Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
Em chỉ góp ý với bác thế này:
1. Thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay đang bị hổng rất nhiều về việc đào tạo các kỹ năng (Skill) mềm và cứng. Hầu hết các giáo trình đào tạo tập trung nhiều về lý thuyết, thiếu dẫn chứng và liên hệ trực tiếp với thực tế.
2. Sinh viên hiện nay có phương pháp học tập chưa hợp lý và thậm chí ý thức họp tập không tốt. Củ tỉ là tập trung vào để học thuộc lòng, để thi lấy điểm cao nhưng không ít trường hợp chẳng hiểu nó là cóa mô tê gì.
Chỉ 2 yếu tố này dẫn tới sinh viên ra trường khó được đơn vị tuyển dụng chấp nhận, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp phải chấp nhận làm trái nghề và/hoặc không phù hợp với cái được gọi là "trình độ chuyên môn".
Thời em học Kinh tế Quốc dân (1996 - 2000) cả khóa em 3.000 sinh viên mà tốt nghiệp loại giỏi chỉ có khoảng 20 - 30 người tức nằm trong khoảng 1% trở về. Đến thời cháu em 2006 - 2010 thì tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi gần 10%. Cái loại giỏi ở đây thì nó là sự ảnh hưởng của cái tình trạng mà bây giờ thậm chí các trường tiểu học trên cả nước này đang hiện diện.
Nếu bác lập dự án này thì trước tiên bác phải khắc phục được các điểm yếu mà xã hội đang gặp phải bằng biện pháp/ phương pháp khả thi và có tính thích ứng cao.
 
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Cảm ơn bác koonjang đã góp ý. Em sẽ phải tìm giải pháp cho vấn đề này.
+ Tâm lý người Việt mua bán trên mạng sợ bị lừa đảo nên theo thống kê thì đến 98% là thanh toán kiểu tiền trao cháo múc. Vì vậy em nghĩ có thể cho họ học miễn phí học kỳ đầu. Các học kỳ sau nếu tiếp tục học mới phải đóng phí
+ Với mức học phí thấp, ví dụ 200 ngàn 1 học kỳ, chi phí này rất thấp nếu so với học phí, chi phí nhà trọ, ăn uống đắt đỏ tại các thành phố lớn người học sẽ chi được, hiện nay mỗi lần tải tài liệu, luận văn cũng đã tốn 15000, 30000.... Có thể phân ra nhiều loại học phí cho nhiều hình thức học tập: ví dụ hoàn toàn tự học, có hướng dẫn, có chấm điểm, kiểm tra. Cũng phải tập từ từ để họ làm quen và chấp nhận. Các trang học tiếng Anh trực tuyến cũng đang thu tiền. Vì bài giảng có sẵn, không phải xây dựng nội dung nên sẽ không tốn kém như các dự án học trực tuyến đã triển khai của Việt Nam
+ Học trực tuyến đòi hỏi khả năng tự học cao, tự giác, quyết tâm lớn, nên những người có tâm lý học vì bằng cấp sẽ không thể học được, trước sau gì cũng bỏ cuộc, họ không phải là khách hàng tiềm năng của dự án này. Đối tượng em nhắm đến là những người đam mê học tập thực sự, có tham vọng, cầu tiến nhưng không có điều kiện học đại học, hay không có điều kiện du học. Trong 600 ngàn học sinh dự thi đại học mỗi năm, chỉ vài phần trăm học trực tuyến nghiêm túc thì cũng đã có vài ngàn đến hàng chục ngàn sinh viên. Sau 4 đến 5 năm, khóa đầu tiên ra trường, có kết quả tốt thì sẽ có thêm nhiều người theo học.

