- Status
- Không mở trả lời sau này.
Với đồng tiền VN hiện đang ổn định,lãi suất lại hấp dẫn 10,5% ,vậy tụi đầu cơ nó có thể vào VN làm 1 cú chênh lãi suất như iceland ko bác Giaosutre(í quên bác Sinhviengia )?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Với chính sách lãi xuất cao, nhiều nhà đầu tư ngoại tệ cũng lao vào Iceland, họ vay tiền từ những thị trường có lãi xuất thấp như Nhật, mang vào Iceland để kiếm lời. Dù có rủi ro nhưng những khoản lời rất dễ kiếm. hãy tưởng tượng bạn vay tại Nhật 10 triệu với lãi xuất 1%, mang sang Iceland có thể được nhận lãi xuất 6-10%. Không còn gì dễ ăn hơn.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Với chính sách lãi xuất cao, nhiều nhà đầu tư ngoại tệ cũng lao vào Iceland, họ vay tiền từ những thị trường có lãi xuất thấp như Nhật, mang vào Iceland để kiếm lời. Dù có rủi ro nhưng những khoản lời rất dễ kiếm. hãy tưởng tượng bạn vay tại Nhật 10 triệu với lãi xuất 1%, mang sang Iceland có thể được nhận lãi xuất 6-10%. Không còn gì dễ ăn hơn.
Hedge fund (quĩ đầu tư mạo hiểm) được xem là công cụ đầu tư cho những cá nhân giàu có hoặc là các tổ chức tài chính lớn vì lí do đơn giản khách hang tiềm năng của nó không dành cho các cá nhân bỏ vào thị trường ít tiền (ở Australia thì thường là trên $500,000 mới được tham gia vào các quĩ này). Cơ cấu tổ chức của các quĩ này thường là các thành viên giới hạn (limited partnerships), và các thành viên này bầu ra 1 người điều hành quĩ (general partner). Người điều hành này cũng thường phải đóng góp 1 phần đáng kể vào quĩ đầu tư đễ đảm bảo tính trách nhiệm khi làm việc. Lương thưởng của mấy vị này cũng rất cao
Các chiến thuật đầu tư của các quĩ đầu tư mạo hiểm thì có nhiều nhưng em nêu ra 2 chiến thuật tiêu biểu thôi:
Event Driven Funds (em hay dịch là “dâu đổ bìm leo” ): Các quĩ đầu tư theo dạng này thường là mua đứt 1 công ty đang trong tình trạng khó khăn với giá rẻ rồi cải tổ để bán lại với giá cao hơn hoặc xé nhỏ nó ra từng phần để bán.
Global/ Macro funds (đây là các quĩ đầu tư mà các bác đang đề cập đây ạ): tiêu biểu cho các cá mập loại này là George Soros’ Quantum Fund (Giám đốc quĩ này năm 2009 lãnh 1tỷ USD tiền thưởng) và nổi tiếng vì đã tạo ra ngày thứ 4 đen tồi cho hệ thống ngân hàng Anh quốc năm 1992. Và bác í đã làm điều đó như thế nào.
Các chiến thuật đầu tư của các quĩ đầu tư mạo hiểm thì có nhiều nhưng em nêu ra 2 chiến thuật tiêu biểu thôi:
Event Driven Funds (em hay dịch là “dâu đổ bìm leo” ): Các quĩ đầu tư theo dạng này thường là mua đứt 1 công ty đang trong tình trạng khó khăn với giá rẻ rồi cải tổ để bán lại với giá cao hơn hoặc xé nhỏ nó ra từng phần để bán.
Global/ Macro funds (đây là các quĩ đầu tư mà các bác đang đề cập đây ạ): tiêu biểu cho các cá mập loại này là George Soros’ Quantum Fund (Giám đốc quĩ này năm 2009 lãnh 1tỷ USD tiền thưởng) và nổi tiếng vì đã tạo ra ngày thứ 4 đen tồi cho hệ thống ngân hàng Anh quốc năm 1992. Và bác í đã làm điều đó như thế nào.
Nước Anh trong năm 80s và đầu thập niên 90 có thặng dư mậu dich. Nhưng nếu trừ đi các khoản thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa, thì thực ra Anh lại bị thâm hụt mậu dịch nghiêm trọng.
Chậu âu thời gian đó đang hướng tới một đồng tiền chung của khối, nên các đồng tiền quốc gia thành viên được neo vào nhau trong khuôn khổ Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu. Không đồng tiền quốc gia nào được phép tăng giá hay mất giá quá 2,25% với các đồng tiền quốc gia khác.
