Làm sao biết thị trường lúc này nhiều USD? và lý do vì sao nhiều? Em không theo dõi nên không rõ, nhưng nếu có nhiều, chắc chẳng ăn nhập gì tới dự trữ ngoại tệ của VN.
Vấn đề mang tiền ra khỏi VN thì em nghĩ không quan trọng mấy. Vì để có 1 cuộc tấn công tiền tệ, họ sẽ hợp thức hóa dưới 1 quỹ đầu tư hợp pháp nào đó ở VN. Và tụi này chỉ sài USD, nên dù nó không mang ra khỏi VN, thì nó dùng USD để tăng vốn, mua bán BđS...còn nhiều thứ để mua, mà không nhất thiết phải rút chạy khỏi VN. Chẳng hạn mua cổ phần mấy anh lớn trên thị trường... Khi VN đi vay và chịu ràng buộc, thì từ những cổ phần đó họ bành trướng rộng thêm.
Thực tế rút chạy là đòn đánh thêm vào khủng hoảng, chẳng hạn tụi nó không cho vay thêm, cắt các khoản vay dự định...làm cho kinh tế mau tèo.
Cái quan trọng nhất là bây giờ Vn cho cho mua ngoại tệ trong tương lai chưa? Cuộc tấn công sẽ diễn ra thế này:
Ví dụ lúc này tỷ giá vnd và us là $1 ăn 20,000đ.
Tụi đầu cơ dự định VN sẽ phá giá tiền tệ, cụ thể là cuối tháng 6, dự báo tỷ giá là $1 ăn 23,000đ. Lúc này họ sẽ ký 1 hợp đồng mua USD vào thời điểm sau tháng 6. Mà tỷ giá mua là tỷ giá ngân hàng ấn định, 1usd ăn 21,000đ.
Chẳng hạn họ ký mua 20 triệu USD vào tháng 7 đi. Với giá là 21,000đ 1 usd. Như vậy ngân hàng sẽ phải bán nội tệ ra, thu USD vào, để bảo đảm thời điểm tháng 7, họ có USD giao cho khách.
Thực tế thì quỹ đầu tư lúc này chỉ ký quỹ vài %. Còn lại là giá trị khống, họ chẳng bỏ ra xu nào để mua USD cả, vì việc mua này xảy ra ở tương lai. Cho nên áp lực đè mạnh lên ngân hàng nhiều hơn là quỹ đầu tư.
Khi ngân hàng bán tiền đồng, mua USD, thì đẩy việc tiền đồng mất giá thêm. Để tránh mất giá, CP lại bán USD ra, thu tiền đồng vào để cân bằng. Đến khi hết USd dự trữ để bán, họ thả nổi tiền đồng mà không kìm tỷ giá nửa. Giả sử lúc thả nổi là tháng 7, và đúng thời điểm thanh toán cái hợp đồng mua USD kia.
Như vậy khi mua, quỹ mua với giá là 1 usd ăn 21,000đ. Nhưng lúc này giá 1 usd ăn tới 23,000đ. Quỹ lời 2,000đ trên 1 usd. Như vậy họ chẳng bỏ ra 1 xu nào cả, ngoài tiền ký quỹ, họ thu lợi trực tiếp.
Vì đây là mua bán ở tương lai, nên khi thõa thuận xong, ngân hàng trả chênh lệch tỷ giá cho quỹ lập tức, ma 2không có quá trình giao nhận tiền gì hết.
Gọi dễ hiểu là đi buôn mà không cần vốn. Quỹ đầu tư sẽ lỗ, nếu tỷ giá không như họ dự định. Ví dụ tới thnág 7 mà tỷ giá vẫn giữ 1usd ăn 20,000đ. Thì quỹ phải tiến hành mua 20 triệu USD với tỷ giá cao hơn, tức là 1usd ăn 21,000đ. Hộ lỗ 1000đ trên 1 USD.
Cho nên nếu có động thái tấn công, nghĩa là họ đã tính rất kỹ, và nguy cơ mình tèo rất cao. Nếu chưa chắc ăn, họ se không làm đâu.
Quan trọng là VN có cho mua bán ở tương lai không? Ngày xưa thì cho mua bán để nhập khẩu, tránh rủi ro tỷ giá..tức phải kinh doanh gì đó mới được. Không biết giờ đã đổi chưa?
Nếu vẫn còn cấm, thì quỹ đầu tư chịu thua, không làm được.