+ Mục tiêu của sinh viên khi tốt nghiệp: sử dụng tiếng Anh lưu loát (vì học bằng tiếng Anh), được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến và làm được việc. Mình thấy giáo dục trực tuyến rất phù hợp với lĩnh vực IT, các lĩnh vực sáng tạo vì cần thực tài, ít chú trọng đến bằng cấp. Khi ra trường nếu không xin được việc trong nước có thể tự kiếm việc trên mạng
+ Dự án của bác nói có phải là của một công ty kết hợp với đại học Bình Dương? Giáo dục Việt Nam đã lạc hậu nên mình không đánh giá cao. Mình rất hi vọng sinh viên Việt Nam được tiếp cận với chương trình học của Harvard, MIT vì đây là những trường tốt nhất thế giới, hi vọng có sự khác biệt.



koonjang nói:
Có 2 thứ dẫn đến việc kinh doanh online tại VN có độ rủi ro rất cao, đặc biệt là các dự án kiếm lợi nhuận qua việc thu phí thành viên

1. Thói quen trả tiền cho những nội dung mà họ kỳ vọng là có thể miễn phí

2. Thanh toán online

Riêng dự án eLearning thì dân VN học vì cái bằng cấp (cái này bác Bùi nói rồi)


Ngoài ra dự án bạn nói đã có người làm rồi, tự nhiên mình quên mất tên, họ tổ chức khóa học khá chuyên nghiệp, mời giáo viên dạy rồi phát lại qua internet dưới dạng các video clip. Xem mỗi clip trả từ 3 cho đến 15K/ngày, đủ các khóa. Mình nạp 100K vào, xem được 2-3 clip rồi quên luôn

P.S: @Bùi: Chữ "Buồi" chỉ có nghĩa tục với dân miền Bắc thôi, dân miền Nam không hiểu từ đó, thằng duyệt nội dung chắc dân miền Nam
 
Hạng B2
19/6/12
172
60
28
42
@yTuongMoi em không phải là dân CNTT, trình độ về CNTT xếp loại cận mù.
Đáng nhẽ PM nhưng chưa đủ tuổi!
Em đang ngâm cứu dự án của bác theo hướng kiếm tiền kiểu khác, không quan tâm nhiều về thu phí người dùng và cũng quên luôn chuyện kiếm tiền từ quảng cáo trực tuyến.
Bác cho cái email, em trao đổi thử sau vài hôm nữa để viết cho có đầu có đuôi ... vì em quen bình loạn tự do rồi.
 
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Cảm ơn bác đã góp ý. Em nghĩ với những người không có điều kiện học đại học nhưng khao khát học đại học thì được tiếp cận với chương trình của Harvard, MIT là một cơ hội rất quý. Dự án của Harvard và MIT chỉ mới bắt đầu, chưa đi vào thực tế nhưng em thấy rất triển vọng. Chương trình học của Standford cũng đã có hàng trăm ngàn sinh viên đăng ký, nhiều hơn bất kỳ đại học nào. Học trực tuyến thì không thể yêu cầu ai cũng giỏi hết được, và nhiều người sẽ chán nản, bỏ cuộc giữa chừng, nếu tuyển dụng thì họ phải kiểm tra kỹ. Nếu thực sự giỏi thì khi ra trường có thể kiếm việc trên mạng. Học hành online nếu nghiêm túc sẽ khá hơn nhiều sinh viên truyền thống vì học phải động não nhiều hơn, có thói quen tìm tòi, xử lý vấn đề. So với cách học ở nhiều trường đại học hiện nay vẫn tốt chán. Hiện nay nhiều trường sinh viên học nhếu nháo, cúp học nhiều, chơi game là chính, khi thi thì copy bài của nhau. Trước ngày thi thì gom tiền tặng thầy. Chỉ có cái bảng điểm cao vậy chứ kiến thức chẳng bao nhiêu. Bằng cấp Việt Nam rất kém giá trị. Nếu tự học trực tuyến mà chịu học thì chất lượng hơn nhiều.
REFRESH.OS nói:
Chất lượng và giá trị đào tạo online không đảm bảo kể cả ngay tại bên Mỹ, bằng online thường mức lương không cao. Chẳng qua chỉ là 1 phương tiện bổ sung kiến thức mà thôi. Trong cấu trúc đào tạo của các nước đã phát triển mạnh về nên giáo dục, thì đào tạo online được xem tương đương với chứng chỉ dù là ở bậc đại học hay thạc sỹ. Em tuyển dụng nhân sự mà thấy bằng đại học đào tạo từ xa từ xa hay trực tuyến thường xếp hạng khá thấp khi chọn lựa hồ sơ.
Em nghĩ rằng nếu bác phát triển thư viện trực tuyến sách nước ngoài thì hay hơn và hiệu quả cho xã hội cao hơn đó.
 
