Cảm ơn cụ, ý tưởng nào mà được cụ duyệt chắc sẽ rất khả thi. Em xin được trình bày ý kiến bảo vệ ý tưởng:
Vì dự án edX chưa đi vào thực tế nên em cũng không dám khẳng định họ có cho mình dịch bài giảng của họ không vì vậy mới phải để lững 2 phương án, tùy cơ ứng biến. Nếu được dịch thì mức đầu tư sẽ khác và cách thu chi cũng sẽ khác. Nếu dịch bài giảng thì em định dùng sinh viên đúng chuyên nghành giỏi tiếng anh để dịch, bác xem phương án này có ổn không? Vì là dịch cho sinh viên hiểu bài cũng không cần chính xác chi ly như báo cáo khoa học. Em định bắt đầu bằng nghành công nghệ thông tin, nghành này thì dễ dịch hơn những nghành khác, nhiều từ cũng thông dụng đối với sinh viên IT và gần gũi không cần dịch nữa ví dụ software, PC, labtop, RAM, ROM,... Em thấy mấy slide bài giảng của giảng viên nhiều từ khó dịch là giảng viên để nguyên tiếng anh luôn. Sinh viên công nghệ thông tin cũng phải học nhiều tài liệu tiếng anh nên em không lo lắm, mới đầu mỗi môn học thầy quăng cho cuốn sách tiếng anh 7-8 trăm trang đọc cũng ngán, nhiều từ không biết, nhưng đọc tới đọc lui cũng đoán ra nghĩa và cũng hiểu, kẹt lắm mới phải tra từ điển. Nghành IT mà yếu anh văn quá thì khó mà làm việc. Em chỉ lo mấy nghành khác khó nhai hơn nhưng đó là chuyện của giai đoạn 2 nếu dự án khả thi.
Câu của bác khó dịch quá, em xin đầu hàng vậy.
Em cũng không hi vọng sẽ thu hút được rất nhiều sinh viên tham gia vì cách dạy học này khá đặc thù và lạ lẫm ở Việt Nam. Chỉ nhắm tới những người thực sự ham học. Thời gian đầu, chỉ cần 1% những học sinh có nhu cầu học đại học nhưng không được học tham gia là đủ. Nếu tỉ lệ 1% thì cũng đã có 5000 sinh viên, tương đương với 1 đại học lớn. Trong 2 năm đầu sẽ phải học anh văn rất nhiều (thay vì phải học lịch sử đảng, kinh tế chính trị, chủ nghĩa mác lenin, ….).
Ở đây sinh viên sẽ học theo chương trình edX của Harvard và MIT giống như đi học đại học, nhưng thay vì đến lớp thì học online.
Em dự kiến học môn nào thì tạo chủ đề đó nên nó phải bám sát chủ đề: ví dụ học kỳ này học 8 môn thì có 8 chủ đề tương ứng, tập trung vào hỗ trợ cho bài giảng, ví dụ kỳ này Harvard dạy môn công nghệ phần mềm thì sẽ có thớt công nghệ phần mềm, bám sát vào bài giảng xuyên suốt học kỳ.
Thầy Việt không giảng bài, vì giảng bài là việc của giáo sư Harvard và MIT, sinh viên xem bài giảng của họ để học. Thầy Việt chỉ hỗ trợ quản lý diễn đàn đúng cái môn mà mình dạy để hướng dẫn sinh viên học, cách giải đáp các thắc mắc, cách tìm kiếm thông tin để giải đáp thắc mắc trên tinh thần tự học là chính.
Vì mục đích khác nhau nên đối tượng nhắm tới là khác nhau. Một bên là để hỗ trợ học đại học Harvard trực tuyến, một bên để vào diễn dàn chém gió, tán gẫu, giải trí..., các diễn đàn trên chỉ hỗ trợ phần nào với đủ thứ trên trời dưới đất, thiên về giải đáp thắc mắc, chia sẽ hơn là một chương trình để theo học, đâu có bám sát chương trình học.
Em sẽ cân nhắc kỹ điểm này. Cảm ơn cụ! Khoản này quan trọng nên em phải còn suy nghĩ nhiều vì nguồn thu thực tế nhiều khi khác xa bản kế hoạch kinh doanh khiến nhiều dự án phá sản. Giờ chưa đủ cơ sở để chọn được phương án nào nên em cũng chưa dự đoán được mức thu chi. Có thể cần phải nghĩ thêm cách kiếm tiền mới lạ, khả thi cho nó. Em hi vọng vì ý tưởng này đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước nên sẽ có nhà hảo tâm chiếu cố.
