Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
6/5/10
524
5
18
Em dốt tính toán nên chả hiểu bác Tưởng tính cách nào mà 5 năm thu hồi vốn nếu bình quân 1 năm nộp ngân sách 15.000 tỉ. Vì cái vốn đầu tư vào DQ nghe loáng thoáng là 3 tỷ Obama. Dầu thô hút lên thay vì bán thẳng cho nước ngoài nay đưa về DQ lọc thì cũng phải tính đầu vào chứ. Còn nếu như 5 năm mà thu hồi được vốn đầu tư cho DQ thì theo em mấy thằng tư bản nên mang giấy bút sang Vn học lại về kinh tế là vừa kẻo lại " giãy chết " đến nơi rồi.
 
Hạng D
10/11/07
4.987
25
0
HCM
www.esoft-vn.com
Nộp NS là Thuế TNDN+phí (phần DQ được hưởng là phần còn lại của lợi nhuận). Do vậy Nộp NS có thể coi như khoản lãi NN thu về. Con số này tương đương với 700mil O3ma chứ? Vốn đầu tư DQ khoảng 3,5bil?
Đây chỉ nói về phần NSNN thu được. Việc thu hồi vốn của DQ thực ra được thể hiện trong chi phí hoạt động dưới tên gọi "Khấu hao cơ bản", việc hoàn trả nợ cũng được đưa vào chi phí luôn, nói chung các khoản này nằm trong chi phí hoạt động của DQ.
 
Full Sinopharm
25/12/09
2.702
33.325
113
tuonglahay nói:
Nộp NS là Thuế TNDN+phí (phần DQ được hưởng là phần còn lại của lợi nhuận). Do vậy Nộp NS có thể coi như khoản lãi NN thu về. Con số này tương đương với 700mil O3ma chứ? Vốn đầu tư DQ khoảng 3,5bil?
Đây chỉ nói về phần NSNN thu được. Việc thu hồi vốn của DQ thực ra được thể hiện trong chi phí hoạt động dưới tên gọi "Khấu hao cơ bản", việc hoàn trả nợ cũng được đưa vào chi phí luôn, nói chung các khoản này nằm trong chi phí hoạt động của DQ.

Không ai biết cái cục nộp NSNN kia là cái gì đâu
24.gif
24.gif
24.gif
.Có khi trong báo cáo của PetroVn cũng có nó. Rồi Tỉnh Quảng Ngãi cũng có nó luôn.
24.gif
. Rồi tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có khi cũng có nó
24.gif

Còn Dung Quất lợi nhuận hằng năm nó ...không âm là may rồi.
24.gif
. Bác không tin thì google thử đi
 
Hạng B2
24/10/10
191
5
18
Ngày trước các xxx nhà mình bán dầu thô kiếm tiền mua xăng. Nay dầu thô cạn kiệt + uy tín trên trường quốc tế cạn kiệt, muốn có xăng phải mua bằng tiền mặt. Mà dự trữ ngoại tệ sụt giảm nghiêm trọng nên mới có tình trạng Cấm xxx để thu về một mối.
Ngoại tệ cạn kiệt -> các chi phí "tài chính" đều tăng giá: vay mượn chịu lãi suất cao hơn, công trái bán ra cũng chịu chi phí cao. Điều này có nghĩa muốn cạnh tranh hàng hóa cho trường quốc tế buộc phải bóp ... toàn thân người công nhân.
Tình hình này sẽ dẫn đến 1 số biến động khôn lường nữa về chính trị, nhất là trong giai đoạn Nhật vừa chịu thảm cảnh. Biết đâu một ngày nào đó, Nhật chọn VN làm nơi để .... "giao lưu và hợp tác" :)
<em nói ngu ngơ, mấy bác đọc xong lơ nhé!>
 
Hạng C
6/5/10
524
5
18
lucsi nói:
tuonglahay nói:
Nộp NS là Thuế TNDN+phí (phần DQ được hưởng là phần còn lại của lợi nhuận). Do vậy Nộp NS có thể coi như khoản lãi NN thu về. Con số này tương đương với 700mil O3ma chứ? Vốn đầu tư DQ khoảng 3,5bil?
Đây chỉ nói về phần NSNN thu được. Việc thu hồi vốn của DQ thực ra được thể hiện trong chi phí hoạt động dưới tên gọi "Khấu hao cơ bản", việc hoàn trả nợ cũng được đưa vào chi phí luôn, nói chung các khoản này nằm trong chi phí hoạt động của DQ.