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Email của em: [email protected]
Rất mong mail của bác. Thanks

Tạ Biên Cương nói:
@yTuongMoi em không phải là dân CNTT, trình độ về CNTT xếp loại cận mù.
Đáng nhẽ PM nhưng chưa đủ tuổi!
Em đang ngâm cứu dự án của bác theo hướng kiếm tiền kiểu khác, không quan tâm nhiều về thu phí người dùng và cũng quên luôn chuyện kiếm tiền từ quảng cáo trực tuyến.
Bác cho cái email, em trao đổi thử sau vài hôm nữa để viết cho có đầu có đuôi ... vì em quen bình loạn tự do rồi.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Ý tưởng thì hay nhưng khó làm, lợi nhuận cũng khó cao. nếu làm vì mục tiêu phi lợi nhuận sẽ ok hơn. Lúc ấy mình đi tìm đại gia như bầu Đức, bỏ vài triệu uSD để lấy tiếng em nghĩ ko vấn đề, khó là làm sao ổng chịu bỏ tiền :D

Ở đâu cũng vậy, VN hay quốc tế thì đầu tiên họ học vì cái bằng, để kiếm cơm. Cho nên mục tiêu của các hs, bét lắm cũng phải lấy cái chứng chỉ đào tạo từ xa của 1 trường ĐH có tiếng, như kt, luật.... Bác chủ làm sao thuyết phục hs giao sinh mạng cho bác?

Thứ 2 là chi phí bỏ ra. Hầu hết các nước đều có trường đào tạo trực tuyến, và bản quyền cũng khó. Họ xoạn ra để dạy cho riêng hs họ. Có thể cũng có nhiều nguồn free, em nghĩ vấn đề kiến thưc tạm cho qua. Nhưng ở đây là biên dịch lại.
Bởi vì họ dạy theo tây, cho nên sách vở cũng riêng, mỗi trường họ học 1 cuốn sách của ông GS nào đó. Cho nên bài giảng cũng theo sách mà ra.
Tới đây phức tạp, kiến thức gs giảng có thể cho down thoải mái, chứ in sách là tính bản quyền nặng lắm. Trong lớp photo vài trang trong sách cho sv học, họ cũng phải trả bản quyền đấy.

Cho nên nghe mấy ông giảng tùm lum, mà ko có sách tham khảo thì cũng toi. Vì có mấy chục buổi lên lớp, lại ngốn cuốn sách 300 trang, ko có nó tham khảo là mù luôn.
Mình tự biên dịch rồi tham khảo tự xoạn giáo trình, kết hợp đông tây kim cổ thì cũng có thể được, nhưng hao chất xám. Bù lại làm bài bản là lưu trữ thiên thu. Đó là lý do vì sao em nói phi lợi nhuận thì tốt, vì cái này mà bỏ tiền làm, sợ ko nổi. Vừa có tài trợ tiền và công sức, may ra.

Cuối cùng là tiếng anh, để nghe giảng tiếng anh, mà hiểu để ứng dụng. Thì em nghĩ sv ấy cũng ko học từ xa làm gì. trình độ đó, xin làm thêm, dịch thuật, dạy kèm rồi học chính quy, ra ngoài làm cho tây tàu cái rụp.
Họ mà học thì chắc đk vài khóa chuyên đề, mà cái này ko phải thế mạnh của hệ đào tạo từ xa này.

túm lại em ko thấy tính khả thi của hệ này, cả tiếng anh lẫn việt.
Vì cv trong môi trường hiện nay đòi hỏi kỹ năng rất nhiều. học nhóm và làm bài luận chung rất quan trọng. Học từ xa hạn chế quá lớn, cho nên ở các nước, nó chỉ áp dụng cho vài môn học đặc thù có thể dạy từ xa.
Họ có ăn vì thực chất chỉ quay clip bài giảng của lớp thật, nên chả tốn kém gì. Còn mình tay ko bắt giặc thì khó.
 
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Em cũng nghĩ lợi nhuận nếu có là không cao, nhưng vì nền giáo dục nước nhà bê bết quá nên em mới hi vọng dự án này được triển khai. Cũng hi vọng tìm được nguồn tài trợ từ các công ty như Viettel, Vinamilk, … hay bầu Đức như bác nói.