Em sẽ suy nghĩ lại điểm này. Có thể cho sinh viên chọn có plublish bảng điểm hay không. Nếu bảng điểm tốt, bài tập tốt thì tội gì không trưng ra. Ví dụ nhóm làm được 1 ứng dụng iphone, bán được 500 bản, khoe ra vẫn tốt hơn chứ. Một số nhà tuyển dụng cũng muốn liếc qua bảng điểm để biết họ đã học những môn gì, học hành ra sao.
Nói thật lòng, ý tưởng này không phải là ưu tiên số 1 của em. Nếu có thể thu lợi nhuận và có bác nào đứng ra chịu làm em sẽ cố gắng ủng hộ vì lợi ích của nó đem lại cho những người không có điều kiện học đại học là không nhỏ. Nhưng nếu không ai chịu làm thì em sẽ làm nếu nó khả thi.
Cảm ơn Cụ Bùi nhiều!
Mong các bác tiếp tục góp ý.
Cụ Bùi nói:Nghe có vẻ ổn, nhưng điều gì khẳng định các trường cho cụ dịch bài giảng của họ? Điều gì đảm bảo chất lượng dịch của cụ và các cộng sự ngon, đặc biệt với các ngành công nghệ, công nghiệp và các khái niệm mới mang tính học thuật cao khi công nghệ việt nam chưa đạt tới. Em lấy ví dụ: Cụ dịch xuôi cho em câu sau: "Đặc tính đất đá vách của trụ vỉa than của châu thổ sông hồng phức tạp nên công tác chuẩn bị karota lỗ khoan không thể thực hiện được"
Vì dự án edX chưa đi vào thực tế nên em cũng không dám khẳng định họ có cho mình dịch bài giảng của họ không vì vậy mới phải để lững 2 phương án, tùy cơ ứng biến. Nếu được dịch thì mức đầu tư sẽ khác và cách thu chi cũng sẽ khác. Nếu dịch bài giảng thì em định dùng sinh viên đúng chuyên nghành giỏi tiếng anh để dịch, bác xem phương án này có ổn không? Vì là dịch cho sinh viên hiểu bài cũng không cần chính xác chi ly như báo cáo khoa học. Em định bắt đầu bằng nghành công nghệ thông tin, nghành này thì dễ dịch hơn những nghành khác, nhiều từ cũng thông dụng đối với sinh viên IT và gần gũi không cần dịch nữa ví dụ software, PC, labtop, RAM, ROM,... Em thấy mấy slide bài giảng của giảng viên nhiều từ khó dịch là giảng viên để nguyên tiếng anh luôn. Sinh viên công nghệ thông tin cũng phải học nhiều tài liệu tiếng anh nên em không lo lắm, mới đầu mỗi môn học thầy quăng cho cuốn sách tiếng anh 7-8 trăm trang đọc cũng ngán, nhiều từ không biết, nhưng đọc tới đọc lui cũng đoán ra nghĩa và cũng hiểu, kẹt lắm mới phải tra từ điển. Nghành IT mà yếu anh văn quá thì khó mà làm việc. Em chỉ lo mấy nghành khác khó nhai hơn nhưng đó là chuyện của giai đoạn 2 nếu dự án khả thi.
Câu của bác khó dịch quá, em xin đầu hàng vậy.
Cụ Bùi nói:Đến cái trường Đại học là nơi dùng để học bọn nó còn chả thèm vào nữa là cụ lại đi xây một bộ sách tham khảo nâng cao. Mà có gì chắc là các chủ đề của cụ bám được chương trình nó cần.
Riêng nói về Accounting thôi cũng đã có đến hàng trăm loại khoá học từ cơ bản đến nâng cao. Chả lẽ cụ có trên mạng Accounting Equation mà lại không có Debít and Credits? Có Debits and Credits lại không có Present Value? Có present Value mà lại không có Nonmanufacturing overhead và non-profit accounting? Đấy là em mới nói một lĩnh vực nhỏ bằng con kiến thôi đấy!
Em cũng không hi vọng sẽ thu hút được rất nhiều sinh viên tham gia vì cách dạy học này khá đặc thù và lạ lẫm ở Việt Nam. Chỉ nhắm tới những người thực sự ham học. Thời gian đầu, chỉ cần 1% những học sinh có nhu cầu học đại học nhưng không được học tham gia là đủ. Nếu tỉ lệ 1% thì cũng đã có 5000 sinh viên, tương đương với 1 đại học lớn. Trong 2 năm đầu sẽ phải học anh văn rất nhiều (thay vì phải học lịch sử đảng, kinh tế chính trị, chủ nghĩa mác lenin, ….).