Không ai biết cái cục nộp NSNN kia là cái gì đâu
24.gif
24.gif
24.gif
.Có khi trong báo cáo của PetroVn cũng có nó. Rồi Tỉnh Quảng Ngãi cũng có nó luôn.
24.gif
. Rồi tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có khi cũng có nó
24.gif

Còn Dung Quất lợi nhuận hằng năm nó ...không âm là may rồi.
24.gif
. Bác không tin thì google thử đi

Em gúc luôn đây ạ ( hơi dài, các bác thông cảm nhé )
" Hiệu quả của Dung Quất: Sẽ phải tính toán sau

Đã có những câu hỏi đặt ra với Chính phủ và Quốc hội về hiệu quả kinh tế của dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất khi bản báo cáo kết thúc dự án được trình ra lần đầu tiên cách đây ba tuần.
Tuy nhiên, một số chi tiết là cơ sở cho những câu hỏi này đã được Chính phủ bỏ ra khỏi bản báo cáo chính thức trình ra Quốc hội ngày 4/11. Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường (KH-CN và MT) của Quốc hội cũng có những đánh giá thận trọng hơn về thành công của dự án.

Hiệu quả kinh tế: chưa đủ số liệu và thời gian

Ba câu hỏi mà TBKTSG nêu ra sau khi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trình bày báo cáo kết thúc dự án đầu tư Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vào ngày 18/10 gồm:

1) Tại sao dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 7,66%, cao hơn mức tính toán năm 2005 là 5,87% trong khi tổng vốn đầu tư cho dự án này đã tăng từ 2,5 tỉ đô la (2005) lên 3,05 tỉ đô la (2009).

2) Giá trị quyết toán dự án giảm đi 8.000 tỉ đồng là do đâu? (43.800 tỉ so với 51.720 tỉ đồng tổng vốn đầu tư được duyệt). Giải thích của Chính phủ rằng việc giảm trừ chủ yếu là do khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong giai đoạn chạy thử nhà máy có phải là lý do hợp lý?

3) Có đúng tổng thu nộp ngân sách của dự án (không nói rõ bao nhiêu năm) lên đến 27,8 tỉ đô la, một con số tăng vọt hàng chục lần so với những tính toán trước đó, đều xuất phát từ tập đoàn Dầu khí?

Trong báo cáo chính thức của Chính phủ mà các đại biểu Quốc hội nhận được hôm 26/10, hiệu quả kinh tế của dự án đã có những sửa đổi, lược bớt theo chiều hướng cân nhắc hơn.

Phần thu nộp ngân sách khoảng 27,8 tỉ đô trong văn bản đầu tiên của Chính phủ đã được loại bỏ. Giá trị quyết toán dự án giảm đi 8.000 tỉ đồng cũng không còn để lại mà chỉ ghi chung chung: “Hiện nay với giá trị quyết toán vốn đầu tư dự kiến thấp hơn tổng mức đầu tư được duyệt, dự án có thể sẽ hiệu quả hơn nữa”, báo cáo mới của Chính phủ viết.

Do bỏ đi các con số quyết toán cụ thể, Chính phủ cũng bỏ luôn phần giải thích về lý do giảm trừ và hứa phần này chủ đầu tư sẽ có báo cáo cụ thể sau khi hoàn thành việc quyết toán công trình, dự kiến vào tháng 12 tới. Báo cáo giám sát kết thúc dự án của Ủy ban KH-CN và MT cũng bỏ đi nội dung tương tự như báo cáo Chính phủ.