Cuối năm 11990, nước Đức thống nhất. Chính quyền Tây Đức cũ quyết định đầu tư mạnh vào miền đông Đức khiến cho lãi suất trái phiếu châu Âu tăng lên. Điều này lại khiến cho các đồng tiền quốc gia châu Âu, trong đó có bảng Anh, lên giá so với các đồng tiền ngoài khối như dollar Mỹ, yên Nhật, v.v...
Bảng Anh lên giá có nghĩa là xuất khẩu của Anh chịu ảnh hưởng tiêu cực trong khi nhập khẩu lại tăng. Mậu dịch của Anh đã thâm hụt lại gặp thêm áp lực mới. Các nhà đầu cơ dự đoán rằng Anh sẽ không chịu nổi tình trạng này và sớm muộn gì cũng phải phá giá tiền tệ. Đầu tháng 9 năm 1992, giới đầu cơ nhanh chóng tiến hành bán và cả bán khống[/b] bảng Anh ra khi nó còn có giá. Hành động đầu cơ ồ ạt này khiến bảng Anh mất giá cực nhanh. Ngày 15 tháng 9, Bảng Anh mất giá quá 2,25%.
Chính phủ Anh đã tung dự trữ ngoại hối đoái của mình ra để chống lại. Nhưng hậu quả chỉ là mất dự trữ ngoại tệ chứ không ngăn được sự mất giá của bảng Anh. Ngân hàng Anh tăng lãi suất chiết khấu từ 10% lên 12% rồi 15% cũng không ngăn cản được. Chính phủ Anh đã bất lực cũng đồng nghĩa với việc bảng Anh không còn có thể ở lại Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu. Cuối ngày 16 tháng 9, Anh chính thức tuyên bố rút lui khỏi cơ chế này.
Quĩ đầu cơ George Soros đựoc xem là đi đầu trong chiến dịch này và trong vòng 1 ngày, Soros thu được hơn 1 tỷ bảng Anh thông qua chênh lệch tỷ giá.
(Tổng hợp từ wikipedia và from Welton Wang - 1 mem của nhóm em ) - thanhmap dịch
Chậu âu thời gian đó đang hướng tới một đồng tiền chung của khối, nên các đồng tiền quốc gia thành viên được neo vào nhau trong khuôn khổ Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu. Không đồng tiền quốc gia nào được phép tăng giá hay mất giá quá 2,25% với các đồng tiền quốc gia khác.
Cuối năm 11990, nước Đức thống nhất. Chính quyền Tây Đức cũ quyết định đầu tư mạnh vào miền đông Đức khiến cho lãi suất trái phiếu châu Âu tăng lên. Điều này lại khiến cho các đồng tiền quốc gia châu Âu, trong đó có bảng Anh, lên giá so với các đồng tiền ngoài khối như dollar Mỹ, yên Nhật, v.v...
Bảng Anh lên giá có nghĩa là xuất khẩu của Anh chịu ảnh hưởng tiêu cực trong khi nhập khẩu lại tăng. Mậu dịch của Anh đã thâm hụt lại gặp thêm áp lực mới. Các nhà đầu cơ dự đoán rằng Anh sẽ không chịu nổi tình trạng này và sớm muộn gì cũng phải phá giá tiền tệ. Đầu tháng 9 năm 1992, giới đầu cơ nhanh chóng tiến hành bán và cả bán khống[/b] bảng Anh ra khi nó còn có giá. Hành động đầu cơ ồ ạt này khiến bảng Anh mất giá cực nhanh. Ngày 15 tháng 9, Bảng Anh mất giá quá 2,25%.
Chính phủ Anh đã tung dự trữ ngoại hối đoái của mình ra để chống lại. Nhưng hậu quả chỉ là mất dự trữ ngoại tệ chứ không ngăn được sự mất giá của bảng Anh. Ngân hàng Anh tăng lãi suất chiết khấu từ 10% lên 12% rồi 15% cũng không ngăn cản được. Chính phủ Anh đã bất lực cũng đồng nghĩa với việc bảng Anh không còn có thể ở lại Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu. Cuối ngày 16 tháng 9, Anh chính thức tuyên bố rút lui khỏi cơ chế này.
Quĩ đầu cơ George Soros đựoc xem là đi đầu trong chiến dịch này và trong vòng 1 ngày, Soros thu được hơn 1 tỷ bảng Anh thông qua chênh lệch tỷ giá.
(Tổng hợp từ wikipedia và from Welton Wang - 1 mem của nhóm em ) - thanhmap dịch
Last edited by a moderator:
Sweety nói:Nói về kinh tế thì em dốt đặc tóc mai, Cách viết của bác SVG thật dễ hiểu, dễ hình dung. Em lót đôi dép lào ngồi xổm hóng hớt tí .....
vậy là bác khá hơn em rồi. em đọc mãi mà chẳng hiểu gì
Tiếp lời bác thanhmap chút đôi điều em nghe lỏm đc về currency attacks: cái ông G. Soros lừng lẫy (notorious) kia luôn lấp ló phía sau các vụ đổ vỡ tiền tệ như của đồng Bảng Anh, đồng Ruble Nga, đồng bạt Thái... hay ít ra cũng luôn bị các nạn nhân buộc tội gây ra các vụ đó để trục lợi rất nhiều tiền (cả tỷ bảng Anh chẳng hạn, just overnight). Cần nói rõ thêm về cách thức tiến hành 1 cuộc tấn công tiền tệ (currency attack): Các hedge funds, sau những phân tích và nhận định rằng 1 đồng tiền nào đó đang có nguy cơ bị suy yếu nghiêm trọng, họ quyết định kí các hợp đồng kì hạn (thường là 6 tháng) mua 1 ngoại tệ nào đó (US$ chẳng hạn) bằng đồng bản địa (tỷ giá đc xác định). Qua đó tạo áp lực giảm giá lên đồng nội tệ đó. Thông qua đòn bẩy tài chính, nếu họ có số vốn là 1 tỷ đồng thì họ có thế đặt mua ngoại tệ bằng các HĐ với giá trị nhiều tỷ đồng ở 1 thời điểm. Thời hạn thanh lý HĐ là thời gian mà theo tính toán của họ thì đồng nội tệ đã không còn trụ đc nữa mà đã bị thả nổi rồi. Nếu như thấy cần thì họ liên tục gia tăng áp lực bằng cách kí tiếp các hợp đồng tương tự. Đến đây xảy ra 2 khả năng:
1- Đồng nội tệ trụ vững và ko bị thả nổi tới thời điểm các hợp đồng kỳ hạn tới hạn. Lúc này, các hedge funds sẽ rơi vào tình thế gay go vì họ bắt buộc phải mua tất cả số ngoại tệ đã ký. Mà họ thì ko đủ tiền (vì họ có 1 nhưng ký mua 10). Vậy họ phải vay đồng nội tệ để mua ngoại tệ, mà điều này lại giúp đồng nội tệ lên giá và đứng vững => the attack fails, các thầy phủ thủy lãnh đủ !
2- Đồng nội tệ chịu hết nổi và bị thả nổi. Lúc này các hedge funds chỉ đơn giản là thanh lí các HĐ đã ký và ăn chênh lệch tỷ giá.
Vậy mới có chuyện kiếm bạc tỷ overnight. Nhưng mà cái giá phải trả nếu thất bại thì các bác cũng có thể tưởng tượng đc. Vậy nên mới chỉ có ông Soros là bậc thầy về "bộ môn" này và hễ cứ ở đâu đó xảy ra khủng hoảng tiền tệ là ng ta lôi ông này ra nhiếc móc, gán tội. Còn ông thì mần thinh ko bình lựng nên mọi ng cứ bán tín bán bán nghi...
1- Đồng nội tệ trụ vững và ko bị thả nổi tới thời điểm các hợp đồng kỳ hạn tới hạn. Lúc này, các hedge funds sẽ rơi vào tình thế gay go vì họ bắt buộc phải mua tất cả số ngoại tệ đã ký. Mà họ thì ko đủ tiền (vì họ có 1 nhưng ký mua 10). Vậy họ phải vay đồng nội tệ để mua ngoại tệ, mà điều này lại giúp đồng nội tệ lên giá và đứng vững => the attack fails, các thầy phủ thủy lãnh đủ !
2- Đồng nội tệ chịu hết nổi và bị thả nổi. Lúc này các hedge funds chỉ đơn giản là thanh lí các HĐ đã ký và ăn chênh lệch tỷ giá.
Vậy mới có chuyện kiếm bạc tỷ overnight. Nhưng mà cái giá phải trả nếu thất bại thì các bác cũng có thể tưởng tượng đc. Vậy nên mới chỉ có ông Soros là bậc thầy về "bộ môn" này và hễ cứ ở đâu đó xảy ra khủng hoảng tiền tệ là ng ta lôi ông này ra nhiếc móc, gán tội. Còn ông thì mần thinh ko bình lựng nên mọi ng cứ bán tín bán bán nghi...
Last edited by a moderator:
- Status
- Không mở trả lời sau này.