Không dễ để hình sự hóa một giao dịch dân sự. Vì vậy, các bác đừng mất cảnh giác, dễ dàng ký kết một hợp đồng với niềm tin rằng sẽ có công an, tòa án bảo vệ cho mình khi đối tác lật lọng.
Tại sao lại vậy? em xin dựng lại cái kịch bản của bà Vân (em chỉ tưởng tượng thôi nhá) để các bác luận bàn và để thấy được cái khó của chị Hocap
GĐ 1: MUA NHÀ
Bà Vân đồng ý mua nhà của em chị Hocap với giá 4,4 tỷ. Trả ngay 1,5 tỷ chỉ với tờ giấy tay. Ký luôn một hợp đồng vay số tiền 3 tỷ có công chứng. Chị Hocap đồng ý vì thấy quá yên tâm, tiền mình đang giữ, nhà thì vẫn đang ở.
GĐ 2: ỦY QUYỀN
Bà Vân thuyết phục chị Hocap ủy quyền cho bà mua bán, thế chấp nhà. Bà ta viết một đống giấy cam kết sử dụng căn nhà để vay tiền xây trường và trả tiền nhà cho chị Hocap. Chị Hocap đồng ý, hai bên ra công chứng làm hợp đồng ủy quyền ...
GĐ3: BÁN NHÀ
Bà Vân bán nhà ngay sau khi có hợp đồng ủy quyền với giá 2,4 tỷ. Chị Hocap phát hiện liền buộc bà ta phải trả tiền nhà, bà ta lại hứa trả và tiếp tục cam kết trả tiền nhà ... cho đến tận bây giờ.
Chị Hocap tố cáo vụ việc ra công an buộc bà ta có hành vi chiếm đoạt tài sản, vậy tài sản bị chiếm đoạt là gì?
- Tiền: bà ta khai ko có lấy tiền của chị Hocap, ngược lại bà ta đã trả cho chị Hocap 1,5 tỷ. 3 tỷ còn lại là tiền nhà còn thiếu , bà ta chưa có điều kiện trả, khi nào có thì sẽ trả .
- Nhà: bà ta khai chị Hocap đã có giấy bán nhà (giấy tay) cho bà ta, , sau đó chị Hocap lại tự nguyện ủy quyền cho bà ta bán nhà thì bà ta có quyền bán cho người khác. Bà ta biện bạch mua nhà với giá 4,4 tỷ, nay bán lỗ với giá 2,4 tỷ. Nếu chị Hocap đồng ý thì bà ta sẽ trả lại phần chênh lệch tiền bán nhà là 2,4 tỷ - 1,5 tỷ = 900 triệu.
Tất nhiên chị Hocap ko đồng ý, vì chị bán với giá 4,4 tỷ kia mà ? Công an thì khó mà kết luận bà này chiếm đoạt cái gì, vì bà ta mua nhà giá 4,4 tỷ bán giá 2,4 tỷ, tiền mặt thì bà ta cũng chẳng có giữ của chị Hocap (cái hợp đồng vay thực chất là ko có giao tiền, nên ko có số tiền bị chiếm đoạt).