Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
26/10/10
1.678
14.089
113
phantrunghieu nói:
dawmyl nói:
Nhà máy Dung Quất dùng có sứ mạng chính trị là để "xoá nghèo" cho miền trung không cần hiệu quả kinh tế! em còn nghe rằng nhà máy Dung Quất sử dụng công nghệ lọc dầu của Nga không lọc được dầu khai thác ở biển Đông nên phải nhập dầu từ Trung Đông, còn dầu khai thác ở biển đông thì bán cho nước khác.
bash.gif
Nó lọc được bác à, nghe thằng bạn làm bên PV Oil nói xăng Dung Quốc chứa nhiều lưu huỳnh nên không xài được, phải chở ra nước ngoài nhờ người ta khử bớt lưu huỳnh rồi chở về => giá thành phẩm đội lên, nghe đâu tính ra nó có giá hơn 20k/lit vào thời điểm xăng bên ngoài có 16k một lít.
<h1>Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cố gắng sớm vận hành trở lại</h1> Thứ Năm, 31/03/2011 00:19
<h3>(NLĐ) - Ngày 30-3, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất), cho biết: Theo kế hoạch, từ ngày 23-3, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chủ động dừng toàn bộ hệ thống để kiểm tra kỹ thuật thiết bị, phụ tùng.</h3> Dự kiến ban đầu, việc dừng kiểm tra nhà máy kéo dài khoảng 2-3 tuần. Thế nhưng trước tình hình giá xăng dầu thế giới và trong nước biến động, Công ty TNHH Lọc - Hóa dầu Bình Sơn huy động toàn bộ hơn 1.000 kỹ sư, công nhân của nhà máy và khoảng 60 chuyên gia của tổ hợp nhà thầu Technip, nhà thầu bảo dưỡng SK (Hàn Quốc), nhà cung cấp bản quyền công nghệ (Pháp) cùng tham gia đợt tổng kiểm tra này với cường độ làm việc 24/24 giờ.

http://nld.com.vn/2011033...m-van-hanh-tro-lai.htm
 
Hạng D
18/12/07
3.456
637
113
Một bài viết khá hay với những câu hỏi hóc búa dành cho Bộ Tài Chính!
[link]http://vef.vn/?vnnid=14907[/link]
 
