Hạng F
11/1/10
6.129
64.611
113
Nguyễn nói:
Một bài báo viết quá chủ quan nên người đọc hiểu sai tùm lum.

1. Thực chất theo em nghĩ là Bác tài này chạy ẩu, không làm chủ tốc độ, tuy người qua đường sai nhưng nếu Bác tài chạy đúng tốc độ thì tai nạn (nếu có) chỉ xảy ra đối với người qua đường thôi. Và nếu chỉ có vậy thì Bác tài không có tội.

Ở đây, sau khi tông người qua đường, xe còn làm thêm 2 người chết & 9 người bị thương, chưa tính thiệt hại vật chất.

2. Xe là "nguồn nguy hiểm cao độ", xe gây ra thiệt hại (vật chất) trong trường hợp này thì chủ xe phải bồi thường theo quy định của Luật DS là đúng đấy Bác MGconstruction ạ! Các Bác có xe mà cho mượn, bán xe không sang tên... cũng nên chú ý chuyện này, mất tiền & rước rắc rối như chơi!
1. Em đồng ý với bác điểm này. Mới chỉ là sơ thẩm thôi, ra phúc thẩm chắc chỉ còn 5-6 năm thôi, tùy theo mức độ khắc phục, còn chạy chọt nữa.
2. Chủ xe phải bồi thường là đúng luật rồi, nhưng Luật của mình quá củ chuối và đầy mâu thuẫn. Ví dụ: bạn (có bằng lái) mượn xe mình đi mà gây tai nạn thì mình ko phải bồi thường còn tài xế lái xe thuê cho mình (cũng có bằng) thì mình lại bồi thường. Nói như bác vậy cho mượn xe máy gây tai nạn chết người thì chủ xe có phải bối thường ko?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
6/3/08
4.053
8.227
113
Sàigòn
cpkhanhhung nói:
1. Em đồng ý với bác điểm này. Mới chỉ là sơ thẩm thôi, ra phúc thẩm chắc chỉ còn 5-6 năm thôi, tùy theo mức độ khắc phục, còn chạy chọt nữa.
2. Chủ xe phải bồi thường là đúng luật rồi, nhưng Luật của mình quá củ chuối và đầy mâu thuẫn. Ví dụ: bạn (có bằng lái) mượn xe mình đi mà gây tai nạn thì mình ko phải bồi thường còn tài xế lái xe thuê cho mình (cũng có bằng) thì mình lại bồi thường. Nói như bác vậy cho mượn xe máy gây tai nạn chết người thì chủ xe có phải bối thường ko?

Nguyên văn điều luật nó đây Bác ạ, áp dụng nó thì tùy thuộc vào rất nhiều vấn đề khác, nên em chưa bàn:

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
 
Hạng C
11/9/10
554
296
63
Chào AE OS,

Xin thành tâm chia buồn với thân nhân những người tử nạn. Cầu cho linh hồn của những người đã khuất sớm về miền cực lạc.

Cho mình đóng góp vài suy nghĩ nhỏ sau:

Về phía tài xế:
- Không làm chủ được tốc độ ( không biết có vượt quá tốc độ hay không?)
- Không tập trung khi điều khiển phương tiện giao thông (hay dùng câu thiếu quan sát phía trước cũng được). Vì theo luật khi điều khiển giao thông dù trên đường cao tốc hay đường trong khu dân cư lái xe phải đảm bảo an toàn cho mình và cho những người tham gia giao thông khác. Đảm bảo an toàn là: chú ý các chướng ngại vật trên đường, khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác kể cả người đi bộ, chú ý động vật băng ngang…Trong trường hợp này lái xe đã không tập trung nên khi phát hiện ra người đi bộ ( là anh Phạm Xuân Định ) băng ngang đã không thắng kịp, dù đã cố tránh nhưng vẫn gây ra cái chết cho anh Phạm Xuân Định chứng tỏ khoảng cách giữa xe và người đi bộ băng ngang quá gần.
Về phía người đi bộ qua đường:
- Lỗi của người đi bộ là hiển nhiên vì: Băng qua đường không đúng quy định và thiếu quan sát ( có một số tờ báo đưa tin là lỗi một phần[/i] của người đi bộ qua đường, theo mình là chưa chính xác, đây là lỗi hoàn toàn của người qua đường), và cái giá phải trả cho lỗi trên là cái chết của anh Phạm Xuân Định. Theo phong tục của người Việt Nam ( trong sinh hoạt xã hội cũng như trong việc thi hành luật pháp) thi chết là hết, là xong chuyện. Nhưng chúng ta đang hướng đến một xã hôi công bằng và văn minh mọi vấn đề được giải quyết bằng luật pháp thì người chết không thể là hết trách nhiệm liên quan nếu như hậu quả để lại cho người khác, cho xã hội là quá nghiêm trọng, quá nặng nề. Nhưng thôi trong forum nhỏ này chúng ta chỉ bàn đến những vấn đề liên quan đển vụ tai nạn này, còn đi sâu vào việc góp ý hoàn thiện và sữa đổi luật pháp thì đó là chuyện của Quốc Hội.[/i]

