Tập Lái
28/6/08
35
0
0
RE: Vợ 2 nhà Em mới đi phủ kính lái =công nghệ na no

Nói về việc hợp tác giữa 2 bên, tôi thấy điều này thật chẳng hay ho gì khi bạn đưa ra đây để nói, nhưng vì bạn đã nói rồi thì chúng tôi cũng có sự trả lời thẳng thắn:

Thứ 1: Tôi rất lấy làm tiếc chỉ vì Sản phẩm không được như kỳ vọng của khách hàng mà chúng tôi giới thiệu (hay nói cách khách là không có được cái giọt nước “vĩnh viễn” mà không cần phải bảo dưỡng như bên bạn kì vọng) mà bạn lại đơn phương chấm dứt hợp tác.

Thứ 2:
- Cam kết ăn chia với tỷ lệ 50%/50% các bạn không thực hiện đúng
- Yêu cầu về hợp đồng hợp tác chúng tôi đợi 2 tháng không có
- Sau khi giới thiệu 8 khách hàng chúng tôi nhận được tối đa 10% và số tiền 10% này chúng tôi đã gửi lại cho các khách hàng của mình. Số tiền còn lại 40% chúng tôi không nhận được vì không có hợp đồng cụ thể


Bạn nói như vậy là không chính xác.

Theo nguyên tắc của DFI, nếu bạn không mua bản quyền sử dụng công nghệ, chúng tôi không thể cung cấp cho bạn hóa chất được để thi công được. Bản thân bạn muốn đến hết tháng 3, mới ra quyết định có mua bản quyền hay không. Vì vậy trong thời gian chờ đợi, hai bên sẽ chỉ làm hợp đồng thỏa thuận giao ước theo kiểu “thuê nhân công và mặt bằng”. Bên bạn sẽ chỉ được trả tiền trong điều kiện:

- bên bạn phải cử người thi công. Sau lần thi công đó chúng tôi trả 10%. Nếu bên bạn không thi công thì bạn vẫn nhận 10% này như đã giới thiệu khách cho chúng tôi.

- Bạn phải có trách nhiệm bảo dưỡng cho khách hàng. Sau mỗi lần bảo dưỡng bạn sẽ nhận số tiền 10% .

Việc chúng tôi làm như vậy là để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đảm bảo chắc chắn bên bạn sẽ thực hiện đúng thỏa thuận dịch vụ bảo dưỡng cho khách hàng.

Điều này tôi đã giải thích rất rõ. Sau khi tôi và bạn nói chuyện với nhau, bạn đã không phản hồi lại quyết định của bạn cho tôi biết. Chỉ tới hội chợ tháng 4 vừa rồi, tôi mới được biết rằng bạn không có ý định hợp tác nữa.

Nếu chúng tôi đã trả hết tiền trước cho bạn, ai sẽ chịu trách nhiệm với những khách hàng này?

Thứ 3: Các bạn yêu cầu phí độc quyền với 4 option nhưng không cung cấp rõ lợi ích của từng option. Lợi ích của nó chỉ đựoc biết khi chọn nó.

Tôi nhớ không nhầm là tôi đã giải thích rõ ràng về 4 option này. Không hiểu sao đến giờ bạn lại nói vậy.


Tuy nhiên, tôi thực sự thấy làm tiếc, vì bên chúng tôi cũng đã cố gắng tạo điều kiện cho bên bạn, nhưng chỉ vì một sự hiểu lầm nào đó mà dẫn tới ngày hôm nay. Nếu bạn muốn, sau ngày 15/7, tôi về VN, tôi và bạn ngồi nói chuyện một buổi với nhau cho rõ ràng hết những vướng mắc 2 bên, chứ thật không hay ho gì cho cả tôi và bạn khi lôi nhau ra giữa đường để cãi nhau. Ai cũng có thể cho rằng mình đúng và người kia sai. Tôi cũng có thể đưa ra một loạt vấn đề mà bên bạn vi phạm trong kinh doanh để nói rằng đó là lý do bên tôi không muốn làm việc với bên bạn. Nhưng kết quả thì cũng không đi đến đâu cho dù thực sự bạn đúng hay tôi đúng. Có được một người bạn còn hơn là một kẻ thù. Biết rộng lượng hay hơn là chê bai. Nhất là khi làm trong cùng một lĩnh vực thì việc chia sẻ kinh nghiệm với nhau sẽ giúp nhau phát triển hơn nhiều so với việc chỉ trích nhau phải không bạn?
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
28/6/08
35
0
0
RE: Vợ 2 nhà Em mới đi phủ kính lái =công nghệ na no

