Hạng B2
24/6/13
278
1.219
98
Em nghe ngồi canh me cái chung cư gần nhà nó giảm để mua ở. Mà má ơi, có mấy căn rao năm ngoái 1.45 tỷ k bán đc giờ rao 1.6-1.7 tỷ luôn. Hổng hiểu luôn.
Tính trượt giá theo tiền vay ngân hàng :) Còn gồng được thì chưa bán lỗ đâu. Chắc phải năm sau mới đứt được.
 
Hạng B2
22/4/20
205
378
63
Cò bán đất dự án q9 trunh bình chỉ 1–1,5/% thôi bác ơi vì cò lao vào đó nhiều vô kể luôn phải cạnh tranh nhau. Cò kỳ cựu tài giỏi làm cò dự án là kiếm thêm, chủ yêu giao dịch khu hiện hữu giá trên dưới 10 tỏi... vì chỉ cần 1 cái giao dịch đó là kiếm cả tiền trăm rồi đó bác.
Cò Đà Lạt em biết năm ngoái có người kiếm 1 tỏi đó bác.

Năm nay khó hơn nhưng từ đầu năm tới nay cá kiếm cũng cỡ 4-500 chai. Hôm rồi gặp lại mới khoe "Đầu năm tới nay em mới bán được có 5-6 miếng, tính luôn miếng bán cho anh, nhưng nhờ bán được lô lớn nên riêng tiền cò lô đó thu được hơn 300chai".
e có anh bạn trước là đồng nghiệp, sau nghỉ ra làm cò bds, trải qua cơn sóng rồi gặp lại e cứ ngỡ việt kiều hồi hương, xe hơi trên tỷ lộng gió, nhà riêng, mở luôn cả vp bds riêng mình, trong khi hồi làm cùng e ảnh chỉ cưỡi con exciter trộm chó thần thánh. kể ra cũng mừng cho ảnh.
Vậy các bác cũng đồng ý rằng thời đại bây giờ cò kiếm được nhiều tiền hơn người đi làm sản xuất. Đó là cái mà em muốn nhấn mạnh. Đội ngũ cò quá đông, càng ngày càng đông (do thu nhập cao, tệ hại lắm thì một tháng cũng hơn 10 triệu, không cần bằng cấp chuyên môn gì cả). Như em nói đó, vài năm trước, ở Dĩ An, số cò ít nhất đã lên tới 1000 người. Vậy toàn Bình Dương bây giờ khoảng bao nhiêu ? Và toàn Sài Gòn bao nhiêu ? Cuối cùng là cả nước có bao nhiêu người làm cò ? Thiệt không dám nghĩ.

Kinh tế phát triển như thế nào khi lực lượng trẻ, sáng tạo đều hàng ngày nghĩ cách mua bán nhà đất, và làm cho nhà đất năm nay luôn cao hơn năm trước ? Phát triển kiểu này, lâu dài sẽ đẩy đất nước vào tình trạng hung hiểm.

Nói về tương lai, cuộc khủng hoảng lần này đúng là rất khác. Không thể phủ nhận là bây giờ nhiều người có tiền nhàn rỗi, gửi bank, mua vàng ầm ầm. Nhưng ngược lại, nợ công đang tăng, GDP đang giảm. Nên từ đầu em mới nói khó khăn đang đổ lên đầu những người nghèo, còn tầng lớp khá giả, nắm nhiều đất, có khi còn giàu hơn. Nên mới có thuyết kinh tế hồi phục theo chữ K, nghĩa là ai giàu thì giàu hơn, ai nghèo thì nghèo hơn, phân cực dữ dội. Mình cảm thấy giàu hơn vì thực tế là nhiều người xung quanh nghèo đi, chứ chẳng phải mình tài giỏi gì.
 
12/10/07
2.342
10.168
113
Bác biết cả cò Nam Ban, Lâm Hà...Khu Kinh tế mới Hà Nội thiệt đáng nể, thằng bạn nó mới kể từ đầu năm tới giờ chị nó ở Nam Ban kiếm được hơn 1 tỷ tiền cò rồi, vừa đặt cọc vài chục chai là có người trả chênh cả trăm. Có phải bác ở Nam Ban ko?
Không phải bác ơi. Tôi dân gốc Đà Lạt, rất ghét dân Nam Ban phá rừng làm rẫy.
 
