Quan điểm xi nhan để các lái xe phía sau biết ý định của mình là hoàn toàn chính xác, và cả phía trước ngược chiều và 2 bên đường khi ở giao lộ nữa nha bác.Em nghĩ, để giải thích triệt để cho vấn đề này, mình phải bàn luận thêm ý nghĩa signal (xi-nhan) dùng để làm gì các bác ạ.
Theo em, signal (mà theo đúng theo cái nghĩa đen nhất trong tiếng Anh của nó) là để báo hiệu. Signal cho ai? (đối tượng của việc signal) Tất nhiên là signal cho những xe đi sau. Signal để làm gì? Để báo hiệu về ý định của mình cho những người đi sau biết. Như vậy signal trái có nghĩa là muốn báo hiệu cho người sau biết là "tôi muốn đi sang bên trái", signal phải có nghĩa là "tôi muốn đi sang phải". "Sang trái", "sang phải" so với ai? Tất nhiên là so với người đi sau mình. Từ đó có thể trả lời được những câu hỏi của bác @dawmgoodman. Quan trọng ở đây là khi bác vào đường B, C hay D, là bác đang muốn đi sang trái, hay sang phải so với người đi sau, từ đó có tín hiệu tương ứng chứ ko phải so với con đường bác đang đi. Ngay cả khi chuyển làn hay bất cứ hành vi "chuyển hướng" nàom mà bác dawm nêu ra đều có thể áp dụng cách này để xác định là xinhan trái hay phải.
Hệ thống luật của mình hiện tại còn khá máy móc chứ chưa có đủ linh hoạt nên các bác cứ đem từng câu chữ trong luật ra đánh đố nhau thì đúng là có cãi nhau đến tết thật
Riêng em thì có một câu chuyện thú vị thế này, em đi từ Điện Biên Phủ rẽ phải vào đường Nguyễn Bỉnh Khiêm không bật xi-nhan, lúc đó 2-3h sáng, đường vắng hoe, ko một bóng phương tiện giao thông. Em vừa vào đầu Nguyễn Bỉnh Khiêm thì bị 1 tổ CSGT chặn lại, hỏi em sao ko bật xi nhan. Em mới hỏi lại thế bật xinhan để làm gì thì được trả lời là để báo hiệu cho phương tiện phía sau biết. Em mới nói là ko có một bóng phương tiện nào di chuyển thì tôi báo hiệu cho ai? Thế là mấy chú im và cứ khăng khăng nói em phạm luật. Ok, luật quy định như thế thì đúng là phạm luật thật, em chấp nhận lấy biên bản đóng phạt thôi. Nhưng mà cách xử lý như thế này là quá máy móc. Ngay cả trong luật ghi rõ là khi chuyển hướng yêu cầu phải bật xi nhan để báo hiệu cho phương tiện phía sau biết ý định chuyển hướng nhưng cũng đâu có quy định rõ là khi không có phương tiện nào phía sau thì có cần phải bật xi nhan hay ko. Có lẽ lúc lập ra luật, các nhà làm luật có một niềm tin chắc chắn rằng lúc nào cũng phải có ít nhất 2 xe gần nhau trên bất kỳ 1 đoạn đường nào, nên chỉ cần ra luật phải xi nhan chứ ko cần ra luật trường hợp nào ko cần xinhan
Riêng cái khoản "ko có một bóng phương tiện nào di chuyển thì tôi báo hiệu cho ai?" là bác chủ quan quá, xe 4b hay 2b gì đi nữa cũng có điểm mù và những sự kiện đột ngột, ko ngờ tới được, nhất là trời tối. Nên Luật qui định lúc nào cũng phải xi nhan và phạt bác là đúng.