Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Vi sai đã truyền lực như thế nào?

Từ rất lâu, các xe Mỹ đã có cơ cấu vi sai chống trượt bằng cơ khí rất lợi hại và hiệu quả. Tới nay cơ cấu này vẫn còn được thấy ở 1 số xe xác to chấm lớn, cầu sau đậm chất Mỹ...:)
Ở cơ cấu này, có 1 số dĩa ma sát được bố trí tại đầu của Cardan ra bánh xe, khi bánh nào chịu tải ( quay chậm hơn) thì các lá bố này sẽ ép về hướng trục đó, moment sẽ được truyền qua bánh đó thay vì qua bánh thoát tải quay tít như bình thường... CƠ cấu này hoàn toàn tự động và hoạt động rất bền bỉ, tin cậy, không hiểu sao tới giờ vẫn ít xe được trang bị [8|]
 
RE: Vi sai đã truyền lực như thế nào?

để đưa nguồn động lực của động cơ xuống các bánh xe cần phải thông qua một hệ thống cuối cùng, đó là bộ vi sai

bộ vi sai thường được lắp đặt cùng với truyền lực cuối, hay còn gọi là cầu xe

Bộ vi sai trên xe có ba nhiệm vụ chính sau:

- Truyền mô men của động cơ tới các bánh xe.

- Đóng vai trò là cơ cấu giảm tốc cuối cùng trước khi mô men xoắn truyền tới các bánh xe.

- Truyền mô men tới bánh xe trong khi cho phép chúng quay với tốc độ khác nhau.


các bánh xe quay với các tốc độ khác nhau, đặc biệt là khi quay vòng

mỗi bánh xe sẽ đi được những quãng đường khác nhau khi chiếc xe vào cua, các bánh xe phía trong đi được quãng đường ngắn hơn các bánh xe phía ngoài
điều đó có nghĩa là các bánh xe bên trong sẽ quay với tốc độ thấp hơn các bánh xe ngoài

đối với các bánh xe bị động, ví dụ như các bánh trước của chiếc xe dẫn động bánh sau, không có gì liên kết chuyển động giữa chúng nên hoạt động độc lập với nhau

thế nhưng, hai bánh sau lại có sự liên kết để cùng nhận được nguồn động lực từ một động cơ và một hộp số duy nhất

nếu không có bộ vi sai, hai bánh sau sẽ bị khoá lại với nhau, bị bắt buộc phải quay với cùng một tốc độ như nhau

điều này sẽ làm cho việc quay vòng của xe rất khó khăn

để chiếc xe vào cua được, chắc chắn một bánh xe sẽ bị trượt quay

với công nghệ chế tạo lốp xe và đường bê tông như hiện nay, lực tác động sẽ làm trượt quay một bánh xe

lực này sẽ được truyền từ bánh xe bên này sang bên kia qua trục bánh xe, làm tăng lực xoắn tác dụng lên trục bánh xe



bộ vi sai là một thiết bị dùng để chia mô men xoắn của động cơ thành hai đường, cho phép hai bên bánh xe quay với hai tốc độ khác nhau

có thể tìm thấy bộ vi sai ở tất cả các xe hơi và xe tải hiện đại, và đặc biệt ở các xe bốn bánh chủ động hoàn toàn

mỗi cầu chủ động của những xe này đều cần một bộ vi sai và đương nhiên giữa bánh trước và bánh sau cũng cần vì khi vào cua, quãng đường mà bánh trước và sau đi được cũng khác nhau

differential-fwd.gif

8852lg09.gif

Trans_FrontDriveTypical.gif


differential-rwd.gif

Trans_RearDriveFlow.gif



differential-awd.gif

040607b.gif

honda_legend_awd_system.jpg


đối với các xe bốn bánh bán chủ động thì lại không cần bộ vi sai giữa các bánh trước và sau; thay vào đó, chúng được khoá lại với nhau để chuyển động cùng một tốc độ

điều này lý giải tại sao những chiếc xe này lại vào cua khó khăn trên đường bê tông khi hệ thống bốn bánh chủ động được sử dụng




các bánh xe sẽ được quay với các tốc độ khác nhau?