  • Like
Reactions: binhyen2000
Hạng B1
16/6/15
71
341
53
Không phải bác ơi. Tôi dân gốc Đà Lạt, rất ghét dân Nam Ban phá rừng làm rẫy.
Giờ rừng cai quản chặt rồi nên phá cũng khó. Mình không hiểu sao giá đất NB giờ cao như vậy đất mặt tiền đường giờ 700tr/1 mét tới (sâu vô khoảng 30m) tính ra hơn 20tr/1m2. Dân Nam Ban nổi tiếng đầu gấu nữa.
 
12/10/07
2.342
10.168
113
1// Vậy hai bác cũng đồng ý rằng thời đại bây giờ cò kiếm được nhiều tiền hơn người đi làm sản xuất. Đó là cái mà em muốn nhấn mạnh. Đội ngũ cò quá đông, càng ngày càng đông (do thu nhập cao, tệ hại lắm thì một tháng cũng hơn 10 triệu, không cần bằng cấp chuyên môn gì cả). Như em nói đó, vài năm trước, ở Dĩ An, số cò ít nhất đã lên tới 1000 người. Vậy toàn Bình Dương bây giờ khoảng bao nhiêu ? Và toàn Sài Gòn bao nhiêu ? Cuối cùng là cả nước có bao nhiêu người làm cò ? Thiệt không dám nghĩ.

2// Kinh tế phát triển như thế nào khi lực lượng trẻ, sáng tạo đều hàng ngày nghĩ cách mua bán nhà đất, và làm cho nhà đất năm nay luôn cao hơn năm trước ? Phát triển kiểu này, lâu dài sẽ đẩy đất nước vào tình trạng hung hiểm.

3// Nói về tương lai, cuộc khủng hoảng lần này đúng là rất khác. Không thể phủ nhận là bây giờ nhiều người có tiền nhàn rỗi, gửi bank, mua vàng ầm ầm. Nhưng ngược lại, nợ công đang tăng, GDP đang giảm. Nên từ đầu em mới nói khó khăn đang đổ lên đầu những người nghèo, còn tầng lớp khá giả, nắm nhiều đất, có khi còn giàu hơn. Nên mới có thuyết kinh tế hồi phục theo chữ K, nghĩa là ai giàu thì giàu hơn, ai nghèo thì nghèo hơn, phân cực dữ dội. Mình cảm thấy giàu hơn vì thực tế là nhiều người xung quanh nghèo đi, chứ chẳng phải mình tài giỏi gì.
Bác nên tìm hiểu thêm về các dạng thức của cải cùng ý nghĩa của việc luân chuyển của cải trong xã hội.

Khi bác hiểu thấu đáo việc đó thì bác sẽ thấy những suy nghĩ theo kiểu lý thuyết xã hội chủ nghĩa hoặc kiểu đúng sai mơ hồ vô căn cứ, mà phần lớn những ...người nghèo thường lý sự, rất ấu trĩ và mang nặng cảm xúc yếm thế.

Tôi sẽ thử giải thích từng điểm mà bác đã nói:

1// Cò đúng là nhiều, nhưng đâu có nhiều hơn lực lượng lao động. Là do bác bị dẫn dắt bởi cảm xúc thôi.

Bác cứ đóng cửa phòng máy lạnh, xách xe chạy ra cổng bất cứ khu công nghiệp nào, hay khu cao ốc văn phòng khu trung tâm Q1 vào giờ tan tầm, sẽ thấy năng lượng cuộc sống thực sự ra sao.

Đừng để lây nhiễm cảm giác bi quan từ những người thất bại. Nó thực sự có hại cho bất cứ ai muốn vươn lên.


2// Trước hết, bác phải thấy rằng tiền mua đất không phải từ trên trời rơi xuống. Thậm chí có mượn bank thì người ta cũng phải xét có đủ khả năng làm ra tiền trả nợ hay không.

Những người có tiền mua đất phần lớn là những trí thức trẻ lương cao (3K>7K $US/tháng), hoặc những người kinh doanh thành công. Sau vài năm tích lũy được số vốn đủ lớn thì họ mới mua đất.

Hãy xét việc ai đó đã có số tiền tích lũy đủ lớn và dùng nó để mua bđs:

Đây chính là hình thức luân chuyển tài sản và dòng tiền chảy trong nền kinh tế như mạng lưới mạch máu trong cơ thể đất nước. Đồng tiền của họ làm ra lại chảy vào túi ai đó để người ấy mang số vốn đó đi đầu tư mở xưởng, mở tiệm, kinh doanh hoặc cho vay lại thông qua ngân hàng... Có dòng tiền chảy nghĩa là mạch máu nền kinh tế thông suốt, làm cho nền kinh tế sống động. Vậy vẫn tốt hơn là họ mang số thu nhập ấy mà cất trong tủ, lâu lâu lôi ra gỡ thun đếm.