Bây giờ tôi trả lời những câu hỏi của bạn lingsting một cách hoàn toàn kỹ thuật và khách quan:


Câu hỏi 1:

Trích dẫn: Bài post 128 của lingsting
Cho tôi hỏi:

1. Nếu các bạn không phải là TiO2, SILICONE, WAX, Clearview... thì DFI sử dụng vật liệu là gì?
Trả lời
Trích dẫn: bài post 127 của lingsting
Thứ 2: Sản phẩm DFI ứng dụng công nghệ nano với vật liệu SILOSANE

Tôi không hiểu sao bạn lại hỏi câu này, khi bài trên bạn đã tự trả lời.


Câu hỏi 2:
cơ chế tạo hiệu ứng lá sen như thế nào?

Bạn lại sai lầm khi cho rằng sản phẩm của chúng tôi là sản phẩm tạo ra hiệu ứng lá sen.

Đứng về nguyên tắc vật lý để giải thích:
Sản phẩm của chúng tôi tạo ra 1 bề mặt nhẵn, phẳng (hệ số ma sát của kính thường là 0.82, còn của kính đã phủ DFI là 0.13). Với cơ chế bề mặt phẳng gần như tuyệt đối thì sẽ tạo ra sức căng bề mặt, khiến cho giọt nước tự co lại, góc bám dính nước khoảng 118º.

Sản phẩm của bên bạn, tạo ra những sợi lông mao nhỏ tí (giống lông mao của lá sen), nên khi nước hoặc bụi rơi vào, với sức nặng của giọt nước và hạt bụi thì sợi lông mao sẽ nghiêng đi, làm giọt nước và hạt bụi trôi đi.

Do đó nguyên lý sản phẩm DFI là sự tạo sức căng bề mặt, nguyên lý sản phẩm của bạn là “hiệu ứng lá sen”. Bên công ty chúng tôi không bao giờ đưa ra công bố rằng DFI là “hiệu ứng lá sen”. Mong bạn đừng nhầm lẫn.

tại sao sau 3 tháng hoạc 5000Km lại phải phục hồi lại? Phục hồi có phải là mất một cái gì đó mà phải bù vào không? nếu không? tại sao phải Phục hồi?

tại sao sau 1 thời gian đi thì hết hiệu ứng? nếu lớp thứ nhất bền như các bạn nói thì: Nếu lớp thứ 2 mất đi do ma sát thì lớp thứ nhất phải còn hiệu ứng để chứng tỏ nó rất bền chứ

Tôi đã có bài viết giải thích về điều này. Nói nôm na lại cho dễ hiễu hơn: Bạn có biết loại găng tay boxing không?

Hình dung bề mặt kính lồi lõm, giống như bạn xòe bàn tay của mình ra vậy. Sản phẩm DFI phủ lên kính giống như bạn đeo găng tay boxing, còn nếu phủ sản phẩm của cty bạn sẽ giống như đeo găng tay thường.

Nếu bạn đeo găng tay boxing, khi bạn chà xát, hay lấy dao chặt ở phía trên đầu găng tay boxing, găng tay boxing sẽ bị xù xì, bị rách, nhưng kính (ngón tay bạn) sẽ vẫn được bảo vệ, không bị đứt, không bị cắt phải. Khi găng tay boxing hơi bị rách, bạn có thể khâu lại.

Nếu bạn đeo găng tay thường, bạn chỉ cần chà xát nhẹ, hoặc cắt nhẹ 1 cái là sẽ chạm ngay vào ngón tay của bạn, đứt tay luôn. Kính cũng như vậy, sẽ bị trầy xước.