chúng ta vừa bắt đầu với dạng vi sai cầu đơn giản nhất, còn gọi là bộ vi sai mở

một số thành phần chính của một bộ vi sai mở

differential-open.gif

differential.gif

MuirDifferential.jpg


khi chiếc xe chuyển động thẳng trên đường, cả hai bánh xe cùng quay với một tốc độ như nhau

bánh răng ở đầu vào sẽ làm vành răng và vỏ vi sai quay, không có một bánh răng nào của bộ vi sai quay, hai bánh răng cạnh như được khoá cùng nhau và với vỏ vi sai

hãy chú ý rằng bánh răng đầu vào nhỏ hơn nhiều so với vành răng, đây là cặp bánh răng giảm tốc cuối cùng của chiếc xe và tỷ số truyền của chúng chính là tỷ số truyền của truyền lực cuối

khi nói tỷ số truyền lực cuối là 4.10 tức là số răng của vành răng lớn gấp 4.10 lần bánh răng đầu vào

khi chiếc xe vào cua, các bánh xe sẽ phải quay với các tốc độ khác nhau

trong bức tranh trên, bạn có thể thấy các bánh răng trên vỏ vi sai sẽ quay ngay khi chiếc xe bắt đầu đổi hướng chuyển động, cho phép các bánh xe chuyển động với các tốc độ khác nhau

các bánh xe bên trong quay chậm hơn vỏ vi sai, trong khi các bánh xe bên ngoài lại quay nhanh hơn



những trục trặc và rắc rối?

bộ vi sai mở luôn cung cấp một mô men cố định cho mỗi bánh xe

có hai yếu tố quyết định đến việc cung cấp mô men cho các bánh xe, đó là thiết bị và lực kéo

trong điều kiện đường khô ráo, lực bám tốt, giá trị mô men cung cấp cho các bánh xe bị giới hạn bởi động cơ và các bánh răng; nhưng trong điều kiện lực bám kém như xe đi trên băng chẳng hạn, giá trị mô men xoắn lại bị giới hạn bởi một điểm mà tại đó các bánh xe bị trượt quay

vì vậy, ngay cả khi đó động cơ của xe có khoẻ bao nhiêu đi chăng nữa thì mô men xoắn đó cũng chẳng truyền được xuống đất bởi vì các bánh xe bị trượt quay

hi đó, bạn có cố tình ga mạnh lên nữa, bánh xe của bạn càng quay nhanh hơn nhưng chiếc xe vẫn nằm ỳ tại chỗ.
 
Hạng D
21/3/08
4.884
4.578
113
hcm
RE: Vi sai đã truyền lực như thế nào?

Trích đoạn: 4x6

Trích đoạn: Mr.Thiet

Khóa vi sai là làm 2 bánh cùng quay,có tác dụng gần bằng 2 cầu. Nếu chỉ thắng từng bên cho khỏi quay thì cũng khó lòng vượt qua đoạn đường lầy... Một bên kéo đi,một bên rị lại,mần răng chạy ?!

Vẫn chạy được Mr. Thiet àh ! Vì ta chỉ cần xe dịch chuyển một đoạn rất ngắn mà thôi (bằng chiều dài đoạn lầy), do vậy bánh bị gài thắng sẽ "lết" trong vũng lầy, không cần lăn và chẳng ảnh hưởng gì, nhưng ngay khi vượt khỏi bùn chạm đất cứng thì ta phải lập tức nhả phanh bên lầy ra ...
Về nguyên lý dzậy thôi chứ e cũng chưa từng thấy xe nào đã được "chế" 2 phanh tay độc lập 2 bên. Tuy nhiên e hiểu ngay ý của bác Truong195 là do hồi trước tụi e làm hoài chuyện đó bằng cách lấy xích "khóa" cứng bánh lầy với sát - xi, lên xong tháo ra ...
Vi sai đã truyền lực như thế nào?

Đây cũng là 1 trong nhiều kinh nghiệm lái xe mà dân off road nên biết và chuẩn bị đồ nghề lục cục lòn hòn: xà - beng, dây xích, móc nối và móc gài xích ...

Em chả hiểu với cái bộ visai cổ điển nhất như hình bác Thiết đưa mà khóa bánh bằng dây xích hay thắng từng bên thì khóa làm sao các bác nhỉ? Vì em biết bản chất trục láp từ máy xuống đến vòng răng vương miệng luôn luôn chết mà! [8|]
 
Hạng C
5/12/06
673
14
18
-) từ :-) từ :-) từ
RE: Vi sai đã truyền lực như thế nào?

