Em cũng biết thực trạng bác nêu. Tuy nhiên không phải tất cả học sinh đều như vậy. Lúc trước mình học ở Bách Khoa TP HCM, thấy nhiều bạn học hành rất nghiêm túc, không phải chỉ có những bạn sinh viên vùng quê nghèo mà có nhiều bạn nhà ở TP, điều kiện gia đình cũng khá nhưng học rất cừ. Học trực tuyến đòi hỏi khả năng tự học cao và quyết tâm thực sự nên mình không hi vọng sẽ có quá nhiều người đăng ký. Và thực tế cũng cho thấy trong các trương trình đại học trực tuyến hiện tại tỉ lệ bỏ cuộc giữa chừng cũng không phải là ít. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 600 ngàn người đi thi đại học, nhiều người đậu đại học nhưng không có tiền để học, trong khi tỉ tệ học đại học của Việt Nam chỉ bằng 1/4 Thái Lan, 1/7 Úc, khát khao học đại học là rất lớn trong khi cơ hội quá ít và chất lượng giảng dạy thì quá tệ. Nhiều người mong muốn du học nhưng đâu phải ai cũng đủ điều kiện. Ngoài ra những người đang đi làm có thể học thêm để nâng cao kiến thức, thử lĩnh vực mới. Chỉ cần 1 tỉ lệ nhỏ trong số này theo học là đã có một lượng sinh viên rất lớn. Chi phí cực thấp, chủ động thời gian, được tiếp cận với bài giảng của các giáo sư giỏi nhất thế giới, của các đại học hàng đầu thế giới, khả năng tiếng anh cực tốt khi ra trường là những điểm hấp dẫn ở cách học này. Làm việc với cơ quan nhà nước, mấy công ty bèo nhèo mới đặt nặng bằng cấp, những công ty nước ngoài em thấy họ chú trọng năng lực thực tế hơn, kiểm tra kỹ năng rất kỹ, phỏng vấn nhiều vòng, không ít sinh viên Bách Khoa đi làm mấy năm rồi mà vẫn chưa có bằng đại học vì còn nợ 1 vài môn. Thực sự giỏi thì có nhiều cơ hội, không cần lo lắng chuyện bằng cấp. Nhiều sinh viên ra trường không xin được việc không phải vì thừa sinh viên mà là vì không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, quá yếu để làm được việc.
Cảm ơn Cụ Bùi đã góp ý.
Mong các bác ném thật nhiều đá tảng.
Cụ Bùi nói:
Người Việt Nam học là vì cái bằng, vì sĩ diện và vì gia đình yêu cầu học chứ không phải học vì muốn học hỏi để trau dồi kiến thức cho chính bản thân. Cụ cứ nhìn văn hoá đọc của bọn trẻ là cụ biết ngay nhu cầu thông tin của bọn nó. Những trang web kiểu thế này có thể thành công ở Sing, ở Hongkong ở Úc chứ không thể thành công ở Việt Nam được.
Nếu làm một cái thống kê nhỏ thì cụ biết ngay trong giờ giải lao, học sinh sinh viên Việt Nam nó làm gì thì em cá với cụ 60%-70% vào mạng chơi game, chat chít, nghe nhạc và đọc báo, 30% vào xem phim 18+ vào download ảnh lộ hàng, 10% là thư từ. Cụ ạ, bọn trẻ con Việt Nam buồn cười lắm, nó coi thi được vào đại học là xong nghĩa vụ học với phụ huynh chứ nó không coi, vào đại học mới bắt đầu việc học.
Chả nói đâu xa, cụ cứ hỏi các cụ trên này thì biết lúc làm sinh viên các cụ ý có mấy lần tạt được qua cái thư viện trường!