tin_truc22 nói:
sgb345 nói:
Từ ngày Nghị định nêu trên có hiệu lực thi hành đến thời điểm này (ngày 8/10/2013) thì đã qua thời hạn 36 tháng nên quy định nêu trên không còn được áp dụng.
Theo đó, đối với các hành vi đi xe máy ngược đường sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định số
71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP.
Cụ thể, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân
Bác à, em làm lập trình nên mấy vấn đề logic thì nắm kiểu máy móc lắm bác à. Nghị định 71 kế thừa (inherited) từ nghị định 34. Các thuộc tính (attribute) của nghị định 34 được giữ lại. Trong đó có những thuộc tính phụ thuộc vào điều kiện khởi tạo (construction). Đó là thuộc tính ngày ban hành.
Nếu thuộc tính hay điều luật (hàm) cần thay đổi thì người ta sẽ dùng cách thức ghi đè lên (override) để sửa đổi, nhưng vẫn giữ nguyên cái cũ. Đáng lẽ họ có thể làm 1 cái nghị định mới, tuy nhiên do chưa hết hạn cái cũ mà hủy cái cũ rồi làm cái mới phiền phức nên người ta quyết định đè lên vậy thôi, trong lập trình dùng cách này để tránh lặp lại những thứ, bước không cần thiết.Nếu hiểu theo cách này thì cái điều luật, phương thức về phạm vi phám dụng đã được thay đổi để dùng thành phố trực thuộc trung ương đè lên. Cái thuộc tính ngày ban hành nó vẫn cũng bị đè lên rồi thành năm 2012. Nếu muốn biết thế nào, các bác cứ lấy cái nghị định 34. Sau đó sửa tất cả các nội dung ban hành trên đó. Rồi dùng cái 71 làm theo hướng dẫn sửa đổi thay đổi các điểm kia, rồi đè luôn cái ngày ban hành để ra 1 cái nghị định hoàn chỉnh (ko phải chỉ thêm thắt sửa đổi) là xong. Em giải thích theo kiểu logic lập trình thôi, các bác luật gia thì sao?
1- Về hình thức soạn thảo, mình xin ghi nhận thêm một cách tiếp cận nữa, là cách "ghi đè", như bác nêu.
Mình sẽ thử nghĩ xem nó có gì giống/khác với cách "find&replace" trong Word. Cảm ơn bác nhé.
2- Về nội dung và tính chất của cả 2 NĐ trên:
Thuộc tính kế thừa:
Chỉ khi có một thực thể đã qua đời, một thực thể mới xuất hiện thay thế thực thể đã qua đời kia thì mới có thể nói thực thể mới kế thừa hay không kế thừa thực thể đã chết.
Trên thực tế, NĐ34 chưa chết, nó vẫn đang có hiệu lực thi hành, NĐ 71 chỉ là một văn bản phụ, có nêu các sửa đổi bổ sung cho văn bản chính là NĐ34. NĐ71 không thay thế NĐ34 nên không thể nói nó có tính chất gì kế thừa của NĐ34 cả.
Do vậy cái nào trong NĐ34 không được thay đổi bởi NĐ71 thì vẫn giữ nguyên giá trị như được nêu trong NĐ34.
Cá nhân mình đã kết luận: NĐ 71 không có bổ sung hay sửa đổi nào liên quan tới "thời gian 36 tháng áp dụng thí điểm ..." Ghi trong NĐ34.
3- Về mục đích ban hành văn bản: Bộ CA và Bộ Gtvt là 2 cơ quan chủ trì xây dựng cả 2 NĐ, thông qua các Vụ Pháp chế của mỗi bộ.
Họ biết họ muốn gì, họ đã chấp bút viết nên các điều họ muốn.
Nay cũng chính họ khẳng định điều họ muốn thí điểm đã hết hiệu lực. Không thể có chuyện họ tự hiểu nhầm ý muốn của họ ở đây được.
Với những gì nêu trong 2- và 3- ở trên, cá nhân mình cho rằng "thời gian thí điểm" đã hết hiệu lực từ 20-5-2013, đúng như Ban Pháp chế Bộ Ca đã khẳng định, bác à.
.