Wow! bác VincentWindsor có cả sách kỹ thuật của John Muir dành cho Bọ nữa! Theo em thì hình vẽ cuối này rất đơn giản và dễ hình dung cho người mới nhập môn. Bộ vi sai là một phát minh thiên tài, nó làm em nhìn mà ngẩn ngơ mãi về sự đơn giản nhưng quá đỗi thông minh của nó.

Khi kỹ thuật đã phát triển cao và phương tiện quá thừa thãi thì việc phát minh cũng dễ dàng hơn. Nhưng em vẫn khâm phục nhiều phát kiến kỹ thuật thủa ban sơ của con người. Việc ngắm nhìn cái bộ vi sai này cũng sướng như nhìn một bông hoa đẹp hay nghe giai điệu của bản Silent Night vậy. Cái đẹp của sự đơn giản nhưng hàm chứa nhiều chuẩn mực
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/9/08
4.595
48.633
113
RE: Vi sai đã truyền lực như thế nào?

Các bác đam mê KT cho hỏi tí ạ? Nhà khoa học nào đã phát minh ra vi sai và vào năm nào? Many thanks!
 
RE: Vi sai đã truyền lực như thế nào?

Ưu nhược điểm của khóa vi sai

khóa vi sai có tác dụng tăng độ bám đường để vượt qua chướng ngại vật hoặc khi xe sa lầy do bánh bị trượt

ngược lại, cài khóa vi sai có thể làm lốp mòn nhanh và khó lái nếu đặt ở cầu trước

trục chính, trục sau hay vi sai là những thuật ngữ được sử dụng để mô tả những thành phần có vai trò truyền năng lượng động cơ từ hộp số tới các bánh

trong số đó, vi sai được coi là bộ phận quan trọng

nguyên nhân là nó cho phép các bánh quay với vận tốc khác nhau khi xe đi trên mặt đường không bằng phẳng và khi vào cua

thông thường khi vào cua, bánh phía trong vòng cua sẽ chạy chậm hơn bánh ngoài do phải đi quãng đường ngắn hơn

Điều này chỉ hữu ích khi các bánh có độ bám đường tốt

còn trong trường hợp mất độ bám đường do gặp chướng ngại vật hay xe sa lầy thì rất dễ dẫn đến hiện tượng kẹt

vì thế, một thiết bị khác ra đời, đó là khóa vi sai, thường được trang bị trên những mẫu xe địa hình như Dodge Powerwagon, Jeep Wrangler Rubicon hay Mercedes G500

với một số xe, khách hàng phải trả thêm tiền nếu muốn có khóa vi sai

khóa vi sai có tác dụng khóa hai bánh lại với nhau khiến chúng quay cùng một tốc độ để tăng độ bám đường khi cần thiết

chẳng hạn khi một bánh sa lầy, nếu không có khóa vi sai thì bánh đó sẽ quay tự do trong khi bánh còn lại không hề chuyển động

bằng khóa vi sai, cả hai bánh sẽ quay cùng nhau và nhờ đó, xe có thể vượt qua

thông thường, các hãng sử dụng khóa vi sai cho trục sau bởi nếu dùng cho trục trước sẽ rất khó lái

trên thị trường có hai loại khóa vi sai

- kiểu đầu tiên cho phép tài xế đặt chế độ từ ca-bin: thông qua cơ cấu khí nén hoặc điều khiển điện, vi sai sẽ được mở hoặc khóa tùy theo việc lựa chọn của tài xế sao cho phù hợp với điều kiện vận hành

- kiểu thứ hai là loại khóa vi sai tự động: một loại khóa vi sai tự động được thiết kế để đảm bảo năng lượng từ động cơ luôn luôn được truyền tới cả hai bánh mà không cần quan tâm đến độ bám đường, hóa sẽ chỉ mở khi một bánh cần phải quay nhanh hơn bánh còn lại khi vào cua

chiếc thể thao đa dụng nổi tiếng Mercedes G500 sử dụng bộ khóa vi sai điện tử cho trục trước và được kết nối với khóa vi sai trục sau

thiết bị này hoạt động tuyệt vời khi lái xe muốn thoát khỏi hố sâu

tuy nhiên, khi đi vào khúc cua, tài xế phải nhớ tắt chúng

Ưu điểm lớn nhất của khóa vi sai là giúp xe vượt qua chướng ngại vật hay những nơi có độ bám đường thấp

hãng sản xuất khóa vi sai nổi tiếng Eaton vừa chứng minh những ưu điểm của thiết bị này trên trục sau các xe bán tải