Vậy nếu tài xế tuân thủ đúng những điều trên khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì chắc chắn không có vụ tan nạn thảm khốc trên ( trừ trường hợp cố tính tử tự[/i]), như vậy tài xế cũng có lỗi.
Nếu vụ tai nạn chỉ gây ra cái chết cho một mình anh Định thì tài xế và chủ phương tiện sẽ phải chịu mức án và mức bồi thường ít hơn rất nhiều.
Còn sau đó tài xế tiếp tục gây ra tai nạn làm chết thêm 01 người và 09 người bị thương thì lỗi này hoàn toàn thuộc về tài xế. "Hội đồng xét xử nhận định mặc dù vụ tai nạn nằm ngoài ý định chủ quan của bị cáo nhưng do hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" ( Mức án là như thế nào và bồi thường thiệt hại ra sao thì luật pháp đã qui định rõ từ trước khi vụ tai nại sảy ra rồi, trong khung hình phạt bao giờ cũng có mức từ thấp đến cao, áp dụng mức nào thi liên quan đến nhiều thứ lắm: tình tiết giảm nhẹ, thái độ hợp tác với cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng…, quá trình khắc phục hậu quả cho người bị hại, công luận, dư luận… rối nhiều khi ngàn kim cong công lý thì sao…biết làm sao hết được!)

Như thế tài xế bị phạt tù và chủ phương tiện phải bồi thường là không oan. ( chuyện chủ phương tiện không trực tiếp gây tai nạn mà vẫn phải bồi thường thì chúng ta sẽ thảo luận với nhau vào dịp khác.)[/i]
[/i]


 
Hạng D
13/8/10
1.776
121
63
FFC
Góc độ cá nhân em xin góp ý vài dòng.
Trước mắt là chia buồn cùng gia đình tài xế cùng gia đình nạn nhân. Em nghĩ em hay các bác đều không thích mấy bác băng qua đường ẩu hay các bác chạy ẩu nên lên án là đúng. Nhưng vấn đề không chỉ nằm ở cái lý mà còn là cái tình nữa. Ai đúng, ai sai chưa biết, có thể sẽ được làm rõ, cũng có thể sẽ mãi chẳng được làm rõ. Nhưng có người chết, có người đi tù. Liệu gia đình của các bác ấy có đau buồn? kinh tế có bị ảnh hưởng? tinh thần có thể bị sa sút?

Về tình bác tài xế không sai khi cố gắng không để một người mất mạng ngay trước mũi xe mình. Dám hỏi các bác biết luật liệu có nỡ đâm thẳng? Tốc độ, cứ cho là bác ấy chạy quá tốc độ nhưng em tin khi đi những tuyến này thì không ít bác cũng có lúc chạy như thế. "Cảnh giác"? Đoạn này có rào chắn cao, có chông nhọn, người đi đường lót cả trái dừa để leo qua, cây trồng nhiều khuất liệu các bác có đủ để phòng xa? Thậm chí có trường hợp em biết đang chạy vù vù thì gặp xe đạp chạy ngược chiều sát con lươn :D thử hỏi có né được không. Thôi cũng do may rủi.

Về người đi bộ? Ừ thì băng qua đường mà không nhìn vậy là sai thật, nhưng nếu là các bác liậu các bác có đủ can đảm đi bộ 2,3 km đến ngã tư rồi băng qua đường theo đèn? Đó là chưa kể đôi khi em đi bộ cũng có tư tưởng "có đi ngã 4 thì cũng có bác đâu dừng đèn? cũng vậy! cứ băgn đại) và rồi nhiều khi thành thói wen, mất tập trung thì ... về tình cũng là mạng người, cũng có người mất đu người thân..

Có trách chỉ biết trách có những người biết mà vẫn chưa đủ đk để giảii quyết hết tồn đọng để giao thông đc an toàn hơn cho cả người đi bộ lẫn các bác tài và rồi án phạt đưa ra không chút suy xét..

Vài lời của em.
 