Nói về hiệu ứng giọt nước, ở trên đầu găng tay boxing, rõ ràng đã bị xù xì, bị rách, nên sẽ không thấy hiệu ứng tròn nữa (nhưng kính vẫn được bảo vệ). Còn khi đi găng tay kia của bạn, đầu ngón tay tuy bị đứt, nhưng tất nhiên giọt nước không rơi vào kẽ ngón tay của bạn được vì bạn vẫn còn găng tay chạy dọc theo ngón tay.

Chỉ tiếc rằng, khi bạn phát hiện ra là hiệu ứng giọt nước bị mất hẳn (cứ cho là 2 năm như bạn nói đi) thì kính đã trầy xước, không phục hồi lại nỗi nữa rồi.


Tại sao lớp thứ nhất của DFI bền như vậy lại phải phủ thêm lớp thứ 2?

Tác dụng của lớp thư nhất là gì? tác dụng của lớp thứ 2 là gì?

Tóm lại: lớp thử nhất là phủ kín, lấp đầy các lỗ lồi lõm, tạo bề mặt trơn nhẵn.

Lớp thứ 2 là tạo ra bề mặt “trơ” – giảm tính dẫn điện 1000 lần, do đó ít bị bám bụi bẩn hơn, ít bám dầu mỡ hơn

Vì bề mặt sau khi phủ DFI là trơn nhẵn, cho nên tại những chỗ chà xát sẽ tạo vết xước nhỏ, và nước sẽ bám vào chỗ xước đó. Điều nay không có nghĩa là mất lớp 2 thì lớp 1 phải còn hiệu ứng (vì nguyên lý của giọt nước tròn ở đây là do tạo sức căng bề mặt – như tôi đã giải thích ở trên). Khi phủ lớp bảo dưỡng lên, nó sẽ lấp đầy lại chỗ lõm xước kia, tạo lại bề mặt phẳng như cũ. Nếu bạn chịu khó khâu lại găng tay boxing thì không bao giờ nước ngấm vào tay và cũng không bao giờ bị đứt tay.


Nếu lớp thứ nhất rất bền thì liệu có chất gì tẩy nó đi được không?

P/S lớp thứ nhất của DFI dễ dàng bị đánh bật ra khỏi bề mặt kính .... Nếu GMG không tin mời anh em OS kiểm chứng, tôi chỉ đánh nhẹ là mất cả lớp thứ nhất lẫn lớp thứ 2.
Bên GMG, các bạn muốn chứng minh độ bền không? nếu có liên hệ với tôi.

Bạn nói giống như kiểu: “nhà khoa học nào dám khẳng định tuổi thọ trung bình của con người ngày càng cao hơn so với ngày xưa. Tôi đem quả bom nguyên tử ra thả một phát thì chết hết cả. Ai dám không tin nào? Electroluxe – 30 năm vẫn còn chạy tốt. Quảng cáo điêu phết nhỉ. Về đập vài nhát búa thì có mà 30’ chứ chẳng phải 30 năm.”

Chỉ trừ khi có người cố tình muốn tẩy lớp phủ đi, nếu không thì chẳng có ai lại đi đem hóa chất đặc trị về để rửa kính cả. Cho nên việc bạn đem hóa chất tẩy kính của bên bạn ra để nói rằng sẽ tẩy được hóa chất của bên chúng tôi, thì tôi cũng có thể lấy hóa chất tẩy kính bên tôi ra để chứng minh là sản phẩm của bạn chỉ cần chúng tôi lau nhẹ là mất hết hiệu ứng, không đảm bảo được 2 năm như bạn nói. Bạn nghe thấy buồn cười không?


Còn đây là đôi điều về lịch sử của DFI tôi muốn chia sẻ tới mọi người:

DFI là sản phẩm được một nhà tiến sỹ bác học Don Hayden hàng đầu của Mỹ nghiên cứu từ những năm 80.

Năm 1996 là người tiên phong trong lĩnh vực phát triển công nghệ “chống bám dính nước” và phát minh ra phương thức sản xuất hàng loạt, DFI đã nhận được giải thưởng “Sản phẩm sáng tạo của năm”

Năm 2000 nhận bằng phát minh sáng chế của Mỹ cho “công nghệ phủ nano, sự bịt kín chuỗi phân tử của lớp phủ và dây chuyền ứng dụng trong sản xuất”.

