Những chuyện cần làm, có lẽ mợ Hocap đã làm hết rồi. Nhưng chị ấy muốn đưa lên đây như một câu chuyện cảnh giác để mọi người cùng phòng ngừa.
Em tóm tắt câu chuyện của chị Hocap như sau để dễ hiểu:
1- Bà Vân thoả thuận mua căn nhà của chị Hocap với giá 4,4 tỷ. Đưa trước 1,5 tỷ. Số còn lại bà Vân đề nghị làm hợp đồng vay tại Công chứng với chị Hocap, thời hạn vay 3 tháng.
2- Cùng với việc đưa trước tiền nhà 1,5 tỷ và ký hợp đồng vay, Bà Vân yêu cầu chị Hocap giao toàn bộ hồ sơ nhà và làm thêm hợp đồng uỷ quyền với nội dung: bà Vân được toàn quyền mua bán, tặng cho, thế chấp căn nhà.
3- Với hợp đồng uỷ quyền với chị Hocap, bà Vân đem căn nhà đi bán.
Như vậy, trước pháp luật , bà Vân sẽ khai chị Hocap đồng ý bán căn nhà cho bà ta với giá 4,4 tỷ, nhận trước 1,5 tỷ, số còn lại chị Hocap cho bà ta vay. Và bà Vân cũng sẽ khai chị Hocap đồng ý ra công chứng uỷ quyền cho bà được bán căn nhà, vì lý do chị đã nhận trước 1,5 tỷ tiền bán căn nhà này và bà ta đã nhận nợ số tiền nhà còn lại. Nay bà ta hiện không có tiền, do làm ăn thua lỗ (?) nên chưa trả được số tiền nhà còn thiếu.
Như vậy, bà ta đã đưa đẩy vụ việc thành một thoả thuận dân sự tự nguyện. Việc vay tiền của quỹ Triump kia cũng chỉ là gây dựng niềm tin để chị Hocap chấp nhận cho trả chậm tiền nhà (thông qua hợp đồng vay). Và do bà ta vay có hợp đồng công chứng, nên không dễ để buộc tội bà ta lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tiếc thay, toàn bộ giao dịch trên giấy tờ thể hiện sự đồng ý của chị Hocap, kể cả việc cho trả chậm tiền nhà.
<span style=""color: #ff0000;"">Em xin tạm rút ra bài học: không nên bán nhà trả chậm (trừ khi có bảo lãnh của một bên thứ ba) </span>