Điều duy nhất được Chính phủ giữ lại trong cả hai lần báo cáo là con số IRR ước tính ban đầu là 7,66%. Tuy nhiên, khi dẫn ra số liệu này, Chính phủ ghi rõ là theo báo cáo của tập đoàn Dầu khí gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi cuối năm 2009. Đó là thời điểm mà kỳ họp Quốc hội thứ 6 có nhiệm vụ thông qua việc điều chỉnh tăng vốn cho dự án từ 2,5 tỉ đô lên 3,05 tỉ đô.

Với những điều chỉnh mang tính cầu thị, báo cáo thẩm tra của Ủy ban KH-CN và MT đã bổ sung thêm một nhận xét so với bản thẩm tra hôm 13/10: “Thực tế nhà máy mới chỉ đưa vào vận hành thương mại chưa được sáu tháng nên chưa đủ số liệu và thời gian để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả kinh tế của dự án” (phần đánh giá thành công của dự án).

Dung Quất thực hiện kiến nghị về hiệu quả dự án đến đâu?

Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoàn tất việc đầu tư sau 13 năm và bị chậm đưa vào sử dụng chín năm so với tính toán ban đầu. Việc kéo dài thời gian đầu tư, thay đổi tổng vốn đầu tư... ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của dự án một phần do những nghị quyết, kiến nghị của Quốc hội chưa được thực hiện nghiêm túc.

Đặc biệt là giai đoạn trước năm 2005, nghị quyết của Quốc hội chưa được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện quyết liệt”, báo cáo giám sát nhận định.

Ngay từ Báo cáo thẩm tra đầu tiên về dự án (năm 1997), Quốc hội đã nói Chính phủ chưa cung cấp đầy đủ thông tin, đặc biệt là những thông tin về hiệu quả kinh tế - xã hội để có thể xem xét và có ý kiến chính thức về hiệu quả công trình. “Việc chỉ xây dựng nhà máy lọc dầu ở quy mô công suất 6,5 triệu tấn/năm thì không thể có hiệu quả kinh tế cao”. Bên cạnh đó là các yêu cầu việc thu xếp tài chính vững chắc để đảm bảo công trình đầu tư có hiệu quả.

Đúng như Quốc hội đã góp ý, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, dự án đã ba lần phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và khi hoàn thành tổng vốn đầu tư gấp đôi dự tính ban đầu (1,5 tỉ đô lên 3,05 tỉ đô).

Đầu năm nay, Chính phủ cũng phải phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ ra nước ngoài với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm và cho tập đoàn Dầu khí vay lại 1 tỉ đô với lãi suất chỉ còn gần bằng một nửa (3,6%/năm). Thời hạn trả nợ cho Chính phủ dài hơn sáu năm so với thời hạn Chính phủ đi vay nước ngoài để giải ngân vào tổng vốn đầu tư mà Dung Quất đã được phê duyệt. Như vậy, nếu tính đủ cả chi phí cho các khoản vay này thì hiệu quả kinh tế của dự án sẽ khác.

Mới đây, Chính phủ đã quyết định mở rộng quy mô và công suất nhà máy từ 6,5 triệu tấn lên 10 triệu tấn/năm để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng là đi đúng những gì đã được góp ý từ 13 năm trước.

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, Quốc hội cũng nhiều lần tỏ ra sốt ruột với hiệu quả đầu tư. “Sự chậm trễ đã làm cho hiệu quả kinh tế của dự án không thể đạt được như khi Quốc hội phê chuẩn” (báo cáo giám sát năm 2003), “phải có đầy đủ các yếu tố khả thi, đặc biệt nguồn vốn thực hiện dự án, hiệu quả kinh tế của dự án nói riêng và hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung” (báo cáo giám sát năm 2005, khi tổng mức đầu tư tăng từ 1,5 tỉ đô lên 2,5 tỉ đô).

Khi phê duyệt lần thứ ba tổng mức đầu tư điều chỉnh từ 2,5 tỉ đô lên 3,05 tỉ đô năm 2009, Quốc hội có yêu cầu Chính phủ làm tờ trình chính thức báo cáo với Quốc hội, trong đó có ghi rõ các phương án trả nợ vốn vay cũng như hiệu quả kinh tế của dự án. Đây là việc làm bắt buộc theo nghị quyết về dự án, công trình quan trọng quốc gia khi trình Quốc hội quyết định về chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, hiệu quả kinh tế của dự án còn phải chờ số liệu quyết toán và thời gian. Phần phương án trả nợ vốn vay cũng chưa thấy đâu. Có lẽ Quốc hội lại phải chờ thêm đến phiên họp kế tiếp mới có số liệu cụ thể?


Điều khiến không chỉ riêng Petrolimex mà của cả các đơn vị khác quan tâm hiện nay đó là vấn đề giá cả, khâu vận chuyển, tỷ giá khi mua xăng dầu ở Dung Quất.

Bên cạnh đó, thời tiết tại khu vực Quảng Ngãi bất lợi, thường xuyên có mưa lớn, cảng biển lại nhỏ rất khó khăn vào lấy hàng, thời gian chờ đợi lâu. Điều này khiến các mặt hàng xăng dầu mua tại Dung Quất về đến kho bãi và bán ra thị trường bị đội giá lên cao hơn so với nhập khẩu.



TH (tổng hợp từ TBKTSG, Pháp luật TP.HCM )"
 
Hạng D
14/5/08
2.538
21.801
113
Em nghĩ lọc dầu DQ rồi cũng như đường HCM, đều trở thành cục nợ của VN mà thôi. Phát triển mà không đặt yếu tố kinh tế lên hàng đầu
 
Hạng D
10/11/07
4.987
25
0
HCM
www.esoft-vn.com
Em dám khẳng định trong khoảng 5 năm nữa DQ không thể lỗ trong tình hình độc quyền tạm thời này. Oil Refinery đem đến rất nhiều sản phẩm cực kỳ quan trọng cho nền kinh tế và giá luôn được đảm bảo.
Không nên chỉ nghe các nghi ngờ của các báo cáo mà kết luận DQ thất bại (nói cho cùng, các chất vấn em vừa đọc chủ yếu liên quan đến giai đoạn đầu tư và việc không thể đạt hiệu quả cao hơn). DQ được hỗ trợ là do giá dầu cao hơn nhiều so với khi lập dự án (năm 2003 giá dầu chỉ có 20$ thì phải).
 
Chi Hội Phó OSFI
10/11/06
1.046
3
0
tuonglahay nói:
bravia nói:
Himlam nói:
Cái Dung Quất nhằm mục đích an ninh năng lượng, còn về hiệu quả kinh tế thì kg cần quan tâm .
Nếu chính xác hơn là an ninh quốc gia, an ninh chính trị kìa:D
Em xin các bác tỉnh táo đánh giá lại hiệu quả của Dung Quất.
Đầu tư xong DQ, chỉ mới 9 tháng trong năm 2010, nộp NS là 10.000 tỷ đồng. Có nghĩa là có thể thu hồi vốn sau 5 năm. DQ có 2 vấn đề lớn
1. Quá trình đầu tư quá chậm, làm cho hiệu quả giảm, nếu sớm hơn chỉ 3 năm thôi thì đến giờ đã thu hồi gần đủ.
2. Vị trí DQ chưa phải là đắc địa, vì xa thị trường tiêu thụ lớn nhất là Nam Bộ->chi phí vân chuyển sản phẩm phát sinh. Tuy nhiên việc này có thể châm chước bởi hiệu quả đầu tư vào vùng nghèo. Chi phí để vận chuyển dầu thô thì thực ra không tăng nhiều vì từ Trung Đông hay Nam Mỹ đến DQ hay VT thì cũng như nhau thôi.

Hình như có sự nhầm lẫn giữa lãi và nộp ngân sách bác Tưởng ơi. Không có nhà máy lọc dầu nào mà có thể thu hồi vốn sau 5 năm! Thường là 20-30 năm bác ạ.
 
