độ cao em sợ thành xe bay. Em thấy cứ D mà chạy là ok rồi, còn đổ đèo thì xe du lịch cứ từ từ mà đi, phi tốc hành dễ thành xe bay lắm
Xin thỉnh giáo các bác nguyên nhân chính xác là gì ạ? và lần sau em tính thử lên đèo cứ để D mà chạy còn xuống đèo thì sử dụng số 2 hoặc 3 có được không ạ.
Bác cứ hay đùa nhể ???Dragonman nói:haichien nói:phantan nói:@tiktak: Xuống đèo cũng cứ D mà xuống, chậm thêm ga, nhanh quá hãm bớt bằng thắng...Tui xuống con dốc cao nhất miền Trung với D chả sao tất.
Dốc khác với Đèo bác ui .
Miền Trung chỉ có Đèo Cả và Đèo Cù Mông tạm gọi là "đèo"
Chứ lên đường HCM Tây , cung đường Tây Bắc mà dùng số D thì ... em e rằng "bác sỹ" CẤM DÙNG.
Đổ dốc đèo chừng 300-400 m thẳng rồi tới cái cua tay áo mà chạy số D thì ... "Tèo" nặng đó bác .
Bác Câu Cá này cũng rành đi số AT cung đường Tây Bắc quá hỉ!
sonco2 nói:Xe bác có tự động thể thao là quá OK rồi
Bác để cần số qua +/-
kinh nghiệm là để số thấp hơn số tối đa 1 số, nếu già tính hơn thì dưới 2 số
nguyên tắc: lên đèo số nào xuống đèo số ấy
kinh nghiệm: bác để số nào mà vẫn làm chủ được tốc độ, lâu lâu mới thắng 1 tí (khoảng 15 giây), tránh hiện tượng thắng liên tục gây nổ béc dầu thắng
Thú thật là mình chưa đi đường đèo bao giờ, nên chưa thực sự hiểu câu này (mình cũng gặp câu trả lời tương tự trong nhiều diễn đàn khác), mong các bác giải thích thêm: tức là với một con dốc được xác định, nếu mình lên con dốc ấy bằng số nào thì khi xuống dốc ấy bằng số tương tự phải không ạ? Nhưng làm sao mình nhớ nỗi cái dốc đó đã chạy lên số mấy??? Còn nếu trên đoạn đèo có dốc lên và xuống nối tiếp nhau thì chưa hẳn độ dốc (cũng như độ dài) của đoạn lên và xuống liền kề sẽ tương đương nhau.
Trước đây thì chạy xe số MT nhưng hiện nay mình đang chạy số AT, Tết này sẽ đi Đà Lạt từ Ninh Chữ theo đèo Sông Pha, sau đó về thẳng SG qua đèo Prenn và đèo Bảo Lộc nên đang nghe ngóng kinh nghiệm của các tiền bối.
do le tuan nói:sonco2 nói:Xe bác có tự động thể thao là quá OK rồi
Bác để cần số qua +/-
kinh nghiệm là để số thấp hơn số tối đa 1 số, nếu già tính hơn thì dưới 2 số
nguyên tắc: lên đèo số nào xuống đèo số ấy
kinh nghiệm: bác để số nào mà vẫn làm chủ được tốc độ, lâu lâu mới thắng 1 tí (khoảng 15 giây), tránh hiện tượng thắng liên tục gây nổ béc dầu thắng
Thú thật là mình chưa đi đường đèo bao giờ, nên chưa thực sự hiểu câu này (mình cũng gặp câu trả lời tương tự trong nhiều diễn đàn khác), mong các bác giải thích thêm: tức là với một con dốc được xác định, nếu mình lên con dốc ấy bằng số nào thì khi xuống dốc ấy bằng số tương tự phải không ạ? Nhưng làm sao mình nhớ nỗi cái dốc đó đã chạy lên số mấy??? Còn nếu trên đoạn đèo có dốc lên và xuống nối tiếp nhau thì chưa hẳn độ dốc (cũng như độ dài) của đoạn lên và xuống liền kề sẽ tương đương nhau.
Trước đây thì chạy xe số MT nhưng hiện nay mình đang chạy số AT, Tết này sẽ đi Đà Lạt từ Ninh Chữ theo đèo Sông Pha, sau đó về thẳng SG qua đèo Prenn và đèo Bảo Lộc nên đang nghe ngóng kinh nghiệm của các tiền bối.
Cứ vầy mà chạy nè bác :
Nôm na thấy này :
Lên đèo thì bác chạy chế độ số nào cũng OK .
Nếu chạy chế độ số S (+/-) - tức gạt cần số sang bên phải : đẩy (đá cần) lên thì tăng 1 số - gạt xuống là giảm 1 số.
Bác cũng nên thử chạy chế độ số này để cảm nhận được tiếng máy, sức mạnh của xe trước .
Nguyên tắc : dùng số thấp - lợi dụng máy xe để hãm tốc độ - Hạn chế tối đa việc dùng thắng để dự trữ cho tình huống khẩn cấp mà thôi .