Công nghệ DFI được ứng dụng bởi nhiều công ty đầu ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Đây là công ty duy nhất, tự sáng chế sản phẩm DFI và bán sản phẩm của chính mình. Do đó, khi sử dụng DFI, chúng ta không phải băn khoăn cái này thực sự là cái gì.

Trong khi hiện nay, có rất nhiều công ty hóa chất, sản xuất ra cùng 1 loại hóa chất, nhưng rồi bán cho các công ty khác nhau, các nhãn mác khác nhau. Khi chúng ta muốn tìm hiểu, thú thực là chẳng có cái rõ ràng – công nghệ gì? hóa chất gì? cái này hơn cái kia ở cái gì cả. Bạn WINDOWFILM có biết sản phẩm của bên bạn giống sản phẩm nào không? Nếu bạn muốn biết, tôi có thể cung cấp cho bạn vài thông tin để bạn nghiên cứu.

Chúc bạn thành công với công việc kinh doanh của mình.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
RE: Vợ 2 nhà Em mới đi phủ kính lái =công nghệ na no

Trích đoạn: hungmazda626

Công nghệ này rửa xe cố bị trôi hết không hả bác.em sợ vừa làm song đi rửa xe lại toi
Ko đâu bác .Nó tồn tại vĩnh viễn nhưng phải bảo hành 2 tháng 1 lần bác ạ .Chừng nào hết bảo hành thì nó hết vĩnh viễn .Em diễn tả chính xác là như vậy từ thông tin của nhà công nghệ phủ na no . :)
 
Hạng C
2/10/07
811
4.993
93
57
RE: Vợ 2 nhà Em mới đi phủ kính lái =công nghệ na no

Trích đoạn: vankhanhktpn

Trích đoạn: hungmazda626

Công nghệ này rửa xe cố bị trôi hết không hả bác.em sợ vừa làm song đi rửa xe lại toi
Ko đâu bác .Nó tồn tại vĩnh viễn nhưng phải bảo hành 2 tháng 1 lần bác ạ .Chừng nào hết bảo hành thì nó hết vĩnh viễn .Em diễn tả chính xác là như vậy từ thông tin của nhà công nghệ phủ na no . :)
Vậy là em bán xăng bảm đảm xăng trong xe bạn không bao giờ hết nếu nó sắp hết là bạn phải đổ thêm
033102bebe_1_prv.gif
 
RE: Vợ 2 nhà Em mới đi phủ kính lái =công nghệ na no

Em tưởng đâu cái thớt này đã chấm dứt rồi chứ.

Này nhé, thời buổi bây giờ ai cũng bận rộn cả, các bác nên có những sản phẩm nào mà giản tiện các khoản chăm sóc cho người ta nhờ nhá, làm một lần rồi có thể sử dụng lâu.

Ai mà sản phẩm thì tiên tiến, công nghệ này nọ mà cứ 1 tuần, 2 tuần, rồi 1 tháng, 2 tháng lại phải đi bảo dưỡng (cái này em nghĩ là cách dùng từ thôi, thật ra là đi làm lại thì đúng hơn ---> giống CV, cũng phải bôi lại).

Theo em, DFI là sản phẩm có "hướng đi đúng" nhưng "cách làm sai" các bác ạ:
- "Hướng đi đúng": thỏa mãn 1 nhu cầu của thực tế (cần làm sạch nước bám trên kính lái khi trời mưa).
- "Cách làm sai" : thi công ở phía ngoài của kính xe ----> đây chính là điểm yếu và cũng là con đường chết của sản phẩm đây. Em đảm bảo với các bác, sản phẩm này kô thể tồn tại được với môi trường khắc nghiệt ở phía ngoài của kính xe.

P/S: Làm hay kô là tùy ở suy nghĩ của mỗi người.
 