Hạng B2
18/8/04
221
44
28
39
kingo nói:
Một bài viết khá hay với những câu hỏi hóc búa dành cho Bộ Tài Chính!
http://vef.vn/?vnnid=14907
Link die rồi bác ạ
(VEF.VN) - Mặc dù Bộ Tài chính đã dẫn ra nhiều lý do "phải tăng giá xăng dầu" nhưng với người tiêu dùng, vẫn còn nhiều uẩn khúc chưa sáng tỏ.
Chuyện tăng giá xăng dầu bấy lâu này đã được ngầm định là hiển nhiên, không thể bàn cãi gì thêm nữa.
Cách đây hơn 1 tháng, sau khi tăng kỷ lục từ 2.110 đồng-3.550 đồng/lít, Bộ Tài chính khẳng định, mức tăng đó mới chỉ bằng 44,6% đến 56,7% mức phải tăng.
Lần này cũng vậy. Bất ngờ tăng kỷ lục không kém, từ 2.000-2.800 đồng/lít. Lãnh đạo Bộ cũng phân trần, giá xăng dầu chỉ tăng bằng 34,7-50,7% mức phải tăng. Chưa kể, so sánh với các nước trong khu vực, giá xăng dầu Việt Nam tăng thế còn thấp.
Hôm 24/2, nếu tính đủ mức phải tăng thì giá xăng A92 sẽ là 22.893 đồng/lít, dầu diesel là 21.010 đồng/lít, dầu hỏa sẽ là 21.792 đồng/lít và dầu madut sẽ là 17.024 đồng/lít.
Trong khi đó, mức giá mới vừa thiết lập là xăng A92 là 21.300 đồng/lít, dầu diesel là 21.100 đồng/lít, dầu hỏa là 20.800 đồng/lít và dầu madut là 16.800 đồng/lít.
Dù không nói thẳng ra bằng lời, bằng văn bản thì các con số trên đã cho thấy một thông điệp rất rõ ràng: giá xăng dầu còn tiếp tục tăng - đây là điều hiển nhiên, là chuyện bình thường và người tiêu dùng phải chấp nhận.
Cũng không khác gì điện, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay không có quyền so sánh và lựa chọn sản phẩm xăng dầu. Cả nước chỉ có một tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm 70% nguồn cung ứng và là nhà bán lẻ điện duy nhất, một tổng công ty Petrolimex chiếm 60% thị phần cung ứng xăng, nhưng 11 doanh nghiệp đầu mối với 10.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu cũng đều chỉ bán một mức giá. Khi tăng là tăng "hội đồng".
anh-xang-dau-30-3-2.jpg
Giá xăng dầu tăng là điều hiển nhiên (ảnh Phạm Huyền) Với đời sống tiêu dùng và hoạt động sản xuất hiện nay, không ai có thể nhịn dùng xăng, dùng điện. Khi thị trường còn độc quyền như vậy, thì sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng còn dai dẳng tồn tại.
Trong một quan hệ mua - bán không sòng phẳng đó, các thông điệp mà Bộ Tài chính đưa vẫn chưa toàn diện, thiếu thuyết phục.
Những điểm không thuyết phục trong dẫn giải của Bộ Tài chính có thể thấy khá rõ.
Thay vì muốn công khai tất cả để phải rơi vào tình trạng đối chất, các dẫn chứng của Bộ Tài chính đều... có lợi cho nhà quản lý và doanh nghiệp. Lý do giá thế giới tăng cao là đúng, lý giải do giá thấp nên nảy sinh xuất lậu xăng dầu là đúng, giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn giá khu vực cũng là đúng, nhưng nếu thông điệp chỉ dừng lại bấy nhiêu thôi thì chưa đủ.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, còn nhiều chuyện chưa rõ ràng, điển hình như ngành xăng dầu đã làm hết sức để giảm giá thành hay chưa? Vì sao các doanh nghiệp luôn kêu lỗ? Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước, xã hội, người dân đã kiểm soát các doanh nghiệp chặt chẽ chưa để đảm bảo rằng, giá thành xăng dầu hiện nay là hợp lý và không còn cửa nào để cắt giảm chi phí, chỉ còn con đường tăng giá?
So sánh giá bán lẻ của Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia... thì của ta thấp hơn. Nhưng giá xăng dầu thế giới là giống nhau nên bản chất giá xăng dầu các quốc gia khác nhau, là do các khoản thu vào ngân sách của các Chính phủ là khác nhau.
Nhìn lại bảng giá cơ sở xăng dầu hiện nay, tổng mức các khoản thu cho Nhà nước với giá xăng dầu lên tới 22%? Lạm phát, giá nhiều mặt hàng đã tăng cao, sao vẫn áp dụng trích lập Quỹ bình ổn và không lùi thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt...?
Giá dầu thô thế giới tăng, và còn tiếp tục tăng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được khai thác tài nguyên thô để bán ra nước ngoài. Vậy thì, khoản lợi chênh lệch giá ấy có được tính vào phần Nhà nước sẽ bù giá ra cho người dân khi mua xăng dầu trong nước không, hay chỉ mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp?
Bên cạnh đó, lý do "vì chống xuất lậu" mà phải tăng giá càng khiến người tiêu dùng thấy khó hiểu. Ít ra, Bộ Tài chính phải làm rõ, tỷ lệ xuất lậu xăng dầu là bao nhiêu phần trăm trên thị trường nội địa? Việc chống buôn lậu không thể coi là chuyện "tất yếu", mà là nhiệm vụ của công an, lực lượng quản lý thị trường. Không thể mang công tác chống buôn lậu ra để tạo thêm một gánh nặng cho giá, và cho người dân.
Xét cho cùng, chống xuất lậu xăng dầu là để tránh thất thoát Ngân sách, tiền của của người dân, nhưng rồi chính việc coi tăng giá là giải pháp chống buôn lậu lại khiến cho, người tiêu dùng rốt cục chịu thiệt thòi.
Lý lẽ tăng giá vì phải theo thị trường cũng không đầy đủ. Mặc dù, Nghị quyết 11 cho phép, giá điện, giá xăng theo thị trường nhưng nếu chỉ tính chuyện "thả giá" theo thị trường, thay vì thiết lập điều kiện tiên quyết hình thành cơ chế thị trường, trước khi thả giá, là phải tạo lập một môi trường có tính cạnh tranh.
Trong giải pháp thực hiện thị trường hóa xăng dầu, chỉ có duy nhất một giải pháp về giá. Và nếu theo đuổi theo hướng này thì giá cả xăng dầu sẽ còn nhảy nhót nhiều lần hơn. Còn nếu kiềm chế giá để kiềm chế lạm phát như năm 2010 trở về trước, thì điều đó chỉ mang đến sự ổn định "ảo" cho kinh tế vĩ mô.