Riêng chương trình học trực tuyến của Stanford đã có hơn 160 ngàn sinh viên tham gia, trong khi điều kiện học đại học của các nước dễ dàng hơn Việt Nam rất nhiều, nên em hi vọng chương trình của Harvard và MIT sẽ có vài ngàn sinh viên đăng ký, số lượng đăng ký sẽ tăng dần theo thời gian nếu chương trình hữu ích. Khi chuyển đổi mô hình kinh tế, sẽ cần những người có năng lực thực sự, giá trị của bằng cấp sẽ giảm dần, người tuyển dụng sẽ chú trọng những ai có thực tài.

Về vấn đề thứ 2 thì dự án của Harvard và MIT có ngân sách 60 triêu USD, là một dự án phi lợi nhuận, học miễn phí nên không lo lắm về bản quyền. Là dự án đào tạo thuần túy trực tuyến để sinh viên khắp thế giới có thể theo học nên không phải lo lắng về vấn đề giáo trình, sách vở như các dự án đào tạo từ xa, các dự án có thu phí hay các chương trình dành riêng cho các sinh viên của từng trường. Sinh viên có thể đăng ký học trực tiếp trên trang của họ, mình lo phần kết nối, hướng dẫn, hỗ trợ học tập: ví dụ làm bài tập nhóm, giải đáp khúc mắc, diễn đàn trao đổi... Phương án dịch bài giảng em cũng đang cân nhắc vì còn phụ thuộc vào việc họ có cho phép hay không và kinh phí để dịch.

Về vấn đề cuối cùng thì do sinh viên yếu tiếng anh nên mới cần trang web mình hỗ trợ để học tốt hơn. Nếu tiếng Anh thực sự tốt thì họ có thể học trực tiếp tại trang web của Harvard, đâu cần mình hỗ trợ. Hỗ trợ học anh văn cũng là một trong những phần quan trọng của ý tưởng này. Với những sinh viên yếu anh văn có thể thời gian đầu chỉ tập trung học anh văn và các kỹ năng mềm, kiến thức IT cơ bản, khi anh văn tương đối mới học các bài giảng tiếng Anh.

Ý tưởng này không nhắm đến việc học vài chuyên đề mà là học đại học thực sự, theo chương trình học của Harvard và MIT (dự án sắp triển khai cho sinh viên toàn thế giới theo học). Đối tượng nhắm đến là những người muốn học đại học nhưng không có điều kiện hoặc những người muốn du học để học tại Harvard nhưng không có khả năng.

Chân thành cảm ơn bác đã góp ý.

sinhviengià nói:
Ý tưởng thì hay nhưng khó làm, lợi nhuận cũng khó cao. nếu làm vì mục tiêu phi lợi nhuận sẽ ok hơn. Lúc ấy mình đi tìm đại gia như bầu Đức, bỏ vài triệu uSD để lấy tiếng em nghĩ ko vấn đề, khó là làm sao ổng chịu bỏ tiền :D

Ở đâu cũng vậy, VN hay quốc tế thì đầu tiên họ học vì cái bằng, để kiếm cơm. Cho nên mục tiêu của các hs, bét lắm cũng phải lấy cái chứng chỉ đào tạo từ xa của 1 trường ĐH có tiếng, như kt, luật.... Bác chủ làm sao thuyết phục hs giao sinh mạng cho bác?

Thứ 2 là chi phí bỏ ra. Hầu hết các nước đều có trường đào tạo trực tuyến, và bản quyền cũng khó. Họ xoạn ra để dạy cho riêng hs họ. Có thể cũng có nhiều nguồn free, em nghĩ vấn đề kiến thưc tạm cho qua. Nhưng ở đây là biên dịch lại.
Bởi vì họ dạy theo tây, cho nên sách vở cũng riêng, mỗi trường họ học 1 cuốn sách của ông GS nào đó. Cho nên bài giảng cũng theo sách mà ra.
Tới đây phức tạp, kiến thức gs giảng có thể cho down thoải mái, chứ in sách là tính bản quyền nặng lắm. Trong lớp photo vài trang trong sách cho sv học, họ cũng phải trả bản quyền đấy.