Giá đất ngày một cao thì có gì nguy hiểm khi mà nền kinh tế thị trường sẽ tự điều chỉnh? Hét giá cao quá, không ai mua thì tự hiểu là phải hạ thôi. Mỗi khi khủng hoảng kt nổ ra, đất ngộp đầy phải hạ giá, bác cũng thấy rồi.


3// Người nghèo luôn khó khăn! Tại họ thiếu năng lực làm giàu chứ đừng đổ lỗi tại người giàu đi mua đất.

Hãy nhìn người nông dân vùng sâu vùng xa cười toe toét sung sướng khi họ bán được giá cái mảnh đất sình lầy, mà bình thường canh tác chẳng được bao nhiêu, bán chẳng ai mua... thì bác mới hiểu là cơn sốt đất đã giúp họ đổi đời còn hơn là những nhà Dân chủ giả hiệu vẫn kêu ca khóc lóc nước mắt cá sấu.

Còn sau khi bán đất mà họ mang tiền ấy đi mua con Su xì-po cho thằng Tèo đua xe cho oai, đánh đề khô máu, mua dàn karaoke, ném tiền vào những thứ trời ơi, ăn nhậu hết sạch... thì cũng đừng đổ lỗi cho người kinh doanh Bđs chứ!

Đó gọi là chọn lọc tự nhiên nhé.

Chuyện nợ công tăng, GDP giảm là do nhiều thứ khác, đâu phải do mua bán đất đai, bđs. Bác có chứng cứ về việc chính phủ mượn nợ công để cho dân vay mua bđs không? Đây là cách đánh tráo sự thật của những người muốn lừa bịp, gieo rắc bất bình thôi.

Thực sự, người giàu phải tài giỏi họ mới giàu. Nghĩ theo cách "Người giàu là do nhiều người nghèo đi, chứ họ đâu tài cán gì" là cách nhìn thiên lệch, khó mà hòa giải được.

Và nó khiến cho người nghèo sẽ mãi nghèo.

Tôi thấy mấy cậu ấm cô chiêu, thừa hưởng gia tài kếch xù của cha mẹ nó để lại mà vẫn giữ nguyên vẹn, không suy xuyển sứt mẻ gì...thì tôi đã phục nó giỏi rồi. Nói gì tới mấy người biết mua cái này, bán cái kia khiến họ giàu hơn lên!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B1
4/2/20
55
173
33
... Nên mới có thuyết kinh tế hồi phục theo chữ K, nghĩa là ai giàu thì giàu hơn, ai nghèo thì nghèo hơn, phân cực dữ dội. Mình cảm thấy giàu hơn vì thực tế là nhiều người xung quanh nghèo đi, chứ chẳng phải mình tài giỏi gì.

Vậy khi giàu rồi thì cần gì phải lao động nữa anh nhỉ, chờ người khác nghèo đi là mình giàu thêm thôi, chả cần tài giỏi gì. ;);)
 
Hạng D
4/12/17
1.282
1.859
113
42
Bác nên tìm hiểu thêm về các dạng thức của cải trong xã hội cùng ý nghĩa của việc luân chuyển của cải trong xã hội.

Khi bác hiểu thấu đáo việc đó thì bác sẽ thấy những suy nghĩ theo kiểu lý thuyết xã hội chủ nghĩa hoặc kiểu đúng sai mơ hồ, mà phần lớn những ...người nghèo thường lý luận, rất ấu trĩ và mang nặng cảm xúc yếm thế.

Tôi sẽ thử giải thích từng điểm mà bác đã nói:

1// Cò đúng là nhiều, nhưng đâu có nhiều hơn lực lượng lao động. Là do bác bị dẫn dắt bởi cảm xúc thôi.

Bác cứ đóng cửa phòng máy lạnh, xách xe chạy ra cổng bất cứ khu công nghiệp nào, hay khu cao ốc văn phòng khu trung tâm Q1 vào giờ tan tầm, sẽ thấy năng lượng cuộc sống thực sự ra sao.

Đừng để lây nhiễm cảm giác bi quan từ những người thất bại. Nó thực sự có hại cho bất cứ ai muốn vươn lên.


2// Trước hết, bác phải thấy rằng tiền mua đất không phải từ trên trời rơi xuống. Thậm chí có mượn bank thì người ta cũng phải xét có đủ khả năng làm ra tiền trả nợ hay không.

Những người có tiền mua đất phần lớn là những trí thức trẻ lương cao (3K>7K $US/tháng), hoặc những người kinh doanh thành công. Sau vài năm tích lũy được số vốn đủ lớn thì họ mới mua đất.