Khi đổ dốc đèo thì cứ giảm số về số 3 - nếu thấy xe còn nhanh hơn 40-50-60 km/h thì giảm tiếp xuống số 2 (đôi khi tuỳ con dốc đèo chỉ chạy chừng 30km/h mà cua gắt tay áo, dốc dứng cũng là nguy hiểm ) .
Nhiều lúc còn lao nhanh thì nhớm nhẹ thắng và về số 1 để dùng máy xe hãm tốc độ - khi dùng số 1 như vậy cũng chỉ có tác dụng hãm tốc độ lao xe được khoảng 1-2s thôi vì hộp số sẽ tự động nhảy lên số 2. Bác cứ yên tâm mà chạy .
Bác cũng nên tập chạy leo đèo bằng chế độ số tay +/- để nghe được tiếng máy xe , cảm nhận được sức của máy .
Sau đó thì chuyển số phù hợp hơn (vòng tua trong khoảng 2000-2500-3000 vẫn OK).
Khi xuống thì dùng số để hãm sức lao của xe .
Chúc bác đi về an toàn. Về viết bài cảm nhận nhé
Warren Pham nói:Bác cứ để số D mà chạy. Khỏi phải lo gì cả. Chỉ cần chuẩn chân thắng là được.
Bác nói chuẩn là chuẩn thế nào ???
Để số D mà đổ dốc đèo xe lên 80km/h dễ dàng .
"Chuẩn chân thắng" kiểu đó ... mau "lên nóc tủ ngắm gà khoả thân" đấy àh !!!
Warren Pham nói:Bác cứ để số D mà chạy. Khỏi phải lo gì cả. Chỉ cần chuẩn chân thắng là được.
bác này và bác phantan phán vậy chết anh em hết.
chuyện là thế này:
Mấy bố không phải VN chạy xe MT khổ quá, bèn nghĩ ra cái số tự động cho đời bớt khổ. Trong thời kỳ đầu, các bố ấy chơi hộp số chỉ có dừng (P), lùi (R), và chạy (D). Cứ thế mà để D chạy hoài, cứ theo tốc độ mà nhảy số lên xuống, quá sướng.
Sau đó, mấy bố nơi đồi núi phát hiện ra khi xuống dốc, tốc độ tăng vèo vèo, để D số ngày càng lớn, đạp thắng hoài thì cháy bố, bể cupen, nguy hiểm. Thế là tuỳ theo xe, nặng nhẹ, mà thêm vào số 3-2-L, để dùng máy ghì bớt tốc độ lại cho đỡ đạp thắng.
Sau đó, chạy đã quá, tung xe ì xèo, chẳng kéo được, lại phải thêm N vào. Để đâu bi giờ? ít dùng, nhưng chẳng lẽ để trên cùng N-P-R-D-3-2-L, hay P-R-D-3-2-L-N. loay hoay 1 hồi, nhận ra nếu để xa quá thì có thể đếch kéo về N được, để luôn bên cạnh D cho nhanh, chỉ cần gạt 1 phát, khỏi cần bấm lẫy vẫn OK.
Nhưng chơi P-R-N-D hay P-R-D-N-3-2-L bây giờ? căng hỉ? ah, từ D qua 3 là khi xuống dốc, chêm N vào thì nhả máy rồi bó lại khi lao xuống dốc thì k ổn rồi. Vậy P-R-N-D-3-2-L là chuẩn nhất.
Giang hồ thất truyền, sau vài đời, một số dùng D mọi trường hợp, một số lên sao xuống vậy, 1 số N dùng luôn dừng xe...
Một số xe AT có chế độ hỗ trợ xuống dốc, tức là tự động giữ không cho xe bị trôi theo đà. Nếu có chế độ này thì cứ để D mà xuống đèo, chẳng cần chuyển gì cả.
Khi Taigia sử dụng con Cam 2.4 LD thì xuống dốc cứ phải dùng chế độ +/-. Khi đổi sang Merc C200 thì quên luôn chế độ này.
Khi Taigia sử dụng con Cam 2.4 LD thì xuống dốc cứ phải dùng chế độ +/-. Khi đổi sang Merc C200 thì quên luôn chế độ này.
taigia nói:Một số xe AT có chế độ hỗ trợ xuống dốc, tức là tự động giữ không cho xe bị trôi theo đà. Nếu có chế độ này thì cứ để D mà xuống đèo, chẳng cần chuyển gì cả.
Khi Taigia sử dụng con Cam 2.4 LD thì xuống dốc cứ phải dùng chế độ +/-. Khi đổi sang Merc C200 thì quên luôn chế độ này.
ah, đúng đó, nếu có thêm chế độ này, cũng không phải do người VN chế ra. Khi đó thì cần khởi động hệ thống này lên, hoặc trong xe có sẵn hệ thống tự động đo độ nghiêng để chọn chế độ. Tuy nhiên, đề bài của bác Rocket đang là xe Carens.
Và nói thêm, là nếu đã có AT mà còn cần dùng 3-2-L để lên dốc thì cách bố trí thích hợp sẽ là P-L-2-3-D-N-R. Các bác có nghĩ vậy k?