thậm chí chúng có tốt hơn cả hệ dẫn động 4 bánh và kiểm soát độ bám đường 4 bánh

Eaton đã thử nghiệm bằng cách đặt một bánh lên mặt đường khô trong khi bánh còn lại nằm trên một trục lăn tương tự như khi đặt trên tuyết

một vật được đặt trước mỗi bánh để mô tả giống như xe phải đi qua chướng ngại vật

sau đó, tài xế thực hiện các thao tác để lái qua chướng ngại vật này

trong trường hợp không có khóa vi sau, bánh phía con lăn quay nhưng xe không thể di chuyển

với hệ thống kiểm soát độ bám đường, ngay cả khi tự động phanh bánh xe bị trượt để mô-men xoắn truyền sang bánh bên cạnh thì độ bám đường vẫn không đủ để xe vượt qua được chướng ngại vật

khi khóa vi sai, xe sẽ chạy từ từ trên con lăn và bánh quay tự do

bằng cách tăng tốc từ từ với tốc độ quay tự do của bánh khoảng 100 vòng/phút, tương đương 13 km/h, xe sẽ vượt qua chướng ngại vật một cách dễ dàng

tuy nhiên, khóa vi sai vẫn có những nhược điểm

do chúng hoạt động không nhẹ nhàng như vi sai nên thường dẫn tới hiện tượng lốp bị mài mòn nhanh

một số khóa vi sai còn gây tiếng kêu khi khóa và khi mở tiếng kêu này đặc biệt rõ khi vào cua
 
4x6 confirmed
Hạng D
2/9/08
2.185
1.701
113
RE: Vi sai đã truyền lực như thế nào?

Trích đoạn: Mr.Thiet

Mình chưa thấy ai dùng xích khóa bánh vào "sát-si". Nhưng dùng xích quấn vào bánh xe giúp tăng độ bám vượt đường lầy thì có nhiều. Gần đây, vùng ngoại vi Đalat,có người còn dùng xích tạo vòng bọc bánh sau (2B) để leo đường đồi trong mùa mưa. Ra đến đường nhựa thì tháo xích, bỏ vào bịch.
Chẳng may, hoặc không thể tránh bị sa lầy...Gầm rú để cố vượt qua là sai lầm,chỉ làm hố lầy thêm sâu,càng khó khăn hơn cho việc chống lầy..!

Tất nhiên phải chuẩn bị đủ đồ bác àh, xiết 1 đầu xích vào boulon láp ngang, đầu kia căng thẳng xiềng vào sát - xi phía sau, còn nếu vành (mâm) có lỗ thì dễ hơn: xỏ xích, cáp, xà - beng ... ngang bánh thay vì cố định xích vào đầu láp .
Chắc tới đây thì các bác hiểu rồi: khi xiềng 1 bánh, thì toàn bộ moment sẽ đương nhiên được truyền sang bánh kia ...
Về nguyên lý, thao tác này khác hẳn việc "lưới" xích bao lốp xe để tăng độ bám !
 
Last edited by a moderator:
RE: Vi sai đã truyền lực như thế nào?

Trích đoạn: hoadat

Các bác đam mê KT cho hỏi tí ạ? Nhà khoa học nào đã phát minh ra vi sai và vào năm nào? Many thanks!
không cụ thể hóa được là ai chính thức phát minh ra vi sai bác ạ

nó là 1 quá trình lâu dài hoàn thiện để sau này chúng ta có đc những vận hành êm ái qua bộ "vi sai"

nhưng có thể thống kế lược qua được quá trình hình thành của nó

có 1 điều chắc chắn sẽ gây ngạc nhiên là khái niệm vi sai đã được sử dụng cách thời điểm chúng ta sống hiện nay trên 3000 năm :D khỏang năm 1050 trước công nguyên
77.gif
 
Hạng D
3/9/08
4.595
48.633
113
RE: Vi sai đã truyền lực như thế nào?

Trích đọan:
có 1 điều chắc chắn sẽ gây ngạc nhiên là khái niệm vi sai đã được sử dụng cách thời điểm chúng ta sống hiện nay trên 3000 năm khỏang năm 1050 trước công nguyên
Vậy bác giùm e luôn cho đã cái thỏa mãn! Vào thời đó thì ngta đã áp dụng vào cái gì. Để cái nguyên lý đó được áp dụng và cải tiến ra cái vi sai của ngày nay được không ạ?
 
RE: Vi sai đã truyền lực như thế nào?

