Về mặt ngôn ngữ thì em chả dám nhiều lời, chỉ nêu sơ sơ mấy thứ mà em biết.
Về thứ ngôn ngữ tin-tin bây giờ thì em xin không được bàn (với em nó thể hiện sự loạn của xã hội hiện nay, con em mà dùng từ này thì coi như em đã thất bại trong giáo dục con cái).
Tiếng Việt bị ảnh hưởng rất nhiều của tiếng Hán, và từ Hán Việt trong tiếng Việt rất nhiều. Tuy nhiên có một số phong trào Việt hóa hoặc định nghĩa tiếng Việt rõ ràng hơn đã được khởi xướng và có những thành công rõ rệt.
Một lần là đầu thế kỷ 20, có thể nhận thấy ở quyển từ điển Pháp-Hán-Việt của cụ Đào Duy Anh (em từng xem qua trên thư viện), hay các tác phẩm văn học của những nhà văn đầu thế kỷ (các bác sẽ thấy khá rõ là tác giả sẽ hạn chế tối đa việc dùng từ ngữ gốc Hán hay từ Hán Việt và các bác cũng để ý rằng đa phần các tác giả biết, học hoặc cực giỏi tiếng Hán, ví như cụ Ngô Tất Tố).
Một lần là phong trào “người Việt nói tiếng Việt” những năm 60 ở miền Nam, và họ đã đạt được nhiều bước tiến trong việc Việt hóa ngôn ngữ, không chỉ trong giới hàn lâm, báo chí mà còn cả trong đời thường, tiếc thay sau năm 75, những giá trị văn hóa đó coi như hoàn toàn bị hủy bỏ.
Em tán linh tinh mấy thứ:
- “phi trường”: từ gốc Hán; “cảng hàng không”: từ Hán Việt; “sân bay”: từ tiếng Việt
- Em đọc đâu đó một quyển sách mang từ miền Nam ra sau năm 75, trong đó có tranh cãi về việc dùng chữ “i” thay cho chữ “y”, và có dẫn chứng là vậy bức tranh “em Thúy” của ông họa sĩ Cẩn sẽ được đổi thanh “em Thúi”. Nên em nghĩ là cái việc đồng nhất chữ I & Y này xuất phát ở miền Nam khoảng năm 60
- Một loạt tên bị húy cả trong Nam lẫn ngoài Bắc bị đổi, ví dụ: huyện Thanh Đàm (ở Hà nội, vốn có cái đầm = đàm to tướng) => Thanh Trì; Nhậm => Nhiệm; Cảnh => Kiểng; Phúc => Phước,….
Về thứ ngôn ngữ tin-tin bây giờ thì em xin không được bàn (với em nó thể hiện sự loạn của xã hội hiện nay, con em mà dùng từ này thì coi như em đã thất bại trong giáo dục con cái).
Tiếng Việt bị ảnh hưởng rất nhiều của tiếng Hán, và từ Hán Việt trong tiếng Việt rất nhiều. Tuy nhiên có một số phong trào Việt hóa hoặc định nghĩa tiếng Việt rõ ràng hơn đã được khởi xướng và có những thành công rõ rệt.
Một lần là đầu thế kỷ 20, có thể nhận thấy ở quyển từ điển Pháp-Hán-Việt của cụ Đào Duy Anh (em từng xem qua trên thư viện), hay các tác phẩm văn học của những nhà văn đầu thế kỷ (các bác sẽ thấy khá rõ là tác giả sẽ hạn chế tối đa việc dùng từ ngữ gốc Hán hay từ Hán Việt và các bác cũng để ý rằng đa phần các tác giả biết, học hoặc cực giỏi tiếng Hán, ví như cụ Ngô Tất Tố).
Một lần là phong trào “người Việt nói tiếng Việt” những năm 60 ở miền Nam, và họ đã đạt được nhiều bước tiến trong việc Việt hóa ngôn ngữ, không chỉ trong giới hàn lâm, báo chí mà còn cả trong đời thường, tiếc thay sau năm 75, những giá trị văn hóa đó coi như hoàn toàn bị hủy bỏ.
Em tán linh tinh mấy thứ:
- “phi trường”: từ gốc Hán; “cảng hàng không”: từ Hán Việt; “sân bay”: từ tiếng Việt
- Em đọc đâu đó một quyển sách mang từ miền Nam ra sau năm 75, trong đó có tranh cãi về việc dùng chữ “i” thay cho chữ “y”, và có dẫn chứng là vậy bức tranh “em Thúy” của ông họa sĩ Cẩn sẽ được đổi thanh “em Thúi”. Nên em nghĩ là cái việc đồng nhất chữ I & Y này xuất phát ở miền Nam khoảng năm 60
- Một loạt tên bị húy cả trong Nam lẫn ngoài Bắc bị đổi, ví dụ: huyện Thanh Đàm (ở Hà nội, vốn có cái đầm = đàm to tướng) => Thanh Trì; Nhậm => Nhiệm; Cảnh => Kiểng; Phúc => Phước,….