Hạng C
16/1/08
811
1.030
93
16
Chợ Quán :-(
blog.360.yahoo.com
RE: Vợ 2 nhà Em mới đi phủ kính lái =công nghệ na no

Hê hê, bi giờ mới phát hiện thớt này, vui ra phết nhể [8D]

Cái công nghệ nano đem lại tiện ích nhiều nhở: cường lực kính lái giảm thiểu nứt vỡ, công nghệ DFI, nano ... gì gì đó cao siêu quá. Bản chất vẫn là dựa trên công nghệ silicat gốc vô cơ cả (vì đối tượng sử dụng là kính) mà nền tảng là sản phẩm phụ trợ các dạng silicon. Về hình thức kinh doanh gì đó em hông bàn đến (kế hoạch bán hàng, % lợi nhuận, giải pháp marketing... dài quá đọc hết nổi). Xin đừng gắn tên công nghệ mỹ miều để lòe nhau, chứ bản chất vẫn là industrial chemical cả. Chắc bên bác cũng có liên kết với Downcorrning Chemical Co. nhở [8|];). Nếu có cho em gởi lời hỏi thăm đến Prasit nhé :D

Và bảo hành, chỉ bảo hành trên chính sản phẩm của mình dưới tác động từ bên ngoài (vật lý, hóa học, từ biến ...) chứ chả ai bảo hành việc kính khó vỡ hơn hay kính sẽ trong veo vĩnh viễn khi sử dụng thường xuyên sản phẩm này (1 kiểu nuôi bệnh) :mad:.

Ví dụ: em mua chất chống thấm XD cho tầng hầm, bên SX bảo hành 10 năm cho sp này và họ đưa ra yêu cầu t/c trong quá trình thi công chứ không phải quá trình sử dụng [8|] vì ng sử dụng có hiểu gì về việc chế tạo và công dụng thực sự của s/p đó như thía lào :)

Em thấy bác ntgiao có nhiều kinh nghiệm marketing nhưng quá thiên về giáo khoa hơn thực tế. Nói thật, bác post dài như vậy chứ hiểu được bao nhiêu cái công nghệ này [8|] hay vẫn chỉ là tập huấn -> truyền đạt :( Bác chỉ cần giải thích vài định nghĩa: nano là gì? Silicone là gì? công thức gốc hóa học như thía lào? Phản ứng hóa học khi kết hợp hợp chất ra sao? Vì sao tạo ra được ''sức căng bề mặt'' (theo e được biết hiện tượng này xảy ra khi lực ma sát nhỏ hơn lực liên kết phần tử ngoài cùng của nguyên tử nước). Nếu bác giải thích được bằng ngôn ngữ chuyên môn, em mới phục :);):D
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
28/6/08
35
0
0
RE: Vợ 2 nhà Em mới đi phủ kính lái =công nghệ na no

Trong forum này, tôi chắc toàn thành viên có xe ô tô thì phải. Không biết các bạn có nghe các cụ ngày xưa kể chuyện, từ thời Pháp, lần đầu tiên các cụ thấy cái xe ô tô chạy trên đường hốt hoảng, bảo Pháp có con ngựa gì mà mắt to đùng, sáng lóa, sợ lắm. Thế mà bây giờ xe ô tô chạy ầm ầm trên đường. Chỉ cách đây hơn chục năm, có cái xe là to tát lắm, bây giờ thì cũng khác rồi. Thời gian để hội nhập cái mới của thế giới cũng lâu phết các bạn nhỉ. Công nghệ này các nước tiên tiến họ dùng gần chục năm nay rồi, đưa vào Việt Nam vẫn bị coi là mới, không đáng tin. Cũng chẳng trách được tại sao nước mình bao giờ cũng đi chậm hơn các nước khác.

Tôi nghĩ chắc chỉ 1 năm nữa có những bạn chưa có xe ô tô sẽ hỏi dùng cái gì để phủ lên kính xe, để đi mưa an toàn; những bạn ở đây chưa có dùng Clearview bao giờ thì sẽ hiểu thế nào là clearview, những bạn nào dùng rồi thì sẽ thấy công nghệ mới hơn công nghệ cũ như thế nào. Đến lúc đó chúng ta ngồi đọc lại topic này, thấy mình mới ngây ngô làm sao.