Hãy xét việc ai đó đã có số tiền tích lũy đủ lớn và dùng nó để mua bđs:

Đây chính là hình thức luân chuyển tài sản và dòng tiền chảy trong nền kinh tế như mạng lưới mạch máu trong cơ thể đất nước. Đồng tiền của họ làm ra lại chảy vào túi ai đó để người ấy mang số vốn đó đi đầu tư mở xưởng, mở tiệm, kinh doanh hoặc cho vay lại thông qua ngân hàng... Có dòng tiền chảy nghĩa là mạch máu nền kinh tế thông suốt, làm cho nền kinh tế sống động. Vậy vẫn tốt hơn là họ mang số thu nhập ấy mà cất trong tủ, lâu lâu lôi ra gỡ thun đếm.


Giá đất ngày một cao thì có gì nguy hiểm khi mà nền kinh tế thị trường sẽ tự điều chỉnh? Hét giá cao quá, không ai mua thì tự hiểu là phải hạ thôi. Mỗi khi khủng hoảng kt nổ ra, đất ngộp đầy phải hạ giá, bác cũng thấy rồi.


3// Người nghèo luôn khó khăn, tại họ thiếu kỹ năng làm giàu chứ đừng đổ lỗi tại người mua đất.

Hãy nhìn người nông dân vùng sâu vùng xa cười toe toét sung sướng khi họ bán được giá cái mảnh đất sình lầy, mà bình thường canh tác chẳng được bao nhiêu, bán chẳng ai mua... thì bác mới hiểu là cơn sốt đất đã giúp họ đổi đời còn hơn là những nhà Dân chủ giả hiệu vẫn kêu ca khóc lóc nước mắt cá sấu.

Còn sau khi bán đất mà họ mang tiền ấy đi mua con Su xì-po cho thằng Tèo đua xe cho oai, đánh đề khô máu, mua dàn karaoke, ném tiền vào những thứ trời ơi, ăn nhậu hết sạch... thì cũng đừng đổ lỗi cho người kinh doanh Bđs chứ!

Đó gọi là chọn lọc tự nhiên nhé.

Chuyện nợ công tăng, GDP giảm là do nhiều thứ khác, đâu phải do mua bán đất đai, bđs. Bác có chứng cứ về việc chính phủ mượn nợ công để cho dân vay mua bđs không? Đây là cách đánh tráo sự thật của những người muốn lừa bịp, gieo rắc bất bình thôi.

Thực sự, người giàu phải tài giỏi họ mới giàu. Nghĩ theo cách "Người giàu là do nhiều người nghèo đi, chứ họ đâu tài cán gì" là cách nhìn thiên lệch, khó mà hòa giải được.

Và nó khiến cho người nghèo sẽ mãi nghèo.

Tôi thấy mấy cậu ấm, thừa hưởng gia tài kếch xù của cha mẹ nó để lại mà vẫn giữ nguyên, không suy xuyển sứt mẻ gì...thì tôi đã phục nó giỏi rồi. Nói gì người biết mua cái này, bán cái kia khiến mình giàu lên!
Dách lầu :)
 
  • Like
Reactions: gaconhung
Hạng B2
22/4/20
205
378
63
Bác nên tìm hiểu thêm về các dạng thức của cải trong xã hội cùng ý nghĩa của việc luân chuyển của cải trong xã hội.

Khi bác hiểu thấu đáo việc đó thì bác sẽ thấy những suy nghĩ theo kiểu lý thuyết xã hội chủ nghĩa hoặc kiểu đúng sai mơ hồ, mà phần lớn những ...người nghèo thường lý luận, rất ấu trĩ và mang nặng cảm xúc yếm thế.

Tôi sẽ thử giải thích từng điểm mà bác đã nói:

1// Cò đúng là nhiều, nhưng đâu có nhiều hơn lực lượng lao động. Là do bác bị dẫn dắt bởi cảm xúc thôi.

Bác cứ đóng cửa phòng máy lạnh, xách xe chạy ra cổng bất cứ khu công nghiệp nào, hay khu cao ốc văn phòng khu trung tâm Q1 vào giờ tan tầm, sẽ thấy năng lượng cuộc sống thực sự ra sao.

Đừng để lây nhiễm cảm giác bi quan từ những người thất bại. Nó thực sự có hại cho bất cứ ai muốn vươn lên.


2// Trước hết, bác phải thấy rằng tiền mua đất không phải từ trên trời rơi xuống. Thậm chí có mượn bank thì người ta cũng phải xét có đủ khả năng làm ra tiền trả nợ hay không.