Kinh nhất là nhà nước dù hô hào giảm thuế này nọ những vẫn "gặm" 22% giá xăng dầu.
 
Hạng D
26/10/10
1.678
14.089
113
Với sự trở lại của Exxon Mobil, hy vọng sẽ phần nào giúp cho giá dầu ở VN giảm bớt chút ít ....nhưng vẫn chỉ là hy vọng :D

<h1>ExxonMobil thăm dò dầu ở biển miền Trung</h1>
110401072428_map_466.jpg
Giếng khoan trong lô 119 (điểm đen) nằm cạnh đường chín đoạn của Trung Quốc


Tập đoàn ExxonMobil của Hoa Kỳ chuẩn bị khoan thăm dò dầu khí trong vùng biển ngoài khơi miền Trung Việt Nam.
Trang tin Công nghệ Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hay mũi khoan đầu tiên sẽ được Công ty TNHH Thăm dò và khai thác dầu khí ExxonMobil thực hiện vào cuối tháng Tư tại vị trí lô 119 trên thềm lục địa Quảng Ngãi-Đà Nẵng.
Thời gian khoan thăm dò lần này sẽ là khoảng 40 ngày.
Hôm 29/03, đại diện công ty đã có buổi làm việc với giới chức chính quyền Đà Nẵng về kế hoạch khoan thăm dò tại lô 119.
Trước đó, ngày 11/03 Công ty TNHH Thăm dò và khai thác dầu khí ExxonMobil đã có văn bản về việc khoan thăm dò dầu khí tại giếng khoan CNVD-1 lô 119 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, thuộc vùng biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Nam.
Được biết quá trình dựng giàn khoan có thể bắt đầu ngay đầu tháng Tư này.
Một nguồn tin cho BBC biết việc khoan thăm dò ở lô 119 đáng ra đã được tiến hành từ năm ngoái, nhưng phải hoãn vì lý do thời tiết xấu.
Ngoài lô 119, ExxonMobil còn có dự án thăm dò ở hai lô kế cận là 117 và 118, đều nằm trong vùng thềm lục địa miền Trung Việt Nam.
<h2>Phản ứng của Trung Quốc?</h2> Cho tới ngày thứ Sáu 01/04, Trung Quốc chưa có phản ứng chính thức gì về kế hoạch của ExxonMobil.
Được biết, giếng khoan của ExxonMobil ở lô 119 có kinh độ Đông 109°41 vĩ độ Bắc 15°18'.
Nếu nhìn trên bản đồ trực tuyến mà chính Trung Quốc đưa ra, vị trí này nằm hoàn toàn trên thềm lục địa của Việt Nam, nhưng cận kề một trong chín đoạn mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.
Một điểm đáng nói là không có một tọa độ địa lý cố định cho đường chín đoạn yêu sách của Trung Quốc (còn gọi là đường chữ U hay đường lưỡi bò), trừ vĩ độ Bắc 4°.
Điều này có nghĩa phản ứng của Trung Quốc, theo đánh giá của giới chuyên gia, là "rất khó lường".
Việt Nam và các quốc gia có chung Biển Đông nhiều lần phản đối đường "lưỡi bò" chiếm 80% diện tích Biển Đông của Trung Quốc, gọi đây là "yêu sách phi lý".
Gần lô 119 là lô 120, mà Công ty thăm dò - khai thác dầu khí Neon Energy của Úc đã cùng đối tác Việt Nam thăm dò địa chấn hồi tháng 5 năm ngoái.
Lúc đó phía Việt Nam đã phải cử tàu hải quân ra hộ tống công việc thăm dò này.
100331190011_oilrig_226x283_ap.jpg
Các công ty dầu khí Mỹ được cho là có hậu thuẫn của chính phủ