Vì là người đi tiên phong trong lĩnh vực này tại Việt Nam, việc nhận những phản hồi như thế này từ các bạn cũng là lẽ tất yếu. Dù sao, chúng tôi cũng hy vọng đóng góp được chút gì tiến bộ cho mọi người có ô tô ở Việt Nam và dám đảm bảo rằng, sản phẩm tốt, công nghệ tốt và hoàn toàn đáng tin cậy. Thế cũng là thành công rồi, phải không ạ.

@ incotech:
Tôi không marketing bạn ạ. Bài tôi viết có vẻ mang tính giáo khoa vì những người đọc ở đây, hầu hết chưa có khái niệm gì về công nghệ này, do đó tôi chỉ chia sẻ cho họ những kiến thức mà mình có thôi. Nếu những thông tin tôi đưa ra có gì sai, chúng ta có thể thảo luận thêm. Nếu bạn làm trong ngành XD, có thể bạn có biết nguyên lý sức bền của vật liệu là gì, khả năng dàn trải tác động của lực nhờ sức căng bề mặt ra sao, khi đó sẽ dễ hiểu là tại sao DFI lại có thể giảm được sự trầy xước và nứt vỡ của kính.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
16/1/08
811
1.030
93
16
Chợ Quán :-(
blog.360.yahoo.com
RE: Vợ 2 nhà Em mới đi phủ kính lái =công nghệ na no

có thể bạn có biết nguyên lý sức bền của vật liệu là gì

Yeah, đụng đến chỗ ngứa rùi, hi hi :)

Vậy sản phẩm của bác dựa trên nguyên lý ứng suất phần tử hở [8|]. Nếu vậy thì chất phủ DFI này có tác động làm thay đổi cấu trúc phân tử của kính lun áh [8|] --> không thể xảy ra được

Nếu sp này có thể cường lực được kính, thiết nghĩ công nghệ nung cường lực kính sẽ chìm vào quên lãng (cũng áp dụng cho kính xe hơi)
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
28/6/08
35
0
0
RE: Vợ 2 nhà Em mới đi phủ kính lái =công nghệ na no

Đúng là đã xảy ra phản ứng hóa học giữa các phần tử của DFI và bề mặt kính, tạo ra bề mặt có một cấu trúc phân tử dạng mạng, khác với cấu trúc vô định hình của silicat trong kính. Do đó, bề mặt kính trở nên nhẵn hơn, có 1 lớp web căng ở bên trên, vì vậy không bị nứt tách dưới tác động của lực dễ dàng như kính.

Công nghệ này chỉ làm tăng khả năng chịu lực của kính, nhưng không thay thế được khả năng tạo hạt lựu của kính cường kính bạn ạ.

Đây là trích đoạn bài viết về kính tôi đã viết cho hội thảo của Hội Vật Liệu Xây Dựng

2.1. Tác động cơ học

Thủy tinh là một vật liệu đặc biệt, là chất lỏng đông cứng, không có cấu trúc kết tinh giống như các kim loại khác khi chuyển từ dạng nóng chảy sang dạng rắn, mà là ở dạng chuỗi ngắn các phân tử sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Cát thường không có cấu trúc mạng kết nối giữa nguyên tử silicon (Si) và oxy (O) Si-O-Si một cách đồng nhất. Nếu các nguyên tử của Silicon kết nối với các nguyên tử Oxy một cách hoàn hảo thì sẽ tạo ra cấu trúc giống như đá thạch anh (thủy tinh kết tinh).

Chính vì cấu trúc không định hình này khiến cho thủy tinh rất dễ vỡ. Dưới tác động của lực, do trong thủy tinh không có các nguyên tử có khả năng trượt, nên không có cách nào để hạ thấp ứng suất. Vì vậy, khi áp lực tăng lên sẽ tạo thành vết nứt bắt đầu từ điểm lỗi trên bề mặt kính. Các phần tử trên bề mặt vết nứt sẽ tách rời nhau. Tại những điểm mà các phần từ vẫn đang còn kết nối, áp lực sẽ tải lên đó và khiến cho áp suất tại đầu vết nứt càng tăng lên, làm cho vết nứt ngày càng lan rộng đến khi vỡ hẳn.
 
Last edited by a moderator: