estebano nói:
các bác có ai thay xích cam mà bị hú bao giờ chưa ạ? em thay trước tết giờ khoảng gần ngàn cây số rồi mà vẫn chưa hết hú như lời trấn an của chú thợ.
Làm sao để biết xi lanh đã lên cốt? vì em có nhờ mấy người xem qua, họ đều chịu không biết...
Thuật ngữ "ép dên" ( tay bi-en) là như thế nào? gồm những hành động gì đối với cục máy, nhờ các bác chỉ giúp vì mấy hôm nữa em đưa cháu nó đi đại tu
Có ngay cho Bác Sơn:
1.
Sên cam bị hú là do bị căng quá, nhưng chạy cả ngàn km mà vẫn hú là hơi lọa, hay bác nghe gà hóa cuốc?
.
Nếu thật sự bị căng: Bên dưới block máy nhìn ngược lên có con bulông (cạnh con bulong xả nhớt, con này dùng cờlê 14), mở con này ra có cái lò xo rớt ra. Nếu bị hú do lò xo này quá căng. Mua lò xo khác mềm hơn lắp vào, hoặc cắt cái này bớt. Cái lò xo zin nó mềm lắm, cái lô nó cứng. Thường thì sên cam cũ nó bị kêu, thợ tháo cái mềm ra cho cái cứng vào để khắc phục tiếng kêu. Sau khi thay sên mới thì phải đổi lại lò xo mềm.
2.
Xylanh lên code: Phải tháo ra: xem đầu piston: nếu nó ghi:
-STD (Standard): còn zin. Ví dụ đường kính là 50 mm.
-0.25: code 1, Thì có đường kính là 50 mm+0.25 mm=50.25 mm
-0.50: code 2, ....mỗi code cách nhau 0.25 mm cho đến code 4: 1.00.
-code 5: cái này do Chợ Lớn chế thêm, nên thường chỉ có pison loại dỏm (mua không có hàng tốt): xe Duc67
.
- Sau code 5 thì chạy lên piston 110. Lúc này lại có 110 STD, 110 code 1, 110 code 2.
Đến đây thì bỏ cái xylanh vì quá mỏng.
Piston 110 các code: đường kính khoảng 52mm thì có hai loại kiểu dáng: loại ngắn (giống zin với của các loại 110 TQ, nhược điểm là dễ bị kêu do va đập với xylanh vì nó ngắn). Loại dài (do Chợ Lớn nghĩ ra) nhằm khắc phục tiếng kêu của loại ngắn, do đó các píton 110 dài thường là đồ lô.
*** Chuyện nhận biết lên code hay không thì ngoài cách xem đầu piston (vì nhiều piston nó không ghi gì cả) thì phải dùng thước panme để đo đường kính xylanh. Hoặc dùng một cái piston mới có ghi code bỏ thử vào. xem cái nào lọt===>code*****
--------------
Xécmăng: thì cũng ghi code như với piston, và phải dùng tương ứng code với piston.
--------------
3.
Ép dên
- Cái này phải rã hết động cơ ra, lấy cốt máy (trục khuỷu) ra ngoài, mang ra thợ tiện:
- Dùng máy
ép thủy lực: ép lấy cái ắc dên ra: Khi đó trục khuỷu sẽ rời ra làm các phần: hai má khuỷu có dính liền với hai đầu cốt (một bên cốt lắp vô lăng, một bên phía amrayya); tay dên (thanh truyền); ắc dên; một số viên bi đũa; hai bạc đạn dên số 6304.
--------------
- Dên bị kêu (gáy dên): là do bị mòn giữa đầu to tay dên+ắc+bi đũa.
- Bị kêu ở hai bạc đạn dên: nhưng tiếng kêu khác.
- Khắc phục: thợ doa lỗ đầu to của tay dên cho láng bóng; Mài ắc lại (nếu ắc mòn quá phải thay); thay bi đũa có đường kính lớn hơn. Thông thường ép dên thì thay luôn hai cái bạc đạn 6304.
- Cuối cùng ép trở lại như ban đầu. Cần phải ép là vì giữa chúng lắp với nhau có độ dôi.
- Canh lại cho đồng tâm.
- mang về lắp vào.
------------------