Ở đây sinh viên sẽ học theo chương trình edX của Harvard và MIT giống như đi học đại học, nhưng thay vì đến lớp thì học online.
Em dự kiến học môn nào thì tạo chủ đề đó nên nó phải bám sát chủ đề: ví dụ học kỳ này học 8 môn thì có 8 chủ đề tương ứng, tập trung vào hỗ trợ cho bài giảng, ví dụ kỳ này Harvard dạy môn công nghệ phần mềm thì sẽ có thớt công nghệ phần mềm, bám sát vào bài giảng xuyên suốt học kỳ.
Cụ Bùi nói:Thày Việt có giảng nổi bài cho một du học sinh không? Một du học sinh có giảng nổi cho một sinh viên trong nước không?
Thầy Việt không giảng bài, vì giảng bài là việc của giáo sư Harvard và MIT, sinh viên xem bài giảng của họ để học. Thầy Việt chỉ hỗ trợ quản lý diễn đàn đúng cái môn mà mình dạy để hướng dẫn sinh viên học, cách giải đáp các thắc mắc, cách tìm kiếm thông tin để giải đáp thắc mắc trên tinh thần tự học là chính.
Cụ Bùi nói:Điều gì khiến cụ nghĩ trang web của cụ hấp dẫn hơn Diễn Đàn Công Nghệ Việt Nam, hơn Hacker Vietnam Association Online, hay đơn giản là hơn Tinhte đi?![]()
Vì mục đích khác nhau nên đối tượng nhắm tới là khác nhau. Một bên là để hỗ trợ học đại học Harvard trực tuyến, một bên để vào diễn dàn chém gió, tán gẫu, giải trí..., các diễn đàn trên chỉ hỗ trợ phần nào với đủ thứ trên trời dưới đất, thiên về giải đáp thắc mắc, chia sẽ hơn là một chương trình để theo học, đâu có bám sát chương trình học.
Cụ Bùi nói:Cụ PM hỏi cụ Hải lơ xe xem cái OS này bao nhiêu lâu mới kiếm được hợp đồng quảng cáo một cách chuyên nghiệp? Giờ thằng OS này thu phí một phát chắc khoảng 2 tuần thì lượng người truy cập chắc đếm được hết bàn chân thứ nhất![]()
Em sẽ cân nhắc kỹ điểm này. Cảm ơn cụ! Khoản này quan trọng nên em phải còn suy nghĩ nhiều vì nguồn thu thực tế nhiều khi khác xa bản kế hoạch kinh doanh khiến nhiều dự án phá sản. Giờ chưa đủ cơ sở để chọn được phương án nào nên em cũng chưa dự đoán được mức thu chi. Có thể cần phải nghĩ thêm cách kiếm tiền mới lạ, khả thi cho nó. Em hi vọng vì ý tưởng này đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước nên sẽ có nhà hảo tâm chiếu cố.
Cụ Bùi nói:Sinh viên ra trường cầm được cái bằng đi xin việc lại chả dấu bảng điểm như mèo dấu kứtchả ai thích khoe ra em đã thi lại 4 lần môn lịch sử đảng và 6 lần môn Logic Hình thức. Nay cụ lại trình nó ra thì nó sợ cụ quá cảnh sát giao thông
![]()
Em sẽ suy nghĩ lại điểm này. Có thể cho sinh viên chọn có plublish bảng điểm hay không. Nếu bảng điểm tốt, bài tập tốt thì tội gì không trưng ra. Ví dụ nhóm làm được 1 ứng dụng iphone, bán được 500 bản, khoe ra vẫn tốt hơn chứ. Một số nhà tuyển dụng cũng muốn liếc qua bảng điểm để biết họ đã học những môn gì, học hành ra sao.
Nói thật lòng, ý tưởng này không phải là ưu tiên số 1 của em. Nếu có thể thu lợi nhuận và có bác nào đứng ra chịu làm em sẽ cố gắng ủng hộ vì lợi ích của nó đem lại cho những người không có điều kiện học đại học là không nhỏ. Nhưng nếu không ai chịu làm thì em sẽ làm nếu nó khả thi.
Cảm ơn Cụ Bùi nhiều!
Mong các bác tiếp tục góp ý.