Hạng C
28/7/10
683
1
0
39
Các bác cũng nên cảnh giác QL22! Do cây xanh khuất tầm nhìn chiều ngược lại. Đặc biệt những người dân ở khu vực này cực kỳ liều. Họ chạy ngang qua QL một cách bình thản. Họ ko hề biết 1 bước chân thôi là đứng giữa sự sống và cái chết. Mong hệ thống luật pháp VN sẽ hoàn thiện hơn, để cán cân công lý đúng với cái chất của nó.
 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.611
113
Nhuong Lam nói:
Các bác cũng nên cảnh giác QL22! Do cây xanh khuất tầm nhìn chiều ngược lại. Đặc biệt những người dân ở khu vực này cực kỳ liều. Họ chạy ngang qua QL một cách bình thản. Họ ko hề biết 1 bước chân thôi là đứng giữa sự sống và cái chết. Mong hệ thống luật pháp VN sẽ hoàn thiện hơn, để cán cân công lý đúng với cái chất của nó.
Em thấy trong vụ này pháp luật VN có gì là ko ổn đâu.
1. Anh Định là người có lỗi chính trong tai nạn giữa anh ấy và ô tô tải. Nếu tài xế tải xử lý đúng (đúng tốc độ, nhả ga, rà thắng, không đánh lái) thì khi ấy sẽ xử lý bồi thường cho xe tải, mà xe tải đụng vào người đi bộ thì hư gì đâu, trừ khi bị lật.
2. Anh Định chẳng có lỗi gì trong việc tài xế mất lái đâm 9 người.
3. Chỉ hơi lăn tăn cái phần bồi thường của chủ xe thôi, thấy ko logic lắm.Nhưng thôi, Vn có câu: nắm thằng có tóc... A Định thì chết rồi, tài xế thì trên răng dưới .... Hehehe. SR mọi người nhé.
 
Hạng B2
1/2/10
240
21
28
37
Gia Nghia, Dak Nong
nói như anh cũng không được.. khi xảy ra tình huống thì bản thân lx chỉ nghỉ là làm sao để hạn chế tối đa va chạm thôi,khó mà lường trước được sau đó sẽ như thế nào. Đúng là tòa xử như vậy thì cũng chưa được thỏa đáng lắm, mư\cs án gần như ngang với người điều khiển phương tiện không có gplx
bash.gif
.
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Còn thế này:  Hai chú chở nhau bằng 2B, chú sau quá giang. 2B ủi cột đèn, chú lái què, chú sau die> Tòa sẽ phán thế nào các bác?
 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.611
113
phantan nói:
Còn thế này: Hai chú chở nhau bằng 2B, chú sau quá giang. 2B ủi cột đèn, chú lái què, chú sau die> Tòa sẽ phán thế nào các bác?

Cái này gặp rồi. thằng hàng xóm em chạy xe 50cm3 thôi nhưng chở 3 người. Con bồ ngồi sau, thằng bạn ngồi trước. Tự gây tai nạn, thằng bạn die, 2 đứa nó chỉ bị thương nhẹ. Ra tòa, tòa hỏi: Ai cầm lái, thằng cu nói: dạ em. Thằng em bị 24 tháng tù giam mặc dù đã bãi nại và gia đình nạn nhân (sát vách) còn có lời xin tại tòa.
 
Tập Lái
5/4/10
36
0
6
BIDC
Nguyễn nói:
Một bài báo viết quá chủ quan nên người đọc hiểu sai tùm lum.

Thực chất theo em nghĩ là Bác tài này chạy ẩu, không làm chủ tốc độ, tuy người qua đường sai nhưng nếu Bác tài chạy đúng tốc độ thì tai nạn (nếu có) chỉ xảy ra đối với người qua đường thôi. Và nếu chỉ có vậy thì Bác tài không có tội.

Ở đây, sau khi tông người qua đường, xe còn làm thêm 2 người chết & 9 người bị thương, chưa tính thiệt hại vật chất.

Xe là "nguồn nguy hiểm cao độ", xe gây ra thiệt hại (vật chất) trong trường hợp này thì chủ xe phải bồi thường theo quy định của Luật DS là đúng đấy Bác MGconstruction ạ! Các Bác có xe mà cho mượn, bán xe không sang tên... cũng nên chú ý chuyện này, mất tiền & rước rắc rối như chơi!

Đồng ý với bác,
MGconstruction nói:
Lỗi của thằng khỉ kia hoàn toàn rồi gây liên đới cho cái chết của 2 người khác trong quán cafe nữa. Tài xế nếu có lỗi là vi phạm quá tốc độ quy định nếu chứng minh được thì 8 năm tù là đúng, còn kiểu chụp mũ tài xế đụng chết người là có lỗi bất kể ra sao đúng là luật củ chuối thiệt.
Trường hợp gây tai nạn như thế chủ xe chịu trách nhiệm liên đới mới thiệt là mắc cười. Bác nào là luật sư trong này có thể tư vấn em biết với, tại sao có tai nạn là lôi chủ xe ra chịu trách nhiệm. Nếu như xe hết hạn kiểm định (xe không đạt yêu cầu tham gia giao thông), thuê tài xế không có bằng lái thì lỗi của chủ xe là đúng. còn đằng này xe còn hạn kiểm định, tài xế tốt có bằng lái, có hợp đồng lao động hẳn hoi thì cho hỏi chủ xe bi lỗi gì mà phải là người chịu trách nhiệm đền bồi chính nếu tai nạn không do mình gây nên xảy ra???

