dawmgoodman ® nói:
2. Chỉ có hành vi chuyển hướng khi xe từ bỏ tuyến đường mặc định đang đi để rẽ qua ngã rẽ khác hay còn những nơi khác nữa?
Thứ nhất, trong Điều 15 của Luật GTĐB có quy định:
Điều 15. Chuyển hướng xe
...
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Như vậy, ngay cả khi chúng ta còn trên con đường mặc định, nhưng quay đầu tại những nơi chẳng cần có giao lộ cũng là hành vi chuyển hướng xe.
Thứ nhì, có rất nhiều hành vi chuyển hướng, ví dụ như khi chuyển làn (đ 13), khi vượt xe (đ14), xin vào đường cao tốc (điều 26). Tuy nhiên, do những hành vi này nằm trong một hành vi tổng thể khác (chuyển làn, vượt xe, vào đường cao tốc), nên đã được luật quy định luôn vào trong những Điều khoản 13, 14, 26 nhưng 1 phần của các hành vi này.
Như vậy, quan điểm "chỉ có hành vi chuyển hướng khi xe từ bỏ tuyến đường mặc định đang đi để rẽ qua ngã rẽ khác" là sai, vì còn nhiều hành vi khác được xem là chuyển hướng theo luật GTĐB.
Em phản bác quan điểm này của bác!
Thứ nhất,bác không được viện dẫn từ các luật, công ước khác nếu Luật GTĐB Việt nam không đề cập đến vì chúng thể hiện ý chí hoàn toàn khác nhau cho dù phù hợp hay không phù hợp.
Thứ hai, em đồng ý là về mặt ngữ nghĩa thì các hành vi chuyển làn, quay đầu, tấp vào lề... như bác nói đều là hành vi "chuyển hướng" nói chung khi xét trên khía cạnh vật lý + hình học + cơ khí + địa lý... Tuy nhiên khi áp dụng vào Luạt GT thì chuyển làn phải được xem xét là 1
hành vi riêng biệt vì nó có các quy định và chế tài riêng ( hành vi "chuyển làn đường" ở Đ.13, hành vi "vượt xe" ở Đ.14 cho dù các hành vi này xét trên các khía cạnh đã nói trên đều cần phải "chuyển hướng").
Như vậy, hành vi "chuyển hướng" theo Luật GTĐB Việt nam chỉ bao gồm các hành động: rẽ sang đường hoặc phần đường khác (Đ.15. 2); quay đầu (Đ.15. 3).
Điều 15.2: Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho
người đi bộ,
người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các
xe đi ngược chiều
Xin hỏi bác chủ các yếu tố bôi đen xuất hiện khi nào? Trả lời là chúng chỉ xuất hiện khi ta có giao cắt với phần đường khác hoặc đường khác. Nếu giao cắt với “làn đường” khác thì phải hành xử theo điều quy tắc “chuyển làn đường” chứ không phải “chuyển hướng”. Xét trên quan điểm này thì quan điểm của bác SGB về “ chuyển hướng là từ bỏ…” là đúng.
“Như vậy, quan điểm "chỉ có hành vi chuyển hướng khi xe từ bỏ tuyến đường mặc định đang đi để rẽ qua ngã rẽ khác" là sai, vì còn nhiều hành vi khác được xem là chuyển hướng theo luật GTĐB.”
Bác chủ dùng khái niệm”quay đầu xe” để dẫn chứng theo như nhận định trên là không đúng. Như em đã phân tích bên trên thì “quay đầu xe” cũng là hành vi “rẽ sang đường/phần đường khác”, tức là hành vi “chuyển hướng”. Có lẽ vì bác chủ hiểu khái niệm đường khác ở đây là phải … đường mang tên khác nên cho rằng khi rẽ hướng 180 đọ (quay đầu) sang phần đường ngược lại không phải là “từ bỏ phần đường đang đi”. Khi quay đầu rẽ sang phần đường ngược lại (có giao cắt với các xe ngược chiều) tức là bác đã rẽ sang đường khác theo tinh thần của Luật giao thông chứ không phải là vẫn đi trên con đường ban đầu mang tên A, B, C…
Có gì chưa đúng, bác chỉ giáo them cho em!