Những người có tiền mua đất phần lớn là những trí thức trẻ lương cao (3K>7K $US/tháng), hoặc những người kinh doanh thành công. Sau vài năm tích lũy được số vốn đủ lớn thì họ mới mua đất.

Hãy xét việc ai đó đã có số tiền tích lũy đủ lớn và dùng nó để mua bđs:

Đây chính là hình thức luân chuyển tài sản và dòng tiền chảy trong nền kinh tế như mạng lưới mạch máu trong cơ thể đất nước. Đồng tiền của họ làm ra lại chảy vào túi ai đó để người ấy mang số vốn đó đi đầu tư mở xưởng, mở tiệm, kinh doanh hoặc cho vay lại thông qua ngân hàng... Có dòng tiền chảy nghĩa là mạch máu nền kinh tế thông suốt, làm cho nền kinh tế sống động. Vậy vẫn tốt hơn là họ mang số thu nhập ấy mà cất trong tủ, lâu lâu lôi ra gỡ thun đếm.


Giá đất ngày một cao thì có gì nguy hiểm khi mà nền kinh tế thị trường sẽ tự điều chỉnh? Hét giá cao quá, không ai mua thì tự hiểu là phải hạ thôi. Mỗi khi khủng hoảng kt nổ ra, đất ngộp đầy phải hạ giá, bác cũng thấy rồi.


3// Người nghèo luôn khó khăn, tại họ thiếu kỹ năng làm giàu chứ đừng đổ lỗi tại người mua đất.

Hãy nhìn người nông dân vùng sâu vùng xa cười toe toét sung sướng khi họ bán được giá cái mảnh đất sình lầy, mà bình thường canh tác chẳng được bao nhiêu, bán chẳng ai mua... thì bác mới hiểu là cơn sốt đất đã giúp họ đổi đời còn hơn là những nhà Dân chủ giả hiệu vẫn kêu ca khóc lóc nước mắt cá sấu.

Còn sau khi bán đất mà họ mang tiền ấy đi mua con Su xì-po cho thằng Tèo đua xe cho oai, đánh đề khô máu, mua dàn karaoke, ném tiền vào những thứ trời ơi, ăn nhậu hết sạch... thì cũng đừng đổ lỗi cho người kinh doanh Bđs chứ!

Đó gọi là chọn lọc tự nhiên nhé.

Chuyện nợ công tăng, GDP giảm là do nhiều thứ khác, đâu phải do mua bán đất đai, bđs. Bác có chứng cứ về việc chính phủ mượn nợ công để cho dân vay mua bđs không? Đây là cách đánh tráo sự thật của những người muốn lừa bịp, gieo rắc bất bình thôi.

Thực sự, người giàu phải tài giỏi họ mới giàu. Nghĩ theo cách "Người giàu là do nhiều người nghèo đi, chứ họ đâu tài cán gì" là cách nhìn thiên lệch, khó mà hòa giải được.

Và nó khiến cho người nghèo sẽ mãi nghèo.

Tôi thấy mấy cậu ấm, thừa hưởng gia tài kếch xù của cha mẹ nó để lại mà vẫn giữ nguyên, không suy xuyển sứt mẻ gì...thì tôi đã phục nó giỏi rồi. Nói gì người biết mua cái này, bán cái kia khiến mình giàu lên!
Woa, cảm ơn bác đã bỏ thời gian viết một bài dài trả lời em. Có nhiều điểm em chưa (hoặc không) đồng ý, nhưng có cái đúng là em bị cảm xúc lấn chiếm, có lẽ do tiếp xúc nhiều người khó khăn, và cũng gặp nhiều cò quá. Dù sao, em sẽ suy nghĩ nghiêm túc về bài viết của bác, rất đáng để tham khảo. Có thời gian em sẽ phản hồi lại.
Hy vọng có duyên gặp bác ở Đà Lạt mờ sương. Ngày xưa em yêu một cô gái Đà Lạt, mà cô ấy bảo dân Bình Dương khô khan chẳng có chút lãng mạn, thành ra em hận, ha ha.
À, em có câu hỏi vui following bài viết của bác "suy nghĩ theo kiểu lý thuyết xã hội chủ nghĩa hoặc kiểu đúng sai mơ hồ, mà phần lớn những ...người nghèo thường lý luận, rất ấu trĩ và mang nặng cảm xúc yếm thế" . Ủa, em cứ tưởng lý thuyết XHCN là ưu việt, hoàn hảo chứ :D ? Hi hi, vì là hỏi vui nên bác đừng bận tâm.
Chúc bác Rồng nhiều sức khỏe nhé !