Cho dù lần này phản ứng của Bắc Kinh ra sao, kế hoạch của ExxonMobil cũng chứng tỏ một thái độ mạnh bạo hơn của công ty Hoa Kỳ trong việc làm ăn với Việt Nam.
Cũng có ý kiến của giới chuyên gia cho rằng các tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ thường được chính phủ Mỹ hậu thuẫn.
Nhớ lại hồi tháng 7/2008, Trung Quốc đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Tập đoàn khổng lồ này, tuy chưa thông báo rút đi, nhưng cũng không tiếp tục công việc.
Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn.
Bồn trũng Nam Côn Sơn, được cho là giàu tiềm năng dầu khí, là nơi Trung Quốc đòi tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và đã gây áp lực buộc nhiều công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam phải rút lui.
Thông qua các đại sứ quán tại nước ngoài, Bắc Kinh đã gây áp lực lên các công ty dầu khí quốc tế muốn cùng Việt Nam khai thác dầu khí tại khu vực biển đang tranh chấp.
Hồi tháng 6/2007, dưới áp lực của Trung Quốc, Tập đoàn dầu khí Anh British Petroleum (BP) đã ngừng việc thăm dò khảo sát địa chấn tại Nam Côn Sơn trước khi chính thức rút khỏi dự án thăm dò này vào tháng 3/2009.
http://www.bbc.co.uk/viet...onmobil_drilling.shtml
 
Hạng F
10/11/07
5.231
405
83
nếu hệ thống xe buyt hợp lý hơn, em đã đi buyt rồi!
thôi, cũng chẳng sao! dù giá xăng có tăng thế nào đi nữa thì mỗi lần đổ xăng em cũng chỉ tốn 500k y như trước khi xăng tăng giá thôi! ke ke ke... ai làm gì được em nào!
 