Luật VN là thế mà, ô tô được định nghĩa là: Nguồn nguy hiểm cao độ" lưu thông trên đường phố. Chỉ khi nào VN sửa luật lại thì mới ổn. Tuy nhiên điều này ...khó.

Nhân đây em kể câu chuyện vui thế này:
- Ở VN: hồi iem học lái xe từ năm nào ấy chả nhớ, ông thầy hỏi thế này: giả sử bạn đang lái xe chở 4 người, gặp 1 người đi xe 2 bánh bị tắt máy và dừng lại trước đầu xe ( giả thuyết là ô tô đi tốc độ đúng quy định, đúng làn đường, người xe máy đi sai làn và bị tắt máy nhé).
khả năng 1: thắng không kịp và cán chết người lài xe máy.
khả năng 2: đánh tay lái lao vào con lươn hoặc ủi vào...cột điện làm chết 3 người ( tài xế sống nhé).
khả năng .. n: không có, chỉ có 2 PA trên mà thôi, chỉ lựa 1 trong 2 PA trên thui. Vì đây cũng chỉ là phần hướng dẫn trong việc lựa chọn...tai nạn, đương nhiên thực tế còn nhiều PA khác nữa, nhưng mình sẽ không đề cập đến.
Vậy bạn chọn PA nào để giải quyết? Thầy giáo bảo: ủi người đi xe máy chết và .... bồi thường tá lả cho gia đình nạn nhân và xin ...bãi nại ( đây chỉ là phần dành cho tài xế, coi như tài xế là chủ xe).
Và đây là PA ...chết người nhẹ nhất mà tài xế và lựa chọn dẫu biết đằng nào cũng bồi thường và thậm chí ...ủ tờ cho 1 lỗi không do mình gây ra. Vì theo Luật VN con người là quan trọng nhất, đúng không hả mọi người?
iem ấn tượng mãi đến giờ, vẫn lăn tăn quá.
- Ở nước ngoài ( Sing, Úc, Pháp v.v....): giả sử người đi bộ không đúng phần đường hoặc theo đèn tín hiệu v.v...., gặp ô tô gây tai nạn thì người đi bộ phải chịu trách nhiệm đền bù cho tổn thất do xe ô tô phải né bạn ( thắng gấp xe khác ủi đít, đánh tay lái leo lề/ lươn gây hỏng xe v.v..) và phạt do đi ẩu. Trường hợp bạn chết không những không " được " đền bù mà còn phải dùng tài sản theo thừa kế để đền bù. Luật họ là ai sai phải đền.

Gía xe ở Vn đắt gấp 3 lần ở USA nhưng dân ta vẫn mua ầm ầm, vì sao? Vì xe ở Vn được xem là "TÀI SẢN", còn ở USA chỉ là phương tiện ( trừ xe quá xịn cả trăm ngàn USD trở lên thì ở đâu cũng là TÀI SẢN cả)

Dân ta vẫn có quan điểm: xe to " phải" đền xe nhỏ theo đại loại như sau: tải> khách> oto con> xe máy> đạp> đi bộ> người nằm thẳng cẳng giữa đường (thậm chí chết rồi nữa, hehehe)...

Chỉ khi nào luật thay đổi, nhận thức con người VN khi tham gia lưu thông thay đổi thì mới có việc ai sai phải đền bù.

Còn vụ người đi bộ đột ngột nhảy xổ ra từ con lươn thì iem chứng kiến 1 lần ở ngã tư hàng xanh, hồi mới làm xong con lươn ( đâu chừng 10 năm rùi), 1 bà khoảng hơn 50 tuổi nhảy xổ ra từ lùm cây đoạn gần hết con lươn thì 1 ô tô lưu thông theo hướng từ cầu SG về ngã 4 hàng xanh. Kết quả là xe o tô tung bà ấy lên văng xa tầm 5 m và bà ấy nằm thẳng cẳng lun (oto chạy khoảng tầm 40km h thui , iem đi 2 bánh đằng sau oto 1 chút) . Từ ấy em mà chạy ô tô em cạch cái vụ sát mép con lươn xa lộ, dù là thấp hay cao, biết đâu có thằng điên nó nhảy xổ ra mình ..ăn đủ.

Vài ký kiến góp cùng các bác ợ .
42.gif