Hạng D
26/10/10
1.678
14.089
113
tuonglahay nói:
Em dám khẳng định trong khoảng 5 năm nữa DQ không thể lỗ trong tình hình độc quyền tạm thời này. Oil Refinery đem đến rất nhiều sản phẩm cực kỳ quan trọng cho nền kinh tế và giá luôn được đảm bảo.
Không nên chỉ nghe các nghi ngờ của các báo cáo mà kết luận DQ thất bại (nói cho cùng, các chất vấn em vừa đọc chủ yếu liên quan đến giai đoạn đầu tư và việc không thể đạt hiệu quả cao hơn). DQ được hỗ trợ là do giá dầu cao hơn nhiều so với khi lập dự án (năm 2003 giá dầu chỉ có 20$ thì phải).
Lời khẳng định của bác Tuonglahay em đã từng nghe cách đây năm năm về trước do chính một chuyên gia nói ra . Không biết ai là người chủ chốt trong vấn đề chọn cho bằng được Dung Quốc để xây dựng dự án (chắc là bác TĐL ? ) chứ theo em việc chọn lựa này khá thất sách vì vị trí oái ăm và "tréo cẳng ngỗng" . Thời tiết miền Trung luôn bất thường, mưa bão liên miên, lại ở xa khu vực trung tâm kinh tế nơi lượng xăng dầu được tiêu thụ nhiều nhất . Hầu hết dầu thô của Việt Nam được khai thác ở miền Nam, khu vực biển ở Vũng Tàu đi ra . Lượng dầu thô ở thềm lục địa phía Nam phải được chở ra Dung Quốc để lọc, và nếu lọc xong thì từ Dung Quốc lại phải chở vô Nam để tiêu thụ ở các trung tâm kinh tế trù phú như Sài Gòn, Cần Thơ .
Ôi, chỉ vì muốn giúp kinh tế miền Trung đi lên mà các bác lãnh đạo đã bỏ qua lời khuyên của các chuyên gia kinh tế, để rồi như các bác đã thấy phải mất gấp đôi, gấp ba thời gian như dự kiến ban đầu mới xây dựng nên một nhà máy lọc dầu đúng nghĩa của nó . Phí tổn bảo trì 1 nhà máy lọc dầu ở vùng khắc nghiệt đó chắc chắn là cao hơn nếu nó được xây nên ở miền Nam

http://vneconomy.vn/20110...-loc-dau-dung-quat.htm
 
Hạng D
10/11/07
4.987
25
0
HCM
www.esoft-vn.com
Về chuyện xây nhà máy tại DQ, em xin không bàn.
Ngay cả hiện nay, Lọc dầu Long Sơn đã được bật đèn xanh nhưng tiến độ thì xem ra không bằng Vũng Áng cũng là điều có thể hiểu (nhưng chẳng vui tí nào).
Theo em nhớ không lầm, ngành dầu khí nộp NS ngoài lợi nhuận còn có thuế Tài Nguyên và có thể vài loại phí đặc thù khác. DQ tuy không khai thác tài nguyên nhưng có thể chịu loại phí nào đó liên quan đến thế độc quyền và sự khan hiếm dầu nguyên liệu. Tuy nhiên em đồng ý là không thể thu hồi vốn sau 5 năm vì đây là cách tính cực đoan, không quan tâm đến việc phát triển SXKD. 15 năm đã là 1 con số lý tưởng.
Dầu thô DQ lọc hiện cũng đã chiếm tỷ trọng khá lớn trong lượng dầu thô VN khai thác được, phí vc lượng dầu này vào bờ ở VT quả có rẻ hơn DQ(không theo tỷ lệ quãng đường đâu nhé, cùng lắm là gấp đôi thôi). Lượng dầu còn lại nhập từ Trung Đông và Nam Mỹ, phí vận chuyển chênh lệch chẳng bao nhiêu.
Do vậy DQ không thành công là do:
1. Triển khai mất 10 năm, làm mất cơ hội phát triển ngành lọc dầu để cân bằng nhu cầu năng lượng.
2. Lợi nhuận không được tối ưu vì nằm xa thị trường tiêu thụ.
Không bao giờ DQ trở thành cục nợ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.