Hạng C
13/5/09
797
1
18
tamvo nói:
phantrunghieu nói:
dawmyl nói:
Nhà máy Dung Quất dùng có sứ mạng chính trị là để "xoá nghèo" cho miền trung không cần hiệu quả kinh tế! em còn nghe rằng nhà máy Dung Quất sử dụng công nghệ lọc dầu của Nga không lọc được dầu khai thác ở biển Đông nên phải nhập dầu từ Trung Đông, còn dầu khai thác ở biển đông thì bán cho nước khác.
bash.gif
Nó lọc được bác à, nghe thằng bạn làm bên PV Oil nói xăng Dung Quốc chứa nhiều lưu huỳnh nên không xài được, phải chở ra nước ngoài nhờ người ta khử bớt lưu huỳnh rồi chở về => giá thành phẩm đội lên, nghe đâu tính ra nó có giá hơn 20k/lit vào thời điểm xăng bên ngoài có 16k một lít.
<h1>Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cố gắng sớm vận hành trở lại</h1> Thứ Năm, 31/03/2011 00:19
<h3>(NLĐ) - Ngày 30-3, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất), cho biết: Theo kế hoạch, từ ngày 23-3, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chủ động dừng toàn bộ hệ thống để kiểm tra kỹ thuật thiết bị, phụ tùng.</h3> Dự kiến ban đầu, việc dừng kiểm tra nhà máy kéo dài khoảng 2-3 tuần. Thế nhưng trước tình hình giá xăng dầu thế giới và trong nước biến động, Công ty TNHH Lọc - Hóa dầu Bình Sơn huy động toàn bộ hơn 1.000 kỹ sư, công nhân của nhà máy và khoảng 60 chuyên gia của tổ hợp nhà thầu Technip, nhà thầu bảo dưỡng SK (Hàn Quốc), nhà cung cấp bản quyền công nghệ (Pháp) cùng tham gia đợt tổng kiểm tra này với cường độ làm việc 24/24 giờ.

http://nld.com.vn/2011033...m-van-hanh-tro-lai.htm
Nhục thiệt chứ, đường đường là nhà máy lọc dầu duy nhất và lớn nhất tại VN mà thông tin tăng giá xăng cũng không nắm và không biết còn thua các chủ cây xăng tầm thường, trong khi ng ta vay tiền nhập xăng để kiếm lợi nhuận thì mình đi bảo trì. Nói thật chứ mấy cái hành động này mà ở VN thì chỉ có tham nhũng mà ra thôi, em thì ko tin cái nhà máy lọc dầu này lại không biết, các ông này từ trước tới giờ có ông nào vì dân như lời của Bác Hồ đâu. Em mà có đủ quyền hạn kiểm kê toàn bộ tài sản các ông này xem có được 1 ông trong sạch hay không, chứ em là em không tin tại VN có 1 ông trong sạch (đang đương chức nhé các bác, chứ còn về hưu thì...).
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
9/5/10
1.812
3.817
113
Cái Dung Quất nhằm mục đích an ninh năng lượng, còn về hiệu quả kinh tế thì kg cần quan tâm .
 
Bò Hóng
13/12/06
8.376
74.451
113
Himlam nói:
Cái Dung Quất nhằm mục đích an ninh năng lượng, còn về hiệu quả kinh tế thì kg cần quan tâm .
Nếu chính xác hơn là an ninh quốc gia, an ninh chính trị kìa:D
 
Hạng D
10/11/07
4.987
25
0
HCM
www.esoft-vn.com
bravia nói:
Himlam nói:
Cái Dung Quất nhằm mục đích an ninh năng lượng, còn về hiệu quả kinh tế thì kg cần quan tâm .
Nếu chính xác hơn là an ninh quốc gia, an ninh chính trị kìa:D
Em xin các bác tỉnh táo đánh giá lại hiệu quả của Dung Quất.
Đầu tư xong DQ, chỉ mới 9 tháng trong năm 2010, nộp NS là 10.000 tỷ đồng. Có nghĩa là có thể thu hồi vốn sau 5 năm. DQ có 2 vấn đề lớn
1. Quá trình đầu tư quá chậm, làm cho hiệu quả giảm, nếu sớm hơn chỉ 3 năm thôi thì đến giờ đã thu hồi gần đủ.
2. Vị trí DQ chưa phải là đắc địa, vì xa thị trường tiêu thụ lớn nhất là Nam Bộ->chi phí vân chuyển sản phẩm phát sinh. Tuy nhiên việc này có thể châm chước bởi hiệu quả đầu tư vào vùng nghèo. Chi phí để vận chuyển dầu thô thì thực ra không tăng nhiều vì từ Trung Đông hay Nam Mỹ đến DQ hay VT thì cũng như nhau thôi.
 
Status
Không mở trả lời sau này.