Trích đoạn: hoadat

Trích đọan:
có 1 điều chắc chắn sẽ gây ngạc nhiên là khái niệm vi sai đã được sử dụng cách thời điểm chúng ta sống hiện nay trên 3000 năm khỏang năm 1050 trước công nguyên
Vậy bác giùm e luôn cho đã cái thỏa mãn! Vào thời đó thì ngta đã áp dụng vào cái gì. Để cái nguyên lý đó được áp dụng và cải tiến ra cái vi sai của ngày nay được không ạ?
he he thế thì cho em đặt gạch ở đây

đêm nay em nhập hồn về thời xưa 3000 năm trước xem tổ tiên chế ra vi sai ntn

cái vụ này thì anh Tung Của lại đi đầu mới ác chứ[&:]

thế giới dựa theo bộ vi sai đầu tiên của xe Ngựa thuộc thời nhà Chu (thế kỷ 11 TCN đến 256 TCN):D

-------------------------

gạch đặt 1 xe:D

sánh sử thì họ có ghi như sau:
History

There are many claims to the invention of the differential gear, but it is likely that it was known, at least in some places, in ancient times. Here are some of the milestones in the history of this device.

* 1050 BC-771 BC: The Book of Song claimed the South Pointing Chariot, which uses a differential gear, was invented during the Western Zhou Dynasty.
* 150 BC - 100 BC - The Antikythera mechanism, discovered on an ancient shipwreck near the Greek island of Antikythera, was once believed to employ a differential gear. This has since been disproved.
* 227 - 239 AD - Despite doubts from fellow ministers at court, Ma Jun from the Kingdom of Wei in China invents the first historically verifiable South Pointing Chariot, which provided cardinal direction as a non-magnetic, mechanized compass.
* 658, 666 AD - two Chinese Buddhist monks and engineers create South Pointing Chariots for Emperor Tenji of Japan.
* 1027, 1107 AD - Documented Chinese reproductions of the South Pointing Chariot by Yan Su and then Wu Deren, which described in detail the mechanical functions and gear ratios of the device much more so than earlier Chinese records.
* 1720 - Joseph Williamson uses a differential gear in a clock.
* 1810 - Rudolph Ackermann of Germany invents a four-wheel steering system for carriages, which some later writers mistakenly report as a differential.
* 1827 - modern automotive differential patented by watchmaker Onésiphore Pecqueur (1792-1852) of the Conservatoire des Arts et Métiers in France for use on a steam cart. (Sources: Britannica Online and)
* 1832 - Richard Roberts of England patents 'gear of compensation', a differential for road locomotives.
* 1876 - James Starley of Coventry invents chain-drive differential for use on bicycles; invention later used on automobiles by Karl Benz.
* 1897 - first use of differential on an Australian steam car by David Shearer.
* 1913 - Packard introduces the spiral-gear differential, which cuts gear noise.
* 1926 - Packard introduces the hypoid differential, which enables the propeller shaft and its hump in the interior of the car to be lowered.

em hú theo lần mò xem nó thế nào;)

* 1050 BC-771 BC: The Book of Song claimed the South Pointing Chariot, which uses a differential gear, was invented during the Western Zhou Dynasty.

Tống thư (宋書) là một sách trong 24 sách lịch sử Trung Hoa (Nhị thập tứ sử) cho rằng Xe ngựa phương Nam 1 trong những phát kiến đc lưu tâm nhiều nhất trong văn minh Trung hoa cổ, và liên tục được sử dụng suốt thời kỳ thời Trung cổ. Là loại xe kéo sử dụng một bánh răng vi sai, được phát minh trong thời gian thuộc Triều đại Tây Chu những năm 1050 BC đến 771 BC

spc1.jpg

southp.jpg
* 150 BC - 100 BC - The Antikythera mechanism, discovered on an ancient shipwreck near the Greek island of Antikythera, was once believed to employ a differential gear. This has since been disproved.

* 150 BC- 100 BC- cỗ máy Antikythera được khai quật trong một vụ đắm tàu cổ gần hòn đảo Người Hy Lạp của Antikythera

all_fragments_666_x_524.jpg

sar_4b.jpg

* 227 - 239 AD - Despite doubts from fellow ministers at court, Ma Jun from the Kingdom of Wei in China invents the first historically verifiable South Pointing Chariot, which provided cardinal direction as a non-magnetic, mechanized compass.
 
Last edited by a moderator: