Bác sv già viết hay quá, em đang đọc topic bàn về mẽo mà giờ vô không thấy nữa, tiếc quá, tiếc quá
- Status
- Không mở trả lời sau này.
gentledog nói:Tiếp lời bác thanhmap chút đôi điều em nghe lỏm đc về currency attacks: cái ông G. Soros lừng lẫy (notorious) kia luôn lấp ló phía sau các vụ đổ vỡ tiền tệ như của đồng Bảng Anh, đồng Ruble Nga, đồng bạt Thái... hay ít ra cũng luôn bị các nạn nhân buộc tội gây ra các vụ đó để trục lợi rất nhiều tiền (cả tỷ bảng Anh chẳng hạn, just overnight). Cần nói rõ thêm về cách thức tiến hành 1 cuộc tấn công tiền tệ (currency attack): Các hedge funds, sau những phân tích và nhận định rằng 1 đồng tiền nào đó đang có nguy cơ bị suy yếu nghiêm trọng, họ quyết định kí các hợp đồng kì hạn (thường là 6 tháng) mua 1 ngoại tệ nào đó (US$ chẳng hạn) bằng đồng bản địa (tỷ giá đc xác định). Qua đó tạo áp lực giảm giá lên đồng nội tệ đó. Thông qua đòn bẩy tài chính, nếu họ có số vốn là 1 tỷ đồng thì họ có thế đặt mua ngoại tệ bằng các HĐ với giá trị nhiều tỷ đồng ở 1 thời điểm. Thời hạn thanh lý HĐ là thời gian mà theo tính toán của họ thì đồng nội tệ đã không còn trụ đc nữa mà đã bị thả nổi rồi. Nếu như thấy cần thì họ liên tục gia tăng áp lực bằng cách kí tiếp các hợp đồng tương tự. Đến đây xảy ra 2 khả năng:
1- Đồng nội tệ trụ vững và ko bị thả nổi tới thời điểm các hợp đồng kỳ hạn tới hạn. Lúc này, các hedge funds sẽ rơi vào tình thế gay go vì họ bắt buộc phải mua tất cả số ngoại tệ đã ký. Mà họ thì ko đủ tiền (vì họ có 1 nhưng ký mua 10). Vậy họ phải vay đồng nội tệ để mua ngoại tệ, mà điều này lại giúp đồng nội tệ lên giá và đứng vững => the attack fails, các thầy phủ thủy lãnh đủ !
2- Đồng nội tệ chịu hết nổi và bị thả nổi. Lúc này các hedge funds chỉ đơn giản là thanh lí các HĐ đã ký và ăn chênh lệch tỷ giá.
Vậy mới có chuyện kiếm bạc tỷ overnight. Nhưng mà cái giá phải trả nếu thất bại thì các bác cũng có thể tưởng tượng đc. Vậy nên mới chỉ có ông Soros là bậc thầy về "bộ môn" này và hễ cứ ở đâu đó xảy ra khủng hoảng tiền tệ là ng ta lôi ông này ra nhiếc móc, gán tội. Còn ông thì mần thinh ko bình lựng nên mọi ng cứ bán tín bán bán nghi...
các quốc gia biết vậy mà vẫn không có biện pháp gì đáp trả hả bác
các bác nói khó hiểu quá. em đã chậm hiểu mấy cụm từ về kinh tế, thấy bác giáo già nói rành dễ hiểu. lý giải từ chuyên môn bằng ngôn ngữ bình dân nên dễ hiểu. nhưng đọc bài của mấy bác là thấy i tờ như lúc đầu liền
có gì nữa cho bọn em ít thông tni đi bác giáo già ơi...
có gì nữa cho bọn em ít thông tni đi bác giáo già ơi...
Last edited by a moderator:
audi fan nói:gentledog nói:Tiếp lời bác thanhmap chút đôi điều em nghe lỏm đc về currency attacks: cái ông G. Soros lừng lẫy (notorious) kia luôn lấp ló phía sau các vụ đổ vỡ tiền tệ như của đồng Bảng Anh, đồng Ruble Nga, đồng bạt Thái... hay ít ra cũng luôn bị các nạn nhân buộc tội gây ra các vụ đó để trục lợi rất nhiều tiền (cả tỷ bảng Anh chẳng hạn, just overnight). Cần nói rõ thêm về cách thức tiến hành 1 cuộc tấn công tiền tệ (currency attack): Các hedge funds, sau những phân tích và nhận định rằng 1 đồng tiền nào đó đang có nguy cơ bị suy yếu nghiêm trọng, họ quyết định kí các hợp đồng kì hạn (thường là 6 tháng) mua 1 ngoại tệ nào đó (US$ chẳng hạn) bằng đồng bản địa (tỷ giá đc xác định). Qua đó tạo áp lực giảm giá lên đồng nội tệ đó. Thông qua đòn bẩy tài chính, nếu họ có số vốn là 1 tỷ đồng thì họ có thế đặt mua ngoại tệ bằng các HĐ với giá trị nhiều tỷ đồng ở 1 thời điểm. Thời hạn thanh lý HĐ là thời gian mà theo tính toán của họ thì đồng nội tệ đã không còn trụ đc nữa mà đã bị thả nổi rồi. Nếu như thấy cần thì họ liên tục gia tăng áp lực bằng cách kí tiếp các hợp đồng tương tự. Đến đây xảy ra 2 khả năng:
1- Đồng nội tệ trụ vững và ko bị thả nổi tới thời điểm các hợp đồng kỳ hạn tới hạn. Lúc này, các hedge funds sẽ rơi vào tình thế gay go vì họ bắt buộc phải mua tất cả số ngoại tệ đã ký. Mà họ thì ko đủ tiền (vì họ có 1 nhưng ký mua 10). Vậy họ phải vay đồng nội tệ để mua ngoại tệ, mà điều này lại giúp đồng nội tệ lên giá và đứng vững => the attack fails, các thầy phủ thủy lãnh đủ !
2- Đồng nội tệ chịu hết nổi và bị thả nổi. Lúc này các hedge funds chỉ đơn giản là thanh lí các HĐ đã ký và ăn chênh lệch tỷ giá.
Vậy mới có chuyện kiếm bạc tỷ overnight. Nhưng mà cái giá phải trả nếu thất bại thì các bác cũng có thể tưởng tượng đc. Vậy nên mới chỉ có ông Soros là bậc thầy về "bộ môn" này và hễ cứ ở đâu đó xảy ra khủng hoảng tiền tệ là ng ta lôi ông này ra nhiếc móc, gán tội. Còn ông thì mần thinh ko bình lựng nên mọi ng cứ bán tín bán bán nghi...
các quốc gia biết vậy mà vẫn không có biện pháp gì đáp trả hả bác
Có can thiệp nhưng ko thể làm gì được, như năm 92, CP Anh phải mở kho ngoại tệ để hy vọng kiềm giá đồng bảng, nhưng các quĩ đầu tư lớn và nhà đầu tư từ bé đến lớn đều xả ra hết thì khó mà chịu đựng được nên cuối cùng phải thả nổi đồng bảng vào năm đó. Và thông thường thì tham gia "chiến dịch" của mấy quĩ đầu tư này lúc nào cũng có pháo hạng nặng là các phương tiện truyền thông, các quĩ đầu tư sẽ lobby cho báo đài để liên tục viết tin tức cũng như đăng những "dự báo" (thật ra là của các quĩ hết) để làm tăng sự hoang mang trong giới đầu tư.
Tuy nhiên là các trận chiến này thì thường xãy ra ở các nước tư bản nơi mà ngân hàng trung ương không can thiệp quá sâu vào hê thống tiền tệ, còn ở VN thì các xxx quản lý cũng khá chặt chẽ nên cũng bớt được nỗi lo. Mất cái này được cái kia các bác ạ
vankhanhktpn nói:Với đồng tiền VN hiện đang ổn định,lãi suất lại hấp dẫn 10,5% ,vậy tụi đầu cơ nó có thể vào VN làm 1 cú chênh lãi suất như iceland ko bác Giaosutre(í quên bác Sinhviengia )?
Tùy tình trạng mất giá tiền nội tệ so với USD đi vay. Nếu nó mất giá nhiều thì coi như lỗ. Ví dụ năm 2008 đồng Vn mất 10% giá trị.
Theo em biết thì đối với những tổ chức gửi tiền USD thì lãi xuất chỉ 1% thôi. Cá nhân gửi ngoại tệ thì hình như cao hơn. Như vậy các tổ chức nào muốn ăn chênh lệch phải nhờ người VN đứng ra giúp. Nhưng sau này muốn rút tiền ra ngoài VN thì lại phải trình xin phép. Nói chung là khó ăn.
Về gửi tiết kiệm ở Vn em tính toán sơ thế này.
Ví dụ tỷ giá là 20,000đ ăn 1 USD.
Gửi 2 tỷ đồng, hiện lãi xuất 12% thì mỗi tháng lãi 20 triệu
Gửi 100,000 USD với lãi xuất 4.5% thì tháng lãnh 7.16 triệu. Như vậy gửi tiền việt có lời hơn.
Nhưng đi vay thì ngược lại.
Vay tiền việt lãi 18%. vay USD lãi có 6%.
Tình trạng này làm cho người gửi thì thích vnđ, vay thì thích USD. NGười nào giữ USD thì bán ra mua vnđ đem cho vay, giúp giảm áp lực về khan hiếm USD.
Nhưng về lâu dài nó cũng rủi ro cho kinh tế vĩ mô.
@Bác thanhmap có thời gian thì chia sẽ cho xôm tụ nhé. Cả bác Rich, gentledog và nhiều bác khác nửa.
@Bác audi fan: tấn công tiền tệ thành công nhờ khả năng dự báo. Tức khả năng tiên liệu khi nào thì quốc gia đó phải phá giá tiền tệ, các nhóm tấn công biết chắc chuyện phá giá sẽ xảy ra, chỉ là muốn biết 1 mốc cụ thể, do đó họ tác động để cái mốc ấy sớm xuất hiện và họ sẽ hưởng lợi.
Em sẽ viết về trường hợp Thái Lan khi có thời gian. Bây giờ nói về Hy Lạp, sắp vỡ nợ.
Trường hợp Hy Lạp.
Năm 2009 nợ công của HL chiếm 113% GDP, năm 2010 dự báo tăng lên khoảng 121%GDP.
Thâm hụt ngân sách năm nay dự báo là 12.7%. Hiện chính phủ HL đang cắt giảm chi tiêu công, cắt bớt tiền hưu trí, đánh thuế nặng vào khoản thưởng của giới tài chính...với mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách về khoảng 8-9% GDP.
Đó là đề án mà HL dùng để thuyết phục hội đồng EU để EU đưa ra khoản cứu trợ, dự tính là 22 tỷ Euro.
Cũng cần nhắc lại, theo hiệp ước Maastricht về đồng tiền chung châu Âu, các quốc gia thành viên phải giữ mức thâm hụt ngân sách về dưới 3%GDP, nợ công dưới 60% GDP.
Hiện nay HY Lạp chẳng giữ được mục tiêu nào theo 2 tiêu chí chính trên.
Nguyên do vì đâu? Mọi thứ đều bắt đầu từ nợ.
Năm 2001 HL bắt đầu gia nhập đồng Euro. Từ đó nền kinh tế HL mở rộng ra ngoài, nhờ có Euro bảo trợ, HL có thể phát hành 1 lượng trái phiếu lớn hàng trăm tỷ Euro.
Khi có tiền, HL đầu tư vào hạ tầng, vào lĩnh vực hưu trí, và kỳ Olympic hoành tráng 2004 ngốn mất 12 tỷ mà không thu về được bao nhiêu (HL cấm cả bảng quảng cáo nhãn hiệu trên phố). Những khoản đầu tư công của HL thiếu tính hiệu quả, và nguy hiểm nhất là họ chưa tính toán ra nguồn thu để trả nợ.
Khi khủng hoảng bùng nổ, nên kinh tế HL dựa vào du lịch, dịch vụ...đã bị suy yếu. Ngân sách thu về không đủ để chi tiêu.
Chính phủ buộc phải tăng lãi xuất khi phát hành trái phiếu. Tuy nhiên giờ đây tìm người mua cũng vất vả. Chúng ta thấy chỉ 1 tháng lãi xuất tăng lên gấp đôi, từ 3% lên 6%.
Nguy cơ của HL gặp phải lúc này là khả năng thanh toán nợ. Nếu không còn đủ tiền để trả nợ, họ sẽ phá sản.
Gia nhập đồng Euro lợi thì đã rõ, nhưng khi gặp khủng hoảng, cái hại bộc lộ nhiều:
Giả sử HL nằm ngoài Euro, họ có thể tăng lãi xuất cơ bản để kích thích nền kinh tế, thứ hai là có thể hạ giá tiền để kích thích xuất khẩu. 2 việc này HL không thể làm vì họ dùng đồng tiền chung, không thể tự ý tăng giảm giá trị.
Cái khó thứ 2 là nếu cắt giảm thâm hụt, giảm nợ để quay về đúng tiêu chí Maastrict thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng kém, có thể giảm phát do không có nguồn tiền kích thích.
Thứ 3 là đồng tiền chung do ngân hàng châu ÂU ECB kiểm soát, nhưng chính sách thuế, thu chi ngân sách lại tùy thuộc mỗi quốc gia. Do đó khi yên ổn thì không sao, khi khủng hoảng là sẽ bộc lộ những nền kinh tế yếu, nợ nhiều như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Hy Lạp là điểm khởi đầu của bộc lộ yếu kém này. Để có thể khiến đồng Euro vững mạnh, phải còn nhiều việc cần làm.
Điển hình lúc này là Đức vẫn chưa đồng ý gói cứu trợ cho Hy Lạp, Đức là nước mạnh nhất, là đầu tàu cho kế hoạch cứu trợ hiện nay. Tuy nhiên Đức đang lưỡng lự khi phải đứng ra cho HL vay.
Điều này càng làm cho tin đồn thành hiện thực: các quỹ đầu cơ đang làm giá trái phiêú HL để nhằm đòi hỏi 1 khoản lợi nhuận tốt hơn.
Dù nền kinh tế HL chỉ chiếm 3% tỷ trọng toàn khối Euro, nhưng nó có thể là ngòi nổ cho các nước khác như TBN, BĐN, Ý...Phản ứng dễ thấy nhất là người ta sẽ ngừng giao dịch với các quốc gia này, đẩy tỷ giá Euro biến động.
Từ việc Hy Lạp bị bỏ rơi, sẽ hình thành tâm lý chung cho các nước còn lại, có nguy cơ làm tan rã hệ thống tiền tệ chung. Do vậy việc cứu trợ chắc chắn phải làm để tránh nguy cơ này.
Và Mỹ cũng lo ngại không kém.
Lý do là khi Euro giảm, người ta lại đi tìm 1 đồng tiền dự trữ khác, đó là USD, khiến cho tờ xanh lên giá. Mỹ sẽ khó mà xuất khẩu ra ngoài.
Thứ 2 là Euro khủng hoảng, kinh tế trì trệ, chi tiêu giảm, Mỹ không thể bán hàng vào EU.
---------------------
Hy Lạp là nền kinh tế lớn thứ 34 trên thế giới, GDP 347 tỷ USD. Tuy nhiên do nợ công lên cao, khả năng vợ nợ là có thể.
Do vậy những nước như Mỹ, Canada đều có những cơ quan thống kê nợ, thu chi cụ thể để người dân họ biết. Mỹ có đồng hồ nợ quốc gia, mỗi giây nhảy số tiền nợ, tiền thu thuế, chi ngân sách, chi tiền y tế...rất cụ thể.
Dù Mỹ luôn nói mạnh miệng về khoản nợ của họ để thuyết phục người mua trái phiếu, nhưng trong thực tế họ rất lo. Vì nếu không thể giảm nợ, việc phá sản là hoàn toàn có thể.
Hy lạp hiện nay, giả sử không phá sản thì hệ quả của nợ vẫn rất lớn. Đó là chính phủ phải giảm chi tiêu để thừa ngân sách mà trả nợ.
Ai bị ảnh hưởng? Người già hưởng lương hưu, người hưởng trợ cấp y tế, rồi ngân sách giáo dục, hạ tầng, cả quốc phòng nửa. Dân họ đi biểu tình, đình công. Việc này có thể đánh đổ chính quyền cai trị, ví dụ HY Lạp đã có CP mới. Tuy nhiên nợ thì cứ phải trả, không thể xù được. Vì nếu xù nợ thì tương lai không có ai buôn bán, giao dịch nửa.
VN cũng vậy, nợ bao nhiêu cũng phải trả chứ không có chuyện xù nợ.
Năm 2009 nợ công của HL chiếm 113% GDP, năm 2010 dự báo tăng lên khoảng 121%GDP.
Thâm hụt ngân sách năm nay dự báo là 12.7%. Hiện chính phủ HL đang cắt giảm chi tiêu công, cắt bớt tiền hưu trí, đánh thuế nặng vào khoản thưởng của giới tài chính...với mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách về khoảng 8-9% GDP.
Đó là đề án mà HL dùng để thuyết phục hội đồng EU để EU đưa ra khoản cứu trợ, dự tính là 22 tỷ Euro.
Cũng cần nhắc lại, theo hiệp ước Maastricht về đồng tiền chung châu Âu, các quốc gia thành viên phải giữ mức thâm hụt ngân sách về dưới 3%GDP, nợ công dưới 60% GDP.
Hiện nay HY Lạp chẳng giữ được mục tiêu nào theo 2 tiêu chí chính trên.
Nguyên do vì đâu? Mọi thứ đều bắt đầu từ nợ.
Năm 2001 HL bắt đầu gia nhập đồng Euro. Từ đó nền kinh tế HL mở rộng ra ngoài, nhờ có Euro bảo trợ, HL có thể phát hành 1 lượng trái phiếu lớn hàng trăm tỷ Euro.
Khi có tiền, HL đầu tư vào hạ tầng, vào lĩnh vực hưu trí, và kỳ Olympic hoành tráng 2004 ngốn mất 12 tỷ mà không thu về được bao nhiêu (HL cấm cả bảng quảng cáo nhãn hiệu trên phố). Những khoản đầu tư công của HL thiếu tính hiệu quả, và nguy hiểm nhất là họ chưa tính toán ra nguồn thu để trả nợ.
Khi khủng hoảng bùng nổ, nên kinh tế HL dựa vào du lịch, dịch vụ...đã bị suy yếu. Ngân sách thu về không đủ để chi tiêu.
Chính phủ buộc phải tăng lãi xuất khi phát hành trái phiếu. Tuy nhiên giờ đây tìm người mua cũng vất vả. Chúng ta thấy chỉ 1 tháng lãi xuất tăng lên gấp đôi, từ 3% lên 6%.
Nguy cơ của HL gặp phải lúc này là khả năng thanh toán nợ. Nếu không còn đủ tiền để trả nợ, họ sẽ phá sản.
Gia nhập đồng Euro lợi thì đã rõ, nhưng khi gặp khủng hoảng, cái hại bộc lộ nhiều:
Giả sử HL nằm ngoài Euro, họ có thể tăng lãi xuất cơ bản để kích thích nền kinh tế, thứ hai là có thể hạ giá tiền để kích thích xuất khẩu. 2 việc này HL không thể làm vì họ dùng đồng tiền chung, không thể tự ý tăng giảm giá trị.
Cái khó thứ 2 là nếu cắt giảm thâm hụt, giảm nợ để quay về đúng tiêu chí Maastrict thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng kém, có thể giảm phát do không có nguồn tiền kích thích.
Thứ 3 là đồng tiền chung do ngân hàng châu ÂU ECB kiểm soát, nhưng chính sách thuế, thu chi ngân sách lại tùy thuộc mỗi quốc gia. Do đó khi yên ổn thì không sao, khi khủng hoảng là sẽ bộc lộ những nền kinh tế yếu, nợ nhiều như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Hy Lạp là điểm khởi đầu của bộc lộ yếu kém này. Để có thể khiến đồng Euro vững mạnh, phải còn nhiều việc cần làm.
Điển hình lúc này là Đức vẫn chưa đồng ý gói cứu trợ cho Hy Lạp, Đức là nước mạnh nhất, là đầu tàu cho kế hoạch cứu trợ hiện nay. Tuy nhiên Đức đang lưỡng lự khi phải đứng ra cho HL vay.
Điều này càng làm cho tin đồn thành hiện thực: các quỹ đầu cơ đang làm giá trái phiêú HL để nhằm đòi hỏi 1 khoản lợi nhuận tốt hơn.
Dù nền kinh tế HL chỉ chiếm 3% tỷ trọng toàn khối Euro, nhưng nó có thể là ngòi nổ cho các nước khác như TBN, BĐN, Ý...Phản ứng dễ thấy nhất là người ta sẽ ngừng giao dịch với các quốc gia này, đẩy tỷ giá Euro biến động.
Từ việc Hy Lạp bị bỏ rơi, sẽ hình thành tâm lý chung cho các nước còn lại, có nguy cơ làm tan rã hệ thống tiền tệ chung. Do vậy việc cứu trợ chắc chắn phải làm để tránh nguy cơ này.
Và Mỹ cũng lo ngại không kém.
Lý do là khi Euro giảm, người ta lại đi tìm 1 đồng tiền dự trữ khác, đó là USD, khiến cho tờ xanh lên giá. Mỹ sẽ khó mà xuất khẩu ra ngoài.
Thứ 2 là Euro khủng hoảng, kinh tế trì trệ, chi tiêu giảm, Mỹ không thể bán hàng vào EU.
---------------------
Hy Lạp là nền kinh tế lớn thứ 34 trên thế giới, GDP 347 tỷ USD. Tuy nhiên do nợ công lên cao, khả năng vợ nợ là có thể.
Do vậy những nước như Mỹ, Canada đều có những cơ quan thống kê nợ, thu chi cụ thể để người dân họ biết. Mỹ có đồng hồ nợ quốc gia, mỗi giây nhảy số tiền nợ, tiền thu thuế, chi ngân sách, chi tiền y tế...rất cụ thể.
Dù Mỹ luôn nói mạnh miệng về khoản nợ của họ để thuyết phục người mua trái phiếu, nhưng trong thực tế họ rất lo. Vì nếu không thể giảm nợ, việc phá sản là hoàn toàn có thể.
Hy lạp hiện nay, giả sử không phá sản thì hệ quả của nợ vẫn rất lớn. Đó là chính phủ phải giảm chi tiêu để thừa ngân sách mà trả nợ.
Ai bị ảnh hưởng? Người già hưởng lương hưu, người hưởng trợ cấp y tế, rồi ngân sách giáo dục, hạ tầng, cả quốc phòng nửa. Dân họ đi biểu tình, đình công. Việc này có thể đánh đổ chính quyền cai trị, ví dụ HY Lạp đã có CP mới. Tuy nhiên nợ thì cứ phải trả, không thể xù được. Vì nếu xù nợ thì tương lai không có ai buôn bán, giao dịch nửa.
VN cũng vậy, nợ bao nhiêu cũng phải trả chứ không có chuyện xù nợ.
Bài này tham khảo hay quá , bác sinh vien già cho mình hỏi , việc TQuốc tăng giá đồng nhân dân tệ , ( thời gian thừ nghiệm ( 27/3 đến 27/4 ) trong khi đang là chủ nợ lớn nhất của mỹ . Việc tăng giá nội tệ TQ ảnh huởng như thế nào đến khoản nợ kia . Bác có bài nào phân tích về vấn đề này không ?
Cả nước không làm ra được sản phẩm gì đặc biệt cả, mà chi tiêu cho chính phủ và các công chức của bộ máy nặng nề lại hoang phí và quá lớn, cả guồng máy KT làm ăn không hiệu quả như thế mà không phá sản/vỡ nợ thì mới là lạ!
Là em đang nói về nước Hy lạp đấy nhé ...
Là em đang nói về nước Hy lạp đấy nhé ...
- Status
- Không mở trả lời sau này.