Cho nên nghe mấy ông giảng tùm lum, mà ko có sách tham khảo thì cũng toi. Vì có mấy chục buổi lên lớp, lại ngốn cuốn sách 300 trang, ko có nó tham khảo là mù luôn.
Mình tự biên dịch rồi tham khảo tự xoạn giáo trình, kết hợp đông tây kim cổ thì cũng có thể được, nhưng hao chất xám. Bù lại làm bài bản là lưu trữ thiên thu. Đó là lý do vì sao em nói phi lợi nhuận thì tốt, vì cái này mà bỏ tiền làm, sợ ko nổi. Vừa có tài trợ tiền và công sức, may ra.

Cuối cùng là tiếng anh, để nghe giảng tiếng anh, mà hiểu để ứng dụng. Thì em nghĩ sv ấy cũng ko học từ xa làm gì. trình độ đó, xin làm thêm, dịch thuật, dạy kèm rồi học chính quy, ra ngoài làm cho tây tàu cái rụp.
Họ mà học thì chắc đk vài khóa chuyên đề, mà cái này ko phải thế mạnh của hệ đào tạo từ xa này.

túm lại em ko thấy tính khả thi của hệ này, cả tiếng anh lẫn việt.
Vì cv trong môi trường hiện nay đòi hỏi kỹ năng rất nhiều. học nhóm và làm bài luận chung rất quan trọng. Học từ xa hạn chế quá lớn, cho nên ở các nước, nó chỉ áp dụng cho vài môn học đặc thù có thể dạy từ xa.
Họ có ăn vì thực chất chỉ quay clip bài giảng của lớp thật, nên chả tốn kém gì. Còn mình tay ko bắt giặc thì khó.
 
Hạng B2
24/9/11
400
15
18
Em théc méc bác yTuongMoi xíu? Vì em cũng là dân cận mù CNTT nữa.
  1. Cách nào bác kiếm được danh sách 1.000 ông giảng viên chịu làm tình nguyện viên giai đoạn đầu cho bác? Vì vô triển khai một thời gian, chỉ còn sót lại một số rất ít
  2. Bác dự tính phải đốt bao nhiêu tiền? trong bao lâu?
Quên mất, cái webiste ra.com.vn
bác nên đem dấu nó đi, khoe ra chán lắm
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Cảm ơn bác nguahoang49 đã góp ý.
Ý tưởng của em còn đang ở giai đoạn sơ khai, khi lập kế hoạch triển khai sẽ đi sâu nghiên cứu những góp ý của bác.
nguahoang49 nói:
Em chỉ góp ý với bác thế này:
1. Thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay đang bị hổng rất nhiều về việc đào tạo các kỹ năng (Skill) mềm và cứng. Hầu hết các giáo trình đào tạo tập trung nhiều về lý thuyết, thiếu dẫn chứng và liên hệ trực tiếp với thực tế.
2. Sinh viên hiện nay có phương pháp học tập chưa hợp lý và thậm chí ý thức họp tập không tốt. Củ tỉ là tập trung vào để học thuộc lòng, để thi lấy điểm cao nhưng không ít trường hợp chẳng hiểu nó là cóa mô tê gì.
Chỉ 2 yếu tố này dẫn tới sinh viên ra trường khó được đơn vị tuyển dụng chấp nhận, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp phải chấp nhận làm trái nghề và/hoặc không phù hợp với cái được gọi là "trình độ chuyên môn".
Thời em học Kinh tế Quốc dân (1996 - 2000) cả khóa em 3.000 sinh viên mà tốt nghiệp loại giỏi chỉ có khoảng 20 - 30 người tức nằm trong khoảng 1% trở về. Đến thời cháu em 2006 - 2010 thì tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi gần 10%. Cái loại giỏi ở đây thì nó là sự ảnh hưởng của cái tình trạng mà bây giờ thậm chí các trường tiểu học trên cả nước này đang hiện diện.
Nếu bác lập dự án này thì trước tiên bác phải khắc phục được các điểm yếu mà xã hội đang gặp phải bằng biện pháp/ phương pháp khả thi và có tính thích ứng cao.
 
Status